810 726
Tin Tức » Tin Khác
Chia sẻ với bạn bè qua:
Nguyễn Phương. 01:21:28 24-01-2023 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Đắk Lắk: Đi chùa lễ Phật đầu năm

Đắk Lắk: Đi chùa lễ Phật đầu nămCứ mỗi độ Xuân về mang theo nắng vàng ấm áp, vạn vật hồi sinh, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, lòng người hân hoan, rộn rã đón mừng năm mới. Xuân về, Tết đến, truyền thống của người Việt Nam: đầu năm, đón giao thừa,: đi lễ chùa, hái lộc đầu Xuân.

Mùng 1 Tết Quý Mão 2023, Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột đón xuân trong tiết trời xanh trong với cái lạnh nhè nhẹ, tại những tự viên rất đông người đi lễ chùa trong ngày mùng 1 Tết hay trong những ngày đầu Xuân mới để cầu mọi sự tốt lành là một phong tục truyền thống của người Việt. Ngoài việc đến chùa dâng hương, viết sớ nguyện cầu, với nhiều người, đây còn là dịp để vãn cảnh, du xuân, giúp tâm hồn thanh tịnh, thư thái để bắt đầu một năm mới may mắn và suôn sẻ, vừa thưởng lãm cảnh sắc ngày Xuân nơi cửa Phật.

Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Người Việt tin rằng, chùa làng không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, chính vì vậy đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Hòa vào dòng người đi lễ, mỗi người trong chúng ta sẽ cảm nhận được sự giao hòa của trời - đất. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

Việc đi lễ chùa không chỉ giúp cho người dân Việt Nam giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới chân – thiện – mỹ, làm những việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội. Bởi vậy lễ chùa đầu năm không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh mà còn mang một giá trị nhân văn cao cả. Khi cuộc sống ngày càng hối hả, tất bật, bon chen, nhiều áp lực… thì con người lại càng muốn tìm về chốn linh thiêng, thanh tịnh.

Ngày đầu xuân lòng người hân hoan, rộng mở. Trên khắp nẻo đường đất nước, người đến chùa dâng hương cúng Phật, cầu nguyện cho tổ tiên nhiều đời, cầu quốc thái dân an, nghe Pháp, nhận lộc đầu năm , gặp gỡ chúc tụng nhau . Đó là nếp sống văn hoá đẹp đẽ được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành đời sống tâm linh của con Lạc cháu Hồng. Khắc hoạ về vấn đề này, trong bài "Thắp nén hương xuân" tác giả Ngọc Ninh đã viết:

Đến chùa thắp nén hương xuân

Mừng thầy truyền Pháp Tứ ân độ đời

Hân hoan hoa nở rực trời

Thấm nhuần đạo hạnh muôn người đồng tu ...

Mừng Xuân Di Lặc, Quý Mão (2023) cảnh chùa ngày Xuân nhộn nhịp hơn hẳn lên so với ngày thường. Bao hoa thơm khoe sắc, đăng chúc huy hoàng cùng trầm hương nghi ngút quyện tỏa cho ta cảm xúc Xuân đầm ấm, hạnh phúc, an lành trong ánh hào quang của đức từ phụ. Và chính giao thừa, đi chùa, lễ Phật, hái lộc đầu năm cũng là hoạt động lễ hội văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc có tính phổ biến trong những ngày Xuân về Tết đến của người Việt Nam.

Ban TT-TT Phật giáo tỉnh đã ghi lại và xin giới thiệu một số hình ảnh đi lễ tại một số ngôi Tự viện.
Chùa Kim Quang, Krông Năng:







Chùa Phước Hoà, Krông Pắc:






Chùa Diệu Pháp, EaSup:






NPĐ Quảng Đà, Ea Sup:








NPĐ Thanh Tịnh, Ea Sup:




Chia sẻ với bạn bè qua: