510 124
Tự Viện » Thành Phố Buôn Ma Thuột
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 16:03:25 07-10-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Đăk Lăk: Lịch sử Chùa Liên Trì tọa lạc tại Thành phố Buôn Ma Thuột

Đăk Lăk: Lịch sử Chùa Liên Trì tọa lạc tại Thành phố Buôn Ma ThuộtĐạo Phật hiện diện đến nay trải qua hơn 25 thế kỷ, đã đi vào lòng dân tộc Việt hơn hai ngàn năm. Với một gia tài giáo lý phong phú và đa dạng, rất hiện thực và gần gủi với xã hội Việt Nam.
  • Địa điểm: xã Hòa Thuận,Tp.Buôn Ma Thuột
  • Năm Khai Sơn: 1963
  • Người Sáng Lập: Phật tử địa phương
  • Trụ trì hiện nay: ĐĐ. Thích Hải Trung
  • Hệ Phái: Bắc tông
  • Các năm trùng tu:
    1964,1969,1970,1974,1993,1995,1996, 2006,2007,2008,2009,2010
  • Điện Thoại: 0934.991.991

Đạo Phật hiện diện đến nay trải qua hơn 25 thế kỷ, đã đi vào long dân tộc Việt hơn hai ngàn năm. Với một gia tài giáo lý phong phú và đa dạng, rất hiện thực và gần gủi với xã hội Việt Nam. Tư tưởng Phật giáo đã thấm nhuần vào nếp sống của người con Phật qua suốt chiều dài lịch sử, ngay từ buổi bình minh lịch sử dân tộc cho đến nay, đã hình thành nếp suy nghĩ và sinh hoạt trong xã hội Việt Nam.
 
I.Hình thành và Phát triển
1.Trước năm 1975
            Từ năm 1955 chủ trương giản dân đến các khu trù mật ở miền nam và thành lập các khu dinh điền ở Dak Lak mà thực chất là cách ly thành phần hoạt động cách mạng ở miền Nam sau hiệp định Geneve, của chế độ Ngô Đình Diệm. Nhân dân các tỉnh từ Quãng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định đã lần lược đến định cư tại vùng đất có địa danh là dinh điền Buôn Krao, sau đổi thành xã Đạt lý,Quận Ban Mê Thuột, Tỉnh Đak Lak. Ngày nay là xã Hòa Thuận,Tp.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Dak Lak.
            Cuối năm 1963 chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các Phật tử ở hai vức Nam Bình và Nam Sơn, trong đó có các đạo hữu lá Đặng Bảo, Phạm Xuân Gia, Nguyễn Khâm, Lê Kim Sức, đã kết hợp trình xin ban đại diện Phât giáo Dak Lak thành lập chùa, Đại Đức Thích Minh Đức, chánh đại diện Phật giáo tỉnh Đak Lak, khi Đại Đức về xem lô  đất xin cất chùa thấy trước mặt là một hồ nước rộng nên ngí đã đặt tên Liên Trì. Chùa Liên Trì được khai sinh từ đó. Khu đất đã xây chùa nằm cạnh QL14 có diện tích 12.000m2 do sự hỹ cúng của các Phật tử Đặng Cháu, Hoàng Cháu, Trần Vầy và đặt biệt 2 vị đạo Kitô giáo là Hoàng Tạ và Lê Địch.
            Được sự thống nhất và khích lệ của giáo hội Phật giáo tỉnh, với sự nhiệt tình đầy tâm nguyên cảu quý Phật tử. Sau 5 tháng thi công, việc xân dựng tạm hoàn thành với tưởng ván, mái tole. Hoài bảo tâm nguyện của hàng Phật tử được thể hiện trọn vẹn. Vào ngày lễ khánh thành 19-6 Giáp Thình(1964). Với sự hiện diện đầy đủ của Chư tôn đức  ban đại diện tỉnh, các vị thiện tri thức Phật tử gần xa, cũng lá ngày công nhận ngôi chùa Liên Trì có mặt trong lòng giáo hội thời bấy giờ. Thành tựu Phật sự này đã đem lại cho hanhgf Phật tử có nơi chiêm bái tu học, sau những ngày tháng lam lũ một nắng hai sương vì mưu cầu cuộc sống.
 
Đến tháng 10 năm 1969 để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phát triển của tín đồ, chùa Liên Trì lại được trùng tu xây dựng bằng mái ngói, tường xây, nền láng xi măng. Chùa được thiết kế theo chữ nhị, trước là ngôi chánh điện, tiếp theo nhà hậu tổ, nằm phía sau song song với chánh điện. có một lối đi từ nhà tổ lên chánh điện bằng một mái nhà.
            Tháng 3 năm 1970 xây duengj trường tiểu học Bồ Đề đến tháng 6/1970 hoàn thành đưa vào sử dụng.
            Năm 1971 Đại Đức Thích Quáng Chơn được giáo hội Phật giáo DakLak cử về phụ trách Phật sự tại chùa, kiêm quản lý điều hành mọi hoạt động trường tiểu học bồ đề, chi nhánh trực thuộc trường trung tiểu học bồ đề Huệ Năng tỉnh Dak Lak, cho đến tháng 3 năm 1975.
            Ngày 19/09/Năm Giáp Dần(1974), đúc đại hồng chung, được sự chứng minh của Đại đức Thích Quán Tâm trưởng Ban đại diện Phật giáo Đak Lak, Đại Đức Thích Quán Chơn và bà con Phật tử đồng hộ niệm.
 
2.Sau năm 1975:
            Tháng 3/1975 Tỉnh Dak Lak được giải phóng, tiếp đến giải phóng hoàn toàn Miền Nam. Những ngỡ ngàn của quê hương khi mới giải phóng kinh tế đời sống nhân dân đang gặp khó khăn về nhiều mặt, nên việc lễ bái tu học không còn như trước.
            Đại hội Đại biểu Phật giáo Tỉnh Đak Lak nhiệm kỳ 1 được tổ chức thành công đã mở ra cho Phật giáo tỉnh thời kỳ mới. Nhờ sự hướng dẫn chỉ đạo của ban trị sự tỉnh hội và cho phép của chính quyền các cấp, chùa Liên Trì khởi công xây dựng điện thờ Quan Âm vào tháng 11 năm 1993.
            Sau hơn 6 tháng thi công.(mồng 8-4 Giáp Tuất - 1994) lễ lạc thành điên Quan Âm cát.
            Cổng Tam quan xây dựng năm 1995,  tường rào xây dựng 1996, tu sửa dãy nhà trường Bồ Đề củ 1997.
            Các kế hoạch của chùa vừa hoàn thiện thì cũng là lúc ngôi chánh điện hơn 40 năm đang bị xuống cấp trầm trọng. Ban đại diện bắt đầu có kế hoạch trùng tu lại chánh điện, phương châm tích lủy công việc đại trùng tu được hình thành. Lập thủ tục trình xin quý cấp trùng tu xây dựng chánh điện chùa Liên Trì vào thang1 7-2002. Trong thời gian chờ đợi giấy phép xây dựng chánh điện, ban đại diện đã xây dựng nhà giảng năm 2006 và nhà trai đường 2007. Tiếp tục xây nhà bếp và công trình phụ năm 2008.
            Thủ tục đầy đủ, buổi lễ khởi công đặt đá trùng tu chánh điện vào ngáy 25-3-2009(29-2-Kỷ Sửu). Dưới sự chứng minh của chư tôn đức hội đồng chứng minh trung ương, ban trị sự Phật giáo DakLak cùng chư tôn đưc tăng ni, ban đại diện các huyện hội, đơn vị tự viện trong và ngoài tỉnh.
 
Thành tựu Phật sự trọng đại này không những là tâm nguyện của hàng tín đồ Liên Trì có nơi chiêm bái tu học, tìm nguồn an lạc cầu nguyện cho mình và tha nhân bớt khổ thêm vui, còn góp thêm cho quê hương Hòa Thuận một ngôi chùa với nét keién trúc Phật giáo có tấm cỡ thời đại, hòa mình vào quê hương dân tộc bằng công sức và trí tuệ.
 
II. Suy Cử Chánh Đại Điện Qua Các Thời Kỳ:
  1. Đạo hữu Phạm Xuân Gia, vị Chánh đại diện đầu tiên khi ngôi chùa mới được xây dựng thời gian chưa lâu công việc Phật sự còn nhiều dang dở, thì đạo hữu đã đi lập nghiệp nơi khác.(1964 - 1965).
  2. Đạo hữu Châu Tú, tiếp nối sự nghiệp Chánh đại diện(1966-1970) cho dù cuộc sống đời thường còn nhiều điều trắc trở đạo hữu đã hoàn thành trọng trác của hàng Phật tử giáo phó nhất là việc hoàn thành xây mới trường trung tiểu học Bồ Đề Liên Trì, một cơ sở giáo dục và đào tạo của giáo hội, không những về văn hóa mà còn cả giáo Lý căn bản cho con em đạoo hữu.
  3. Đạo hữu Đặng Bảo, Chánh Đại Diện(1971-1973).
  4. Đạo hữu Nguyễn Xuân Lang, được công cử từ năm 1974 đến tháng 3/1975.
  5. Sau ngày giải phóng đạo hữu Lê Xuân Lang làm chánh đại diện(1975-1977).
  6. Đạo hữu Trần Chấn, chánh đại diện(1978-1980).
  7. Đạo hữu Châu Hộ, chánh đại diện(1981-1983)
  8. Từ năm 1984 đến 2012 Đạo hữu Lê Xuân Lang – Pháp danh Trừng Tuyen, được Phật tử suy cử làm chánh đại diện liên tục 28 năm.
            Ngoài các vị chánh đại diện qua các thời kỳ, từ 1964 đến năm 1975 có các vị: Hoàng Thúc, Trần Biểu, Nguyễn Song, Hồ Thắng, Trần Hải, Trần Nghị, Hồ Cháu.
            Sau ngày giải phóng từ năm 1975 đến 2014 có các đạo hữu trong Ban đại diện: Hoàng Châu (1 nhiệm kỳ), Nguyễn Duy Hiệu, Cao Hữu Thọ (2 nhiệm kỳ) Hà Thị Thừ, Phan Thị Thái (3 nhiệm kỳ), Đặng Ngọc Nhỡ (5 nhiệm kỳ), Lê Kim Thái (6 nhiệm kỳ). Các đạo hữu trong Ban Đại Diện đều là những đạo hữu có uy tín, nhiệt tình, tín tâm hết lòng phụng sự đạo pháp, không ngại gian lao, khó nhọc đã hoàn thành các Phật sự tốt đẹp.
            Ban Đại Diên, cơ cấu hạ tầng theo địa bàn dân cư thành 6 vức (tương đương với thôn), mỗi vức bình quân có 130 hộ dưới sự lãnh đạo của 1 vức trưởng, 1 vức phó, có các chúng trưởng hỗ trợ Phật sự. Thành phần nay là cán bộ hạ tầng tâm đắc cho ban đại diên, rất tinh tấn phục vụ nên các Phật sự đều thành tựu.
            III. Gia Đình Phật Tử:
            Cùng với việc xây dựng chùa, gia đình Phật tử Liên Trì cũng đuọc thành lập ngay từ những ngày đầu do Phật tử Lê Kim Thái – pháp danh Trừng Chính sáng lập.Sau gần một năm sinh hoạt được ông nhận chính thức trong đại gia đình Phật tử Việt Nam bằng quyết định số: 0078/HDĐ/QĐ ngày 9-5-196 của BHD/GĐPT Tỉnh Dak Lak.
 
Gia đình Phật tử Liên Trì hiện có: 397 đoàn viên chia thành16 đoàn. Liên đoàn Tâm Minh, Tâm Chánh, Yên Phi sinh hoạt hằng tháng váo đêm  mồng 1 và 15. Số đoàn còn lại sinh hoạt vào chiều chủ nhật. Điều hành bởi một bau huynh trưởng có 98 anh chị, trong đó có 01 huynh trưởng cấp Tấn, 09 huynh trưởng cấp Tín, 38 huynh trưởng cấp tập, 24 huynh trưởng đã qua trại A Dục và 26 huynh trưởng đã học Lộc Uyển. Ban huynh trưởng tu Bát quan trai giới, một tháng 1 lần, từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm.
IV.Công Trình Xây Dựng:
  • -Năm 1964 đặt viên đá đầu tiên xây chánh điện
  • -Năm 1969 trùng tu chánh điện lần thứ nhất
  • -Năm 1970 xây dựng trường tiểu học Bồ Đề
  • -Năm 1974 đúc đại hồng chung
  • -Năm 1993 xây dựng bảo điện Quan Thế Âm
  • -Năm 1995 xây dựng cổng Tam Quan
  • -Năm 1996 xây dựng tường rào xung quanh khu vựu chùa
  • -Năm 2006 xây nhà giảng
  • -Năm 2007 xây nhà trai đường
  • -Năm 2008 xây nhà bếp, công trình phụ
  • -Năm 2009, ngày 25-3-2009 (29-2 Kỹ Sửu) lễ khởi ông trùng tu chánh điện chùa Liên Trì lần thứ 2 diện tích 1.048m2 .
  • -Năm 2010, tôn tạo tượng Phật Bổn Sư bằng đồng, chiều cao 3m1, nặng 2,5 tấn. Bộ tượng Tam Thánh, cao 1m2. Chuông U minh nặng 1 tấn.
  • -Ngày 2-6-2011 (nhằm 1-5 Tân Mão) Lễ lạc thành, khánh tạ chánh điện.
V.Thỉnh Tăng Về Trụ Xứ:
      Từ tháng 10 năm 2008 thể theo nguyện vọng của Phật tử chùa Liên Trì. Ban đại diện đã làm đơn thỉnh nguyện tâng về trụ trì, đáp ứng nhu cầu cấp thiết, ban trị sừ Phật giáo tỉnh do Thượng Tọa Thích Châu Quang, cử Đại Đức Thích Hải Trung về làm công tác Phật sự tại chùa, nhât là lo việc đại trùng tu mới chánh điện.
      Lễ bổ  nhiệm chính thức trụ trì, được cử hành trọng thể vào nagy2 26-12-2011 (nhằm 2-12 Tân Mùi). Nhiệm kỳ 2012-2017, đại đức trụ trì kiêm chánh đại diện.
VI – Thay Lời Kết:
      Từ ngày hình thành ngôi chùa Liên Trì đến nay 50 năm đã qua. Với giáo lý từ Bi, Vô ngã, vị tha đã huân tập cho người Phật tử Liên Trì có một thái độ ôn hoà và nhu nhuyễn. Thấm nhuần lời dạy của bậc tiền nhân “Chuyển hoá công phu trình thật tướng. Pháp mầu liên tục mãi tuyên dương” Phật tử đã chung sức chung lòng, thực hiện một số công trìn thành tựu đáng kể. Với xã hội ngày nay nền văn min nhân loại đang trên đà phát triển,cùng với sự  tu tập. Người Phật tử cần thực hiện Lời Phật dạy “Đem đạo vào đời để hoá giải những nỗi đau, mất mát mà cuộc đời đang gánh chịu. Đem lại vị ngọt cho giải thoát vị tha, từ bi, bình đẳng làm châm ngôn cuộc sống” để xã hội thêm đẹp và thanh cao.

Ban Văn Hoá & Thông Tin Truyền Thông  Phật Giáo Tỉnh DakLak
Chia sẻ với bạn bè qua: