> Tình đồng bào trong thời điểm dịch Corona
Nhà bác học thiên tài Albert Einstein (1879-1955) đã từng nói: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"... Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng: "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".
Hãy ngẫm đôi điều "chấm phá” kinh điển nhà Phật để nhìn nhận về đại dịch Covid-19:
Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã,một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do “duyên sinh” (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, còn sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó.
Như vậy, theo kinh điển nhà Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của “Ngũ uẩn”, luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi.
“Vô ngã”, "khổ” và “vô thường” như đã cắt nghĩa trên đây, ngẫm thật kỹ mới thấy rằng: Đó là một sự logic biện chứng, liên hoàn của tạo hoá - như một sự thử thách của tạo hóa đối với con người. Cả ba “pháp ấn” này có mối quan hệ mật thiết,liên quan gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Cái “vô ngã” không thể ngẫu nhiên mà có. Mà nó là theo duyên sinh - để rồi từ nhận thức này, muốn phòng chống dịch có hiệu quả thì phải đồng bộ không được chủ quan duy ý chí.
Như đã nói ở trên: "Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi.”
Đại dịch,rõ ràng đó là "nỗi khổ niềm đau”. Muốn hóa giải nỗi khổ niềm đau để có sự an lạc thì phải từ, bi, hỷ, xả. Phật Thích-ca Mâu-ni giảng về phép thiền định này như sau: "Có bốn vô lượng. Hỡi các Tỳ - kheo, một người tràn đầy tâm (từ, bi, hỉ, xả) sẽ phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm từ (bi, hỉ, xả), tâm thức vô lượng vắng bóng sân hận và phiền não."
Dịch Covid-19 cũng không ngoài quy luật "thành (sinh ra), trụ (tồn tại một thời gian), hoại(suy yếu), diệt” (chết hoặc tự triệt tiêu). Nắm vững quy luật tất yếu này để chúng ta yên tâm trước mọi tình huống. Tuy nhiên, tuyệt đối không chủ quan, coi thường với đại dịch!
1. Từ vô lượng: Còn gọi là Tâm từ, từ tâm, lòng từ trầm tĩnh trìu mến dễ chịu phản nghĩa là sân hận. Tình yêu vô bờ bến nhưng không phải là tình yêu theo nghĩa hẹp, mà là to lớn đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật chứ không vị kỷ đối tượng, là cái gì làm cho lòng ta êm dịu mát hay tâm trạng của người bạn tốt, là chân thành ước mong tất cả bá tánh đều sống thật sự an lành hạnh phúc. "Chân Thiện Mỹ ": "thiện" là thiện cảm thiện chí thành ý đối cả ác cảm ác ý thành kiến.
2 .Bi vô lượng: Bi là sự thương xót cảm thông vô hạn là liều thuốc chữa chứng bệnh hung bạo độc ác. Định nghĩa là động lực làm cho tâm người tốt rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, hay là cái gì thoa dịu niềm khổ đau của người khác, là hy vọng sẽ giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ.
3. Hỉ vô lượng: Là tâm hoan hỷ, vui thích với hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của một chúng sinh. Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của tâm. Tâm Hỷ đối nghịch ưu phiền não có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ.
4. Xả vô lượng: Lòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bất cứ điều gì. Là từ bỏ tham lam ích kỷ, vị kỷ, coi mình là trung tâm. Tâm xả bình thản trước sự coi thường, phỉ báng, nguyền rủa...Là có chánh niệm và chánh định. Thản nhiên trước mọi sự biến động. Vì biết vọng tâm này luôn biến đổi, “đời là bể khổ” mà vẫn ung dung không bận lòng trước hoàn cảnh thuận nghịch vì biết mọi hiện tượng luôn chuyển biến theo quá trình “thành, trụ, dị, diệt” (dịch COVID-19 cũng không ngoài quy luật "thành (sinh ra), trụ (tồn tại một thời gian), hoại (suy yếu), diệt” (chết hoặc tự triệt tiêu). Nắm vững quy luật tất yếu này để chúng ta yên tâm trước mọi tình huống. Tuy nhiên, tuyệt đối không chủ quan, coi thường với đại dịch!
Vi diệu thay - những giáo huấn của Đức Phật.
Luật gia Trần Thúc Hoàng
Nguồn Phatgiao.org.vn