110 137
Nghiên Cứu » Phật Giáo & Khoa Học
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 06:21:12 10-07-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Thời thơ ấu của đức Phật ở Ấn Độ và Nepal

Thời thơ ấu của đức Phật ở Ấn Độ và NepalTilaurakot, Nepal – đứng cạnh hào sâu gần hai mét, nhà khảo cổ học từ Nepal chăm chú nhìn xuống một loạt hố tròn, ông phát hiện rằng đây là Thành Ca Tỳ La Vệ hơn 2.600 tuổi, nơi Thái tử Sĩ Đạt Ta ở đến 29 tuổi mới vượt thành xuất gia.
 

 

Các nhà khảo cổ học cho biết ông đang suy nghĩ về tương lai, mỗi năm khi hàng nghìn người du khách thập phương, hàng nghìn xe buýt sẽ hành hương chiêm bái di tích tại nằm tại vùng Tilaurakot, thuộc biên giới Ấn Độ và Nepal này. Ông nói: “Chúng tôi đang cố gắng thu hút họ tới đây để hành hương”.
 
Vùng Tilaurakot, thuộc biên giới Ấn Độ và Nepal, cách Lâm Tỳ Ni khoảng 27 km, nơi thu hút du khách thập phương hành hương đến tham quan, địa điểm mà họ cũng cho là nơi đức Phật sống thời thơ ấu.
Vị trí Piprahwa và Tilaurakot (Ảnh: New York Times)
Thời gian Raj thuộc Anh (giai đoạn Anh cai trị thuộc địa ở Nam Á 1858 - 1947), cuộc tranh luận giữa các nhà Khảo cổ học vẫn chưa ngã ngũ trong hơn một thế kỷ, trước đây vùng này hầu như không ai quan tâm đến. 
 
Nhưng những đổi thay đang đến với vùng đồng bằng màu vàng cam trải dài giữa Nepal và Ấn Độ. Các nước trên thế giới đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ du khách thập phương hành hương đến tham quan khu vực này trong tương lai.
 
Tại Hội thảo Quốc tế về đức Phật và Phật giáo từ ngày 19 đến 21-5 tại thủ đô Kathmandu, do chính phủ Nepal tài trợ, Thủ tướng Chính phủ Nepal, Khadga Prasad Sharma Oli phát biểu tại hội thảo rằng: “Thật ngạc nhiên khi ngay cả ngày nay, trong thế kỷ 21 này, hơn 2.600 sau thời điểm đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện Đản sinh, mà vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng trong lịch sử”.
 
Trong số 385 đại biểu của Hội thảo, hơn 300 là đến từ Trung Quốc, đoàn Đại biểu Ấn Độ chỉ có 9.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi năm 2014 đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật giác ngộ. Ảnh: Agence France
Theo lịch sử ghi chép rằng thái tử Sĩ Đạt Ta sinh trưởng trong cung vàng điện ngọc, hoàng cung tại thành phố Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ). Tuy nhiên, hiện chưa xác định được địa điểm chính xác của Ca Tỳ La Vệ cổ xưa. Có ý kiến cho rằng đó là làng Piprahwa, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày nay. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là làng Tilaurakot, thuộc quận Kapilavastu của Nepal.

Thái tử, được sống trong cung vàng điện ngọc, phụ hoàng không để cho Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta tiếp xúc với bên ngoài. Một hôm, Đông cung Thái tử xin phụ hoàng được đi dạo ngoài bốn cửa thành để được tiếp xúc với thần dân. Đông cung Thái tử đã chứng kiến những cảnh khổ của sinh, lão, bệnh, tử, trải nghiệm này đã tác động đến Ngài, và Ngài quyết rời Hoàng cung, chấp nhận từ bỏ tất cả. Đây chính là sự hy sinh từ bỏ của một vị Đông cung Thái tử đang tuổi thanh xuân và đang sống trong quyền quý cao sang tột đỉnh. Quả thật đó là một sự từ bỏ, hy sinh vĩ đại vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của nhân loại. 

Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta một mình ra đi với bộ áo màu vàng đơn giản của người tu sĩ và bắt đầu cuộc sống không nhà của người xuất gia cầu đạo (Lịch sử ghi chép về niên đại xuất gia của Ngài có sai biệt về thời gian, có chỗ ghi chép Đông cung Thái tử Sĩ Đạt Ta xuất gia lúc 19 tuổi, có nơi lại ghi 29 tuổi). Sau đó, Ngài thành đạo vô thượng, chính đẳng, chính giác dưới cội bồ đề, hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cho đến thời Raj thuộc Anh, đã có ít nỗ lực nghiêm túc trong việc xác định vị trí cổ thành Ca Tỳ La Vệ. Một sự hồi sinh mạnh mẽ của người Hindu phát triển vùng đồng bằng, hầu như đã xóa hết các di tích quý báu vô giá này. Các nhà nghiên cứu về Ấn Độ từ châu Âu chỉ có trong tay ít bằng chứng: Tài liệu ghi chép của các bậc cao tăng, thánh triết Phật giáo Trung Quốc, “Ký sự về những cuộc du hành ở Ấn Độ” từ nguồn tư liệu quý báu về Phật giáo và văn hóa Phật giáo Ấn Độ và vùng Trung Á vào đầu thế kỷ thứ 5, và là bản ký sự lâu đời nhất của một vị cao tăng Phật giáo viết về những cuộc du hành của ngài Pháp Hiển ở Ấn Độ. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang (602–664), Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (635-713), nhà hành hương chiêm bái, du học đại học Phật giáo Nalanda Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 5 và thứ 7 sau công nguyên. 

Cho đến thời điểm người Anh rút khỏi Nam Á, công tác khảo cổ tại hai địa điểm khác nhau đều tuyên bố họ đã tìm được di tích quý báu vô giá này. Khi đường biên giới hiện đại giữa Nepal và Ấn Độ được vạch ra, và cả hai bên đều tuyên bố nước họ là nơi đức Phật thời thơ ấu.

Tại Ấn Độ, các công ty du lịch giới thiệu Piprahwa là "nơi đức Phật sống thời trẻ, trăn trở bởi những vấn đề to lớn và khó hiểu về sự tồn tại của con người". Mùa xuân này, Bộ Văn hóa Ấn Độ đã mở một bảo tàng tại đây, để trưng bày các bằng chứng, chủ yếu dưới dạng chữ khắc trên con dấu cổ xưa. Họ nói rằng đây là những minh chứng cho thấy Piprahwa thực sự là nơi đức Phật sống thời thơ ấu.
Địa điểm vùng Tilaurakot, Nepal, nơi nhà Khảo cổ tin rằng nơi đức Phật thời thơ ấu.
Trong khi đó, tại bên kia biên giới, ở Tilaurakot, một đội khảo cổ Nepal và Anh được hỗ trợ bởi UNESCO có giả thuyết riêng: cuộc thám hiểm do Ấn Độ tổ chức vào cuối những năm 1960 đã dừng đào bới quá sớm.
 
Đội trưởng cuộc thám hiểm của Ấn Độ, Debala Mitra, phát hiện ra dấu vết của một thành phố gạch, nhưng bà nhận định đó không phải là Ca Tỳ La Vệ cổ xưa, vì nó được xây dựng hàng trăm năm sau thời của đức Phật. Năm ngoái, nhóm nghiên cứu do UNESCO hậu thuẫn đã cắt qua cấu trúc gạch mà bà Mitra tìm thấy và phát hiện ra một công trình thứ hai, có tường thành làm bằng đất sét.
 
Sau đó, họ đào bới xa hơn. Họ tìm kiếm những vết lõm hình trụ trên mặt đất - bằng chứng cho thấy dưới công trình đất sét từng có hàng rào gỗ đã mục nát, để lại một lớp vỏ trên mặt đất.
 
Gần hai mét dưới mặt đất, họ đã tìm thấy các dấu vết mặt đất cứng bên trong những lỗ này có niên đại từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, theo phân tích trong phòng thí nghiệm. Điều này có nghĩa là chúng tồn tại từ thời đức Phật.
 
Cuối tháng 4, khu vực này đón trận nắng nóng khắc nghiệt, khiến việc thám hiểm phải tạm ngừng và hào được lấp lại. Họ dựng lên băng-rôn thông báo rằng "trên đường này, thái tử Siddhartha đã đi về phía cổng Đông trước khi từ bỏ cuộc sống hoàng cung". Một lối đi bằng gỗ cũng được xây dựng để người hành hương không bị dính bùn khi lễ.
 
Theo ghi nhận của phóng viên NyTimes, địa điểm này hiện rất vắng vẻ và không có nhiều người đến làm lễ. Khu rừng trống rỗng ngoại trừ một cậu bé đang chơi trò ném đá. Nhưng Ram Bahadur Kunwar, từ Cục Khảo cổ học Nepal, nói về hy vọng lớn sau này.
Phát hiện của đoàn khảo cổ Nepal do UNESCO hỗ trợ.
"Đây vẫn còn là điều bí ẩn, vì chúng tôi chưa mở nó ra", ông nói "nhưng khi chúng tôi làm vậy, tôi nghĩ rằng cấu trúc này sẽ cho chúng ta biết lịch sử của Ca Tỳ La Vệ cổ xưa".
 
Những người khác cũng chia sẻ niềm hân hoan này. Ngân hàng Phát triển Châu Á sẽ tài trợ cho việc nâng cấp trị giá 54 triệu USD sân bay quốc tế ở gần thị trấn Nepal Lumbini, nơi sinh của đức Phật. Khi công tác nâng cấp được hoàn thành vào năm 2030, sân bay sẽ phục vụ 760.000 hành khách một năm. Lumbini cách Tilaurakot khoảng 25 km.
 
Họ dự đoán sẽ có nhiều du khách đến từ Trung Quốc - nước đang có sự hồi sinh của Phật giáo. Các hướng dẫn viên du lịch Nepal đang học tiếng Trung, các khách sạn mới cũng thuê đầu bếp Trung Quốc. Vào một buổi chiều, một đoàn nữ du khách người Trung đến từ Thành Đô đã đến thiền định trong 5 phút dưới cây gần nơi sinh của đức Phật.
 
Vân Tuyền (Nguồn: USA News)
Chia sẻ với bạn bè qua: