1010 214
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 02:05:02 18-10-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Kế Hoạch Hoằng Pháp Tại Vùng Sâu Vùng Xa

Kế Hoạch Hoằng Pháp Tại Vùng Sâu Vùng XaPhật tử Nhuận Hạnh

Từ năm 1981 đến nay, Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động Phật sự diễn ra rộng khắp trong cả nước, đặc biệt là ở các vùng cao. Điển hình như Hội thảo Hoằng Pháp cho 5 tỉnh Tây Nguyên… đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác Phật sự tại vùng sâu vùng xa.
Trong phạm vi tham luận này, chúng tôi xin trình bày về công tác triển khai hoằng pháp tại DakLak. Đây là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên với nhiều hoạt động Phật sự đối với các khu vực vùng núi
Xét về điều kiện tự nhiên, Dak Lak có lợi thế về diện tích đất rộng, khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho việc trồng trọt, chăn nuôi nên dân cư sinh sống ở đây khá đông, ngoài dân tộc thiểu số còn có cả dân tộc kinh.Tại các huyện miền núi của tỉnh, đời sống kinh tế của người dân chỉ biết gắn bó với nương rẫy, săn bắn thú rừng nên vẫn gặp khá nhiều khó khăn, cả vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, trong những năm qua, Đảng và Nhà Nước đã tập trung mọi nguồn lực, từng bước xóa đói giảm nghèo, chăm lo cải thiện đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc tại địa phương.
ảnh minh họa
Đồng hành với chính quyền địa phương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Daklak cũng đã có nhiều chương trình hỗ trợ, chăm lo đời sống, tín ngưỡng tới bà con, nhằm góp phần giúp đỡ đồng bào thiểu số có được cuộc sống ổn định hơn.Từ những hoạt động thiết thực đó, bà con dân tộc nơi đây ngày càng hiểu hơn về đạo từ bi của nhà Phật. Họ hiểu hơn về luật nhân quả, lòng từ bi, phương pháp bố thí… của 1 người con Phật cần phải có. Từ đó, họ áp dụng vào cuộc sống bản thân, biết hướng thiện, tránh được những kết quả không tốt.
Tuy nhiên, để làm tốt công tác Phật sự ở vùng cao, rất cần một đội ngũ hoằng pháp viên nỗ lực, dày công, nhiều kinh nghiệm, có tâm có tầm, luôn gần gũi thông cảm, sẻ chia, truyền đạt để bà con dân tộc hiểu hơn và ngày càng quý mến mà đến với giáo lý Phật đà. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết, đối với những người con Phật trong việc góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí cho bà con vùng cao. Cần phải làm sao để khi làm có kết quả đúng với phương châm sống tốt đời đẹp đạo.
Sau đây chúng tôi xin trình bày kế hoạch về:
1. CHƯƠNG TRÌNH HOẰNG PHÁP:
Bước 1: Tiếp cận (nên là đối tượng đồng bào không thuộc tôn giáo nào để hiệu
quả và tránh hiểu nhầm)
- Xem họ có thuộc tôn giáo nào chưa?
- Quan sát đời sống, ăn ở, đi lại và tập tục của đồng bào.
Bước 2: Thâm nhập
- Thống kê những hộ cần sự trợ giúp.
- Quan tâm đến trình độ học vấn của trẻ ở độ tuổi đến trường.
- Quyên góp, ủng hộ những gia đình khó khăn.
- Quan tâm sức khỏe của đồng bào.
Bước 3: Dẫn dắt
- Cùng họ đi làm từ thiện (để họ tự nhận thấy Phật giáo tốt như thế nào) không bắt buộc họ phải quyên góp, để họ tự thâm nhập và có một ít nhận thức về bản chất cơ bản của Phật giáo như: không ép buộc, không khuyến dụ…
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ.
- Khi thấy họ có định kiến tốt về Phật giáo thì cho họ tiếp cận.
- Dẫn họ đến chùa hay tịnh xá để họ dần tiếp xúc với đạo Phật.
- Khuyên và hướng dẫn họ quy y Tam Bảo.
- Nói cho họ biết những điều cơ bản của đạo Phật: luật nhân quả, lòng từ bi, phương pháp bố thí…
Bước 4: Thực hiện
- Đưa họ thâm nhập kinh điển, đưa họ đến chùa, đến tịnh xá để nghe thuyết pháp, trực tiếp tiếp xúc với chư Tăng, Ni để họ nhận thấy thân này là vô thường, tâm này là vô ngã.
- Tổ chức buổi sinh hoạt đạo tràng và đưa họ đến tham dự, ngồi thiền…
- Cùng nhau làm việc thiện, tụng kinh, niệm Phật, giữ gìn ngũ giới….
- Tiếp tục cùng nhau làm Phật sự.
- Kêu gọi các em thanh niên đồng bào tham gia chung vào công việc hoằng pháp.
Bước 5: Xây dựng và gìn giữ.
-Xây dựng một đạo tràng vững mạnh nơi đồng bào sinh sống.
-Sống tốt đời đẹp đạo theo đúng chánh pháp vi diệu của đức Phật và đúng với hiến pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
2.YẾU TỐ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT HOẰNG PHÁP VIÊN:
-Đây là người cần am hiểu đạo, nắm vững giáo lý, có tâm có tầm, năng động, nhiệt huyết, chân thật.
- Cần thấu hiểu tập tục, tâm tư, nguyện vọng của người đồng bào xem họ sống như thế nào.
- Nếu nhà cửa chưa ổn định (tạm bợ): không có đất đai, nhà cửa chưa có. Với các trường hợp này quý Thầy nên tiếp cận cùng chính quyền địa phương vận động các mạnh thường quân hổ trợ để có kinh phí xây dựng, giúp họ có chổ ở ổn định.
- Tạo công ăn việc làm (hàng Phật tử giới thiệu giúp nhau).
`           - Xã hội hoằng pháp giáo dục: bằng cách khuyến tấn những thanh niên có con nhỏ nên vào sinh hoạt vui chơi lành mạnh của tôn giáo mình, ở đó có các Ban ngành, chư Tôn đức Tăng, Ni hướng dẫn trẻ hiếu thảo với cha mẹ, chăm ngoan học giỏi với thầy cô. Nếu không có yếu tố cội nguồn thì không có con người, không có con người làm sao tu tập được, do vậy khi có nhân tố thì giảng pháp mới thành tựu.
- Tổ chức hoằng pháp cùng hướng dẫn Phật tử vì có thầy giảng thì có Phật tử nghe và ngược lại.
- Hoằng pháp dùng ái ngữ để Phật tử, tôn giáo bạn nghe và nhìn nhận.
-Nắm bắt được bản chất sống chân thật như:
Ví dụ: 1. Có một đám tang chỉ cần trùng họ thì người đồng đạo ấy dù xa cách bao nhiêu cũng tìm đến. Trong khi đi họ chỉ mang 2 lon gạo và vài chục ngàn đồng tiền Việt Nam cũng đã thể hiện tấm chân tình. Không chỉ đám tang mà cả đám cưới, sinh nhật, đầy tháng hoặc những lúc vui, buồn đều có bên nhau, đều chia sẻ, tình thân họ rất cao, độ tin cậy cũng cao, khiến họ sống chân tình. Điều này chứng minh rằng tinh thần đoàn kết là rất quan trọng.
2. Trước đây có ông Frère người Pháp đến truyền đạo ở một buôn làng nọ, ông ta ở hẵn trong buôn làng và kết quả cho thấy ngay bây giờ dù ông ta không còn nữa, ấy thế mà nguyên một buôn làng đó vẫn duy trì đạo do ông truyền bá.
 
Chọn người đồng bào đứng ra cùng hoằng pháp. Để làm được những điều trên người hoằng pháp viên phải có đủ 3 yếu tố sau:
1. Trong thành phần gia đình quy y có từ 3-5 người
2. Có trình độ giao tế với người kinh
3. Có uy tín ít nhất 50% trong bản làng.
Gồm có 3 ban:
1. Ban Từ thiện
2. Ban Hoằng Pháp
3. Ban Hướng dẫn Phật Tử
Chúng ta thường xuyên kêu gọi:
- Các tổ chức từ thiện cùng hợp tác với chúng ta như: giúp tiền, giúp gạo, giúp đỡ người nghèo, học sinh giỏi và học sinh nghèo hiếu học, tổ chức thưởng sách vở, quần áo và các vật dụng cần thiết…
- Các tổ chức y tế: khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc, chăm lo sức khỏe để họ tránh được các căn bệnh truyền nhiễm do thiếu hiểu biết.
-Phật pháp dùng từ bi phải có trí tuệ khai đường cho đồng bào đi đúng Chánh Pháp và làm theo lời dạy của Đức Phật. Chọn đội ngũ hoằng pháp viên nhiệt huyết. Những người hoằng pháp viên muốn làm tốt phải thật tu theo đúng tinh thần giới, định tuệ, của nhà Phật.
- Ngày nay đồng bào dân tộc thiểu số đã biết đến và đi theo Phật pháp khá đông, hàng năm họ đi quy y cả mấy trăm người, nhưng quy y rồi họ không đi chùa, họ chỉ quy y để biết có quy y mà thôi vậy ta có cách nào để họ thường xuyên lễ chùa?
Trước đây đồng bào dân tộc tin vào thần quyền, tin vào Yang (thần linh). Giờ đây
họ có điều kiện để tiếp cận thêm một tôn giáo mới, một ánh đạo vàng giải thoát. Để họ tin và hiểu hơn, chúng ta hãy bắt đầu xây dựng một Phật giáo từ bi, hỷ xả đến với họ và để họ tin vào sự chân thật rằng Phật giáo tồn tại của luật nhân quả, hướng tới cuộc sống hạnh phúc, an nhàn, thân tâm an lạc.
Trong đạo Phật có luật nhân quả rất công bằng giống như mình trồng cây cà phê thì ra trái cà phê chứ không thể trồng cà phê mà ra đậu xanh hay hạt ớt. Và ta gieo một nhưng sẽ gặt hái rất là nhiều.Tương tự, hãy giúp họ hiểu, nếu chúng ta yêu thương con người thì sẽ luôn được mọi người thương yêu trở lại. Cuộc sống này mà mọi người gặp nhau để yêu thương thì cuộc đời sẽ rất đẹp.
Khi sinh hoạt với đồng bào dân tộc, điều lưu ý tập hợp họ tùy vào thời vụ, vào vụ mùa càphê, lịch sinh hoạt dành cho đồng bào giảm, tăng những khi thuyết giảng vào những tháng không bận rộn mùa màng…
- Nếu chưa hội đủ các điều kiện trên thì đồng bào dân tộc làm sao đến chùa được.
Thật vậy thân chưa an làm sao tâm an. Vì ba yếu tố này chính là mục tiêu chính trong công tác hoằng pháp lợi sanh, mới có thể đạt kết quả lâu dài.Vì vậy chúng ta phải làm việc hết lòng chân thành của tình người với họ để đồng bào cảm nhận được. Những hoằng pháp viên phải đem Phật pháp đến với đồng bào bằng cái tâm của người đệ tử Phật, để họ tin chúng ta đến với nhau, đến với Phật bằng lòng chân tình, dù vật chất cũng không thể thay đổi được.
Thực tế: Sự quan tâm, chu đáo của các Sư, Thầy và các hàng Phật tử để ấn tượng
đẹp trong lòng người:
 
Lấy ví dụ treo cờ để ta suy ngẫm để rồi có biện pháp tiếp theo: Để mừng Phật Đản Phật lịch 2558 lúc gia đình Phật tử treo cờ Phật giáo mặc dầu có thông báo tường tận, nhưng Chư Tăng chỉ đạo nhóm gia đình Phật tử đem theo nào cờ, nào dây, nào khung hình, nào dây đèn điện mang đến treo trước cổng, kéo dây cờ hai bên, trang trí xong, quý chư Tăng còn ôn tồn dặn dò “hết lễ lấy khung hình Phật, và dây cờ, dây đèn, đặt vào hộp cất cẩn thận để đến mùa Phật Đản sau ta cũng treo như thế” không chỉ trang trí cho một gia đình mà là trang trí cho cả thôn, sao cho nhà nào cũng giống nhau tránh sự e ngại. Với cách làm này mùa Phật Đản năm sau 2559 các gia đình đã tự biết cách trang trí cho nhà mình và cho cả thôn xóm mình.
Kết luận : Việc Hoằng pháp ngày nay vận dụng vào hai phương diện lý thuyết và
thực hành. Trong đó mỗi Phật tử đều có tính năng động, đầy tính sáng tạo, đầy tính khoa học, để nắm bắt kịp thời của khoa học công nghệ… Yếu tố chính là đoàn kết để thống nhất về quan điểm tư tưởng hành động và giáo lý trong chương trình thuyết giảng truyền bá văn hóa Phật giáo đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Có được vậy việc hoằng pháp mới thành công.
Chúc buổi tham luận thành công tốt đẹp.
 
                                                                                    (Ban TTTTPG Daklak)
Chia sẻ với bạn bè qua: