810 859
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 00:27:28 13-10-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Phương Cách Hướng Dẫn Đồng Bào Dân Tộc Tu Tập Theo Chánh Pháp

Phương Cách Hướng Dẫn 
Đồng Bào Dân Tộc Tu Tập Theo Chánh Pháp
ĐĐ: Thích Nhuận Pháp UVTT Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Kon Tum

Hôm nay trong không khí trang nghiêm của khóa Hội thảo Hoằng Pháp cho 5 tỉnh Tây Nguyên, tại tỉnh Đăk Lăk, xin thay lời cho Tăng ni Phật giáo tỉnh Kon Tum, gửi đến chư tôn giáo phẩm, chư tôn đức Tăng ni, chư vị Quan khách và toàn thể hội nghị Tham Luận Của Ban Hằng Pháp Phật Giáo Tỉnh Kon Tum và lời chúc sức khỏe an lành, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.
Hơn 2000 năm về trước, kể từ ngày Phật giáo du nhập vào đất nước Việt Nam, đạo Phật luôn gắng bó đồng hành cùng vận mệnh dân tộc và trãi qua những thăng trầm của xứ sở quê hương.
 Hơn 40 năm, kể từ ngày đất nước được độc lập thống nhất, nước Việt Nam chúng ta đang từng ngày thay da đổi thịt trong tiến trình phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xu thế tất yếu này thể hiện khát vọng vươn tới một cuộc sống ấm no hạnh phúc theo tiến trình “dân giàu – nước mạnh - xã hội công bằng dân chủ văn minh”
Trong bối cảnh đầy thuận lợi của Phật giáo tỉnh Kon Tum cùng xu hướng đó luôn song hành cùng dân tộc, trải qua các cuộc chiến tranh dành độc lập, dựng nước và giữ nước để cho mọi người thấy được nhịp sống hài hòa của tôn giáo, luôn luôn được mệnh danh là tôn giáo hòa bình, hòa hợp và phát triển, trong lịch sử văn hóa của bản địa, “Đạo pháp 2000 năm lịch sử lúc thăng lúc trầm luôn soi đường cho hậu thế, Dân tộc 4000 năm văn hiến, khi thịnh khi suy vẫn tiếp bước của tiền nhân”.
Kon tum là một tỉnh nhỏ ở cực bắc Tây Nguyên giáp hai nước Lào và Campuchia. Cửa khẩu Bờ Y huyện Ngọc Hồi hiện nay sát biên giới của lãnh thổ đã được Thường trực Ban Trị sự Phật giáo Việt nam tỉnh Kon Tum đang tiến hành xây dựng một ngôi chùa, để sát cánh cùng nhân dân góp phần bảo vệ  núi rừng bờ cõi thiêng liêng của Tổ Quốc. Xuất phát từ tinh thần đó; Ban Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kon Tum đã cố gắng làm hết sức mình cho đồng bào dân tộc cũng không ngoài mục đích giúp cho con người đồng bào dân tộc tìm về chánh đạo tu tâm dưỡng tánh, ngỏ hầu xóa dần những hệ lụy khổ đau của cuộc đời đem lại sự ấm êm cho xã hội, đất nước được hòa bình nhân dân được an lạc.
 Từ Năm 2007 đến nay, nhiệm kỳ IV Phật Giáo tỉnh Kon Tum có xu hướng phát triển rất tốt, với tinh thần tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên lấy vấn đề hoằng pháp để độ sanh làm kim chỉ nam cho các sinh hoạt. Đó là bản hoài của mười phương chư Phật và Lịch đại Tổ Sư đã truyền thừa qua nhiều thế hệ, xuất phát từ tinh thần cơ bản đó mà Ban Hoằng Pháp tỉnh Kon tum đã đem hết tâm huyết cùng với Ban Trị sự GHPGVN, đưa các hoạt động Phật giáo đi vào vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay 9 huyện Phật giáo tỉnh Kon Tum đã có chùa, mỗi huyện có 1 - 2 ngôi chùa để cho đồng bào Dân tộc có điều kiện tu tập.
 Đặc Biệt năm 2009, ngày 20/04 Âm lịch tại Tỉnh Kon Tum có một sự kiện đạt kỷ lục lớn nhấtViệt Nam, đó là đã Quy Y cho hơn 4000 Phật tử là người dân tộc bản địa quy hướng về với Phật pháp. Từ đó cho đến nay vẫn duy trì số lượng Phật tử Dân tộc  đã Quy y sinh hoạt, tu học tại các chùa, đây  là một thách thức cực kỳ khó khăn đói với Ban Trị sự cũng như Ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Kon Tum, bởi vì:
 
ảnh minh họa
- Số lượng Tăng Ni trong tỉnh quá ít - tâm huyết chưa cao.
            - Kinh tế tài chính còn quá hạn hẹp.
-Mỗi lần có lễ lộc, phải thuê xe chuyên chở người Phật tử đồng bào dân tộc từ buôn làng về dự lễ tại Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh rất là vất vả, từ việc ăn ở, đi lại rất tốn kém, là gánh nặng cho Ban Tổ chức.
 Để việc hướng dẫn Phật tử dân tộc tu học được thận lợi, Ban Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo tỉnh Kon Tum mạo muội đưa ra những giải pháp sau:
1. Mỗi tháng vào ngày mùng 01 và 15 tổ chức các khóa tu niệm Phật trên tất cả các chùa trong huyện, vì pháp môn niệm phật là một pháp môn mà người đồng bào dân tộc dễ tiếp thu nhất, khoảng 70% không biết chữ.
2. Để đáp ứng với lòng mong mỏi của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện vùng sâu vùng xa, chúng tôi sẽ cố gắng vận động Phật tử, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ tịnh tài để Ban Hoằng Pháp sớm có được một chiếc xe ca làm phương tiện đưa đón bà con.
3. Việc hướng dẫn và truyền bá Phật pháp đến với người đồng bào thiểu số trước hết phải gieo duyên, tạo phước, gần gủi thân mật chia sẽ những khó khăn cùng họ.
4. Để thành công chúng tôi cần phải xây dựng các chùa trong tất cả các buôn làng, mời bác sỹ về làng chửa bệnh miễn phí, mở lớp học tình thương cho con em người dân tộc thiểu số.
5. Đào tạo Tăng Ni học tiếng đồng bào dân tộc thiểu số, hòa nhập cộng đồng văn hóa bản địa.
6.Có kế hoạch để đào tạo một số Phật tử đồng bào dân tộc có khả năng để đảm trách các Phật sự tại địa phương.
Những giải pháp trên muốn được thành công, bản thân Ban Trị sự chúng tôi, dù cố gắng hết sức mình nhưng khó có thể thực hiện được. Vì vậy chúng tôi kính xin Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính Phủ cùng Ban Từ thiện xã hội Trung ương, Ban Hoằng pháp Trung ương tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kon Tum chúng tôi hoàn thành sứ mạng Tác như Lai sứ hành Như Lai sự. Hoằng truyền chánh pháp đến vùng sâu vùng xa được thành công tốt đẹp.
Chúng tôi thành kính tri ân quí liệt vị, kính chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
kính chúc chư Tôn đức pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ, kính chúc toàn thể quí liệt vị đại biểu thắng duyên, như ý.
 
                                                                                    (Ban TTTTPG Daklak)
 
Chia sẻ với bạn bè qua: