410 338
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 22:41:42 09-10-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Nhiệm Vụ Của Một Hoằng Pháp Viên

Nhiệm Vụ Của Một Hoằng Pháp ViênCư sĩ Tuệ Đức Quy Ban Hoằng pháp Tỉnh DakLak

Trong xu thế hiện nay, đạo Phật không còn là một tôn giáo dành riêng cho những tín đồ Phật giáo. Giáo lý của đạo Phật với nền tảng khoa học đã làm cho tất cả những ai trên khắp hành tinh chưa biết về đạo Phật đã tìm đến để học và áp dụng cho cuộc sống. Với tính chất phổ cập như thế. Sứ mạng hoằng dương chánh pháp của các vị xuất gia lại càng nặng nề hơn bao giờ hết. Vì vậy, các vị cư sỹ nam hay nữ là hoằng pháp viên phải là người hộ pháp xuất sắc cho quý thầy cô trên con đường Hoằng Dương Chánh Pháp, mang lại lợi ích cho rất nhiều người.
            Trong ngày hội thảo Hoằng pháp 05 tỉnh miền Trung Tây Nguyên hôm nay   chúng con xin đóng góp môt số ý kiến sau đây :
1.  Để trở thành một người Hoằng Pháp viên năng nổ, đóng góp nhiều cho Giáo hội thì  người HPV phải nhận thức rỏ trách nhiệm, sứ mạng cao cả của mình đã được Chư Tôn đức đã tin tưởng giao phó. Thấy rõ, việc làm này là công đức để tạ ơn Phật, ơn thầy tổ, ơn của chúng sanh. Khẳng định việc làm này là của mình chứ không phải của ai khác, phát nguyện mà làm, không đùn đẩy.
2. Ngoài giáo lý căn bản thì cần phải bồi dưỡng kiến thức Phật học trong mọi phương tiện. Từ kinh điển, băng giảng các vị tôn túc, các bậc thiện tri thức, huynh đệ Phật tử, sách báo, các phương tiện truyền thông điện tử... Nhằm đảm bảo cho chúng ta có một nền tảng kiến thức Phật học đủ để phản biện với các âm mưu cải đạo, đặc biệt là hôn nhân khác tôn giáo.
3. Phải Phật hóa gia đình. Đây là một việc mà các hoằng pháp viên bắt buộc phải làm được. Muốn vậy, phải biết vận dụng giáo lý của đức Phật đi vào đời sống thông qua hành vi của mình như giữ gìn ngũ giới, đạo đức lối sống. Không mê tín, dị đoan, biết yêu thương, chia sẻ, có trách nhiệm với mọi người.
4. Nội tâm tu tập phải chuyên cần, tinh tấn, hằng ngày phải lễ Phật tụng kinh, ngồi thiền, làm việc thiện để tu bồi công đức,
 5. Phải biết dấn thân, hy sinh việc riêng tư kể cả tài chánh cá nhân. Có những việc lớn thì chờ xin kinh phí còn những việc ta lo được trong khả năng hoặc quá một chút thì nên… phát tâm cúng dường
6. Người Hoằng Pháp viên phải biết vận dụng Phật học đi vào đời sống một cách khéo léo để đưa người  khác về với đạo, Đây là yếu tố quyết định vai trò sứ mạng của người Hoằng Pháp viên. Anh sống làm sao? Ăn ở làm sao? Anh nói vấn đề gì? để một người chưa biết đạo sẽ đến với đạo Phật. Người Hoằng Pháp viên không nên ngồi nơi nào cũng nói về Phật học mà phải biết vận dụng, lồng ghép đạo lý sao cho phù hợp từng hoàn cảnh, từng đối tượng.
7. Người Hoằng Pháp viên phải quyết tâm lên kế hoạch đưa người về các chùa quy y trong một năm là bao nhiêu người. Quy y vào lễ nào? Ghi rỏ họ tên, địa chỉ để báo lên Chư Tôn đức. Trong một năm nếu không đưa được ai về quy y thì xem như chúng ta không hoàn thành sứ mạng trước Tam bảo.
8.  Hoằng Pháp viên thì chỉ được chia sẻ Phật pháp thông qua những trãi nghiệm tu tập những vui buồn, hạnh phúc, khổ đau chuyển hóa nội tâm chính bản thân mình chứ không được thuyết giảng và phân tích Kinh điển.
Để thực hiện các vấn đề như trên, chúng ta cần phải nghiêm cẩn hai yếu tố quyết định sau:
-Lòng tôn kính Phật: Nếu không có lòng tôn kính đức Phật chúng ta không dám hy sinh các vấn đề riêng tư để làm Phật sự.
-Kính trọng Tăng, Ni: Nếu chúng ta không có lòng kính trọng Tăng, Ni thì sanh ra kiêu mạn, chấp ý dẫn đến bất đồng trong công việc. Khó hoàn thành Phật sự.
Những vấn đề trình bày qua tham luận này. Chúng con không ngoài mong muốn Phật pháp được xương minh, Giáo hội ngày càng thêm vững mạnh, nếu có điều chi sơ suất kính mong được chư Tôn đức chỉ giáo.
Nguyện ơn trên chư Phật gia hộ cho chúng ta qua công tác Hội thảo Hoằng pháp lần này sẽ giúp cho tất cả chúng sanh trong pháp giới đều hướng tâm về Phật pháp và đồng thành Phật Đạo.
Chia sẻ với bạn bè qua: