610 682
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 00:03:27 01-10-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Đóng Góp Của Phật Giáo Về Một Lối Sống Lành Mạnh

Đóng Góp Của Phật Giáo Về Một Lối Sống Lành Mạnh
TT Thích Duy Trấn Phó Trưởng Ban HPTW.
Một lối sống lành mạnh chính là cách thức hành động của một cá nhân cụ thể, mà cách hành động đó tất yếu sẽ mang đến sự ích lợi về mặt sức khỏe cho cả thể xác và tâm hồn đối với một cá nhân cụ thể! Cũng có thể hiểu một lối sống lành mạnh chính là một cách sống trong sự phát triển hài hòa, quân bình giữa Thể lực và Trí lực. Thế thì đối với Phật giáo có điểm gì để đóng góp cho một lối sống lành mạnh? Đây là một vấn đề lớn mà nội hàm của nó có liên quan đến nhiều vấn đề trong giáo điển của Phật giáo, tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, để làm sáng rõ vấn đề đặt ra, chúng ta có thể dựa vào những căn cứ đánh giá sau đây:
1. Tôn giáo là một hiện tượng tâm linh xuất phát từ nhu cầu về mặt tinh thần “cần phải có” của xã hội loài người. Bởi giá trị của nhân loại khác biệt về bản chất so với các sinh vật khác là có ý thức - vì ngoài ý thức thì “những thứ dưỡng thân” của con người và những động vật khác trên hành tinh này đều là nhu cầu của bản năng như nhau. Cũng từ "ý thức" đó, con người bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác, kể cả tôn giáo! Nếu là một tôn giáo thoát thai từ một ý thức vọng tưởng, bảo thủ, cố chấp, cực đoan, đố kỵ, đối lập thì ý thức đó chỉ có thể phục vụ cho nhu cầu bản năng tham vọng và danh lợi, không thể dung hòa với những gì ngoài tôn giáo của mình! Chính vì thế mà trong lịch sử của nhân loại đã từng xảy ra trên 10 cuộc “Thánh chiến” giữa các tôn giáo với nhau.  
 2. Đất nước Việt Nam của chúng ta được tư tưởng Phật giáo  ngấm vào máu thịt của “Dân tộc Rồng Tiên”, Phật giáo  đã thấm đẫm tinh thần hòa ái, từ bi và phóng khoáng. Phật giáo đã góp phần quan trọng đặc biệt để tạo dựng một xã hội hài hòa, dung hóa được các luồng tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng bản địa kể cả Khổng giáo và Lão giáo, đưa đất nước Việt Nam một thời phát triển mạnh nhất. Thật vậy, Vua Lý Thái Tông là một trong ba đời vua nhà Lý ảnh hưởng sâu đậm tinh thần Phật giáo đã đưa đất nước Việt Nam vào thời kỳ phát triển rực rỡ, thịnh trị kéo dài 216 năm  qua 9 triều đại. Tại sao một đất nước đất không rộng, người không đông mà đã tạo được thế đứng vững vàng hàng ngàn năm, trong khi đó luôn bị các quốc gia to lớn lúc nào cũng lăm le thôn tính. Tại sao đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam lại sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt, từng đánh bại những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới? Có phải chăng nhờ sự kết tinh của Dân tộc với tinh thần “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” mang đậm nét của giáo nghĩa Phật giáo! hay nói rõ hơn là, dân tộc Việt Nam là một dân tộc đã biết sống, biết vận dụng tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ của Phật giáo để xây dựng một xã hội lành mạnh, có đầy đủ thể lực và trí lực để làm nên những trang sử hào hùng và oanh liệt trong lịch sử tiến bộ của nhân loại;
3. Hiện nay, tuy nhận thức của con người về thế giới đã đạt đến trình độ “văn minh, tiến bộ vượt bậc”, nhưng một số  tôn giáo vẫn chưa thoát khỏi chiếc vỏ nặng nề cố chấp của nó, vì vậy một số tôn giáo đã gây ra không ít những tan thương cho nhân loại! Thời gian gần đây, chúng ta cũng đã từng chứng kiến nhiều cuộc xung đột đẫm máu về tôn giáo ở một số nước trên thế giới, trong đó có một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Myanmar. Tuy nhiên, trong nhiều tôn giáo hiện hữu trên khắp thế giới hiện nay, thì vẫn còn có một tôn giáo không bị sự mù quáng vì danh, lợi, hơn, thua…để khống chế nhân loại theo quan điểm riêng của mình, đó là Phật giáo – một tôn giáo mà nhà bác học Vật lý- Albert Einseint đã từng khẳng định: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi; Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để theo khoa học, vì Phật giáo bao gồm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…”. Thật vậy, Phật giáo là một tôn giáo có nhiều chức năng siêu việt, làm cho con người phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của nó để xây dựng một cuộc sống bình đẳng, lương thiện, đạo đức, an vui, diệt khổ và Trí tuệ để làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và làm chủ xã hội! Lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo cho thấy, nếu Phật giáo được truyền bá đến đâu, thì chắc chắn rằng ở đó có một cuộc sống an lạc và hòa bình. Chính vì thế mà LHQ đã công nhận ngày lễ tam hợp của Phật giáo (Phật đản sinh, thành Đạo và nhập Niết Bàn) là ngày lễ văn hóa của nhân loại, và điều đó đã minh chứng một cách hùng hồn cho sự ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ MỘT LỐI SỐNG LÀNH
 4. Do chúng ta thường hay nghe nói về Từ Bi và Trí tuệ mà chúng ta quên mất đi giá trị và năng lực đặc thù của nó xuất phát từ đạo lực giác ngộ của Đức Phật. Theo đó chúng ta thấy rằng, Từ Bi mang tính phổ quát. Từ Bi là ban vui cứu khổ không hạn chế trong bất cứ chủng loại nào. Chính vì Từ Bi mà một Phật tử chân chính không sát hại bất cứ sinh loại nào một cách vô lý, có nghĩa là không giết hại vì thú vui, vì tham dục, vì sân hận hay vì quyền lợi cá nhân. Sát có cố sát, vô tình sát, bổn phận sát, hoan hỷ sát. Nếu Từ Bi không kèm Trí tuệ thì sẽ biến con người thành ủy mỵ, nhu nhược, hèn nhát, không phân biệt đúng sai, lúc nào cần hành động hay không. Chính nhờ có Trí tuệ mà người Phật tử can đảm cởi bỏ cà sa, khoác chiến bào lúc đất nước bị xâm lăng. Nhờ tinh thần Bi-Trí-Dũng đó mà Lý Công Uẩn dám ôm xác Long Việt khóc trước mặt bạo chúa Long Đỉnh vừa giết em mình để soán ngôi. Với  tinh thần đó mà người Phật tử can đảm trước mọi tình huống làm lợi cho tha nhân, làm lợi cho quốc gia, Dân tộc và cũng vì tinh thần đó mà có những Tăng ni Phật tử vị pháp thiêu thân thắp lên “ngọn đuốc Bi - Trí - Dũng” để thức tỉnh chế độ nhà Ngô, sự kiện là Bồ Tát Quảng Đức là một tấm gương tiêu biểu đã đi vào lịch sử hiện đại của nhân loại. Song song với tinh thần sống cho tha nhân, bản thân người Phật tử còn phải tự mình giữ gìn những Giới luật mà mình đã nguyện thọ khi quy y Tam Bảo. Tuy nói rằng giới luật cốt để gìn giữ cho bản thân “lành mạnh”, nhưng đồng thời, giới luật cũng chính là khuôn mẫu để làm cho cộng đồng xã hội có cái nhìn đúng đắn, đối xử, hành xử một cách chuẩn mực, bình đẳng để cùng làm cho xã hội vận hành theo một trật tự “lành mạnh”. Theo đó chúng ta thấy rằng, không sát sanh thì bản thân không tạo nghiệp sát mà còn là sự biết tôn trọng sự sống cho muôn loài; Không trộm cắp không những tránh gieo cái nhân tham lam, mà đồng thời không trộm cắp cũng chính là biết bảo vệ tài sản chính đáng cho mình, cho người; Giới tà dâm không chỉ giữ cho sự chung thủy, tạo hạnh phúc cho gia đình mình, mà không tà dâm còn là để bảo vệ cho sự chung thủy, hạnh phúc cho gia đình kẻ khác; Không nói dối không những khỏi làm mất uy tín của bản thân cá nhân mình, mà không nói dối còn tạo được niềm tin cho người khác về bản thân mình, làm cho bản thân mình đứng vững trong cuộc sống, thế mới có câu “nhân vô tín bất lập”; Không sử dụng những chất say chính là để bảo vệ nhân cách cho cá nhân mình, tránh những hành động sai trái làm tổn hại đến người khác, làm bất an cho xã hội và cũng không làm ảnh hưởng đến trí tuệ (sức khỏe). Như vậy, Giới luật chỉ là hàng rào để ngăn ngừa cho những hành vi “tự do” của con người mà nó có thể bộc phát do “bản năng”  làm nguy hại đến cộng đồng xã hội và môi trường sống. Do đó, một khi mỗi chúng ta đều có ý thức về nhân cách của một con người theo lời răn dạy của giáo lý Phật giáo thì cái ý thức đó chính là những viên gạch để xây dựng nên một thành trì vững chắc về mặt thể lực và trí lực để bảo vệ cho “thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc
sinh an lạc”.
Tóm lại:
1. Xã hội ta hiện nay, do trãi qua một thời gian dài chiến tranh khốc liệt, nền kinh tế bị kiệt quệ và lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới, trong khi đó tinh thần Phật giáo không đáp ứng kịp thời cho thời kỳ hậu chiến tranh, các tầng lớp trẻ hiện nay ảnh hưởng sâu đậm văn hóa hưởng thụ vật chất, bạo lực và có lối sống sa đọa, thiếu “lành mạnh”. Những điều đó ít nhiều có tác động tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ trong các giai tầng xã hội, làm cho đạo đức xã hội bị xuống cấp trầm trọng. Đây là một thực tế đáng báo động, không những đó là những nguyên nhân sinh ra các tệ nạn xã hội, mà nếu chúng ta không có biện pháp, giải pháp đúng và kịp thời thì chắc rằng trong một tương lai không xa nó sẽ làm mất dần đi bản sắc văn hóa của Dân tộc. Vì vậy, chỉ có thể là Phật giáo mới đủ khả năng hỗ trợ một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho luật pháp để xây dựng cơ bản về ý thức nhân cách cho con người trong tình hình hiện nay, vì ý thức của mỗi cá nhân luôn mang tính chủ động phòng ngừa từ bên trong, không để những hành vi gây nguy hại cho xã hội xảy ra, trong khi đó luật pháp về cơ bản là mang tính thụ động, chỉ điều chỉnh về mặt hành vi của con người khi hành vi đó đã xảy ra, đã gây nguy hại cho xã hội;
2. Một tôn giáo lành mạnh với tinh thần giải thoát mọi ô trược tự thân mới đủ khả năng đáp ứng và xây dựng được một xã hội lành mạnh, đó là điều tất yếu. Vì vậy nếu mỗi chúng ta, ai ai cũng biết áp dụng đúng tinh thần của Phật giáo vào cuộc sống, và biết khuếch trương, hỗ trợ cho tinh thần Phật giáo vào mọi tầng lớp xã hội, thì phápluật sẽ nhẹ gánh trong việc răn đe, xử phạt, xã hội sẽ an bình để có điều kiện ngày càng phát triển. Tuy nhiên để làm được điều đó, không những là trách nhiệm của những người tu sĩ  hay của tổ chức Giáo hội Phật giáo, mà nó còn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và là định hướng nền giáo dục đúng đắn của Nhà nước; đó phải là sự kết hợp thực hiện một cách tinh tế, nhuần nhuyễn, hài hòa của cộng đồng xã hội trong việc hiểu và thực hiện có ý thức về vai trò ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ MỘT LỐI SỐNG LÀNH MẠNH
                                                                       
                                                                                    (Ban TTTT.PG DakLak)
Chia sẻ với bạn bè qua: