510 175
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 12:44:29 06-05-2018 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

TT.Thích Minh Nhẫn chia sẻ đề tài “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo – Kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số”

TT.Thích Minh Nhẫn chia sẻ đề tài “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo – Kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số”Chiều ngày 5/7/2018, tại chùa Hội An (TP. Thủ Dầu Một), ngày thứ hai của Khóa bồi dưỡng, TT.TS Thích Minh Nhẫn, UV HĐTS, Phó ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp TƯ, Tổ trưởng Tổ Thông tin Tuyên truyền VP2 TƯGH, Phó trưởng ban tổ chức đã có buổi chia sẻ chuyên đề: “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo – Kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số” cho 460 chư Tôn đức Tăng ni của 10 tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tại khóa bồi dưỡng, TT.Thích Minh Nhẫn đã trình bày về sức mạnh của truyền thông và truyền Thông Phật giáo trong thời đại công nghệ 4.0. Những định hướng và các yếu tố để “đẩy mạnh truyền thông Phật giáo một kênh Hoằng pháp”, theo điểm 8, trong 9 điều mà Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII đã thông qua.

Theo Thượng tọa phân tích, xã hội nước nhà hiện nay đang trong giai đoạn phát triển hội nhập toàn cầu hóa thế giới. Những ứng dụng công nghệ gần đây cho thấy “Thế giới là phẳng”, “Thế giới trong tầm tay” hay chỉ là một cái “click chuột” là chúng ta có thể biết được hết những gì xảy ra chung quanh, ở bất cứ nơi nào. Đây là điều kiện thuận lợi để Phật giáo nước nhà phát triển sâu rộng vào cộng đồng xã hội, từ việc chúng ta khéo ứng dụng Công nghệ Truyền thông thông qua thiết bị nghe nhìn để Hoằng pháp, Giáo dục,  sinh hoạt Tăng đoàn, Từ thiện, hành chính Giáo hội…một cách hiệu quả và lan tỏa nhanh chóng nhất. Từ đó, Thượng tọa khẳng định rằng “sức mạnh của Thông tin – truyền thông, không phải đương nhiên xã hội cho rằng Báo chí là quyền lực thứ tư, mạng xã hội là quyền lực thứ năm đứng sau bộ ba quyền lực được công nhận chính thức” (lập pháp, hành pháp và tư pháp).

Với những ưu thế đó, Thượng tọa nhận thấy rằng, Ban TTTT TƯGH ngày một phát triển sâu rộng, kết nối với Ban TTTT PG các tỉnh thành trong cả nước để tạo thành một hệ thống thế mạnh trong công tác Truyền thông từ TƯ đến địa phương. Chính vì thế mà nhiều khóa tập huấn và bồi dưỡng tại một số khu vực, vùng, miền được TƯGH quan tâm chỉ đạo tổ chức như: khu vực phía Nam tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, khóa bồi dưỡng hiện tại diễn ra tại tỉnh Bình Dương. Hiện nay, đã thành lập Truyền thông khu vực phía nam 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phát triển một cách hiệu quả. Tiếp theo là Phật sự miền Đông, Phật sự miền Trung, Phật sự Tây Nguyên và Phật sự miền Bắc, Ứng dụng mạng xã hội làm nhịp cầu nối trong mọi công tác hoạt động Phật sự. Thông qua diễn đàn Zalo, Facebook, Viber của Lớp truyền thông từ các nhóm, chỉ trong vòng 1 tin nhắn PG 63 tỉnh thành đều nắm biết và chia sẻ kinh nghiệm trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.

Song song với việc đó, vào ngày 28/3/2018, TƯGH thành lập kênh Phật sự Online, trụ sở Văn phòng đặt tại chùa Minh Đạo, 12/3 Bis Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP.HCM và Chùa Phật Quang, 83 Quang Trung, P. Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá, Kiên Giang. Đây là bước phát triển đột phá trong hệ thống truyền thông Phật giáo được đúc kết nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông. Phật sự Online có Westlife với tên miền https://www.phatsuonline.comcó app dành riêng cho điện thoại trên hai hệ điều hành IOS và Android. Cập nhật tin tức, bài viết, video clips Phật giáo trên 100 trang Westlife Trung ương đến các tỉnh thành.

Thượng tọa chia sẻ về kỹ năng tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin như các vụ việc đình đám gần đây trên các trang báo mạng và mạng xã hội:


File bài học “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số”
File bài học nói về trang báo đăng tin chưa chính xác chuyện 4 Sư cô đuối nước tại biển Vững Tàu
File bài học nói về trang mạng Youtube “Chuyện Sư cô đến với Giáo điểm tin mừng”

Từ đó, thể hiện vai trò vị trí của người làm Truyền thông Phật giáo cần có cái nhìn Chánh kiến, ứng dụng những giá trị của đạo Phật để tịnh hóa công dân mạng. Phải có tâm bình tĩnh, phán đoán chuẩn xác thông qua nhiều nguồi dữ liệu, thông tin sự việc, hiểu rõ mục đích động cơ vấn đề để khắc phục hoặc phản biện theo chiều hướng tích cực “ẩn ác dương thiện”.

Một thực trạng số ít quan niệm:


File bài học “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số”
File bài học “Chiến lược phát triển Truyền thông Phật giáo kênh Hoằng pháp thời đại kỹ thuật số”

Để khắc phục điều đó, Thượng tọa đã đưa ra 03 giải pháp cụ thể gồm 16 điểm như sau:

Sau cùng, Thượng tọa chia sẻ sơ lược về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa văn bản hành chính, lưu trữ tài liệu bảo mật hồ sơ, quản lý danh bộ. Để chư Tôn đức Tăng ni có bước chuẩn bị cho phần đặt câu hỏi vào buổi chia sẻ ngày hôm sau. Với kiến thức uyên thâm và tầm nhìn chiến lược, đã nhận được sự đồng tình niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử, Thượng tọa đã un đúc tin thần, là người truyền lửa, truyền trao bầu nhiệt huyết đến với tất cả hội chúng. Chư Tôn đức Tăng Ni các tỉnh thành cũng đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề truyền thông và xử lý thông tin, được Thượng tọa giải trình, hướng dẫn một cách tận tường chi tiết.

Trong lĩnh vực Truyền thông TT.Thích Minh Nhẫn luôn là người tiên phong, sáng tạo, khơi nguồn nhiệt huyết đến với mỗi học viên của khóa bồi dưỡng nhằm “đẩy mạnh truyền thông Phật giáo trở thành một kênh Hoằng pháp”.

Xin giới thiệu một số hình ảnh tại buổi chia sẻ:

Cung thỉnh Thượng tọa giảng sư quang lâm

ĐĐ. Thích Quảng Tiến, Phó trưởng ban tổ chức giới thiệu TT.Thích Minh Nhẫn đến với khóa bồi dưỡng

TT.Thích Minh Nhẫn hướng dẫn về việc ứng dụng thẻ từ sử dụng mã QR Code để quản lý danh bộ Tăng Ni theo công nghệ hiện đại 
Thẻ từ danh bộ Tăng Ni tỉnh Kiên Giang

Chư Tôn đức Tăng ni trên 460 vị của 10 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tham dự khóa bồi dưỡng

Chư Tôn đức đặt câu hỏi trực tiếp với TT.Thích Minh Nhẫn
Chư Tôn đức Ni đặt câu hỏi trực tiếp với TT.Thích Minh Nhẫn

Minh Ân, Huệ Minh, Tuệ Tánh
Nguồn Phật sự Online

Chia sẻ với bạn bè qua: