Đông Triều. 05:21:11 30-11-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Triển Khai Chương Trình Hoằng Pháp Ở Vùng Sâu, Vùng Xa
Cư Sĩ Hồ Thị Kim Duyên
Việt Nam là một quốc gia được Phật giáo Ấn độ du nhập vào rất sớm, tương truyền là từ thế kỷ thứ III trước công nguyên. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phật giáo Việt Nam không ngừng phát triển và có thời kỳ hưng thịnh trở thành quốc giáo. Ngày nay Phật tử vẫn chiếm đa số trong hơn 90 triệu dân ở nước ta. Để có được thành công đó, là nhờ vào công đức cao cả của Đức Thế Tôn và các môn đệ của Ngài đã dày công truyền bá đạo pháp trong nhân gian và dẫn dắt chúng sanh ra khỏi vòng khổ đau sinh tử của kiếp người.
Bằng con đường hoằng pháp, các đệ tử của Đức Phật tiếp tục giáo hóa chúng sanh làm sao hiểu được và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống của mỗi người để tự giải thoát khổ đau, tìm được sự bình an và hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Giáo lý Đức Phật đã có bề dày lịch sử hơn 2.500 năm nhưng đến nay vẫn hết sức nhiệm mầu và còn nguyên giá trị đối với nhân loại.
Hiện nay, theo số liệu thống kê, Phật tử trong cả nước có trên 8 triệu, trong đó Phật tử sinh sống vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm trên 50%, số còn lại sinh sống ở thành thị và vùng ven. Như vậy việc Giáo hội thông qua Ban Hoằng Pháp Trung ương đưa ra chương trình Hội thảo Hoằng Pháp các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt quan tâm, chuyên đề về vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc và rất kịp thời và rất cấp thiết.
Kính thưa quý vị!
Để mở rộng cửa đón đệ tử nhà Phật, đem duyên lành, độ trì chúng sanh, nhất là những vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi mà người dân không chỉ đang gặp nhiều khó khăn về vật chất từ miếng ăn, cái mặc mà còn thiếu thốn cả về đời sống tinh thần. Đặc biệt là về đức tin thì việc các Tăng, Ni, Phật tử triển khai chương trình hoằng pháp là việc làm hết sức ý nghĩa, rất thiết thực, là cứu cánh, thực sự làm chỗ dựa tinh thần đối với người dân đang sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên mọi nẻo đường đất nước. Mặc dù điều kiện kinh tế của mỗi vùng, miền có khác nhau, dân trí theo đó cũng có sự khác biệt, dẫn đến nhận thức và niềm tin vào đạo pháp cũng không thể giống nhau. Tuy nhiên bằng nhiều cách thức tiếp cận, với nhiều phương tiện khác nhau, những môn đệ của Đức Phật sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ hoằng pháp, theo đó giáo lý của Đức Phật sẽ tỏa sáng muôn nơi.
Trong đời sống hiện đại ngày nay, để hoàn thành sứ mệnh hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, theo ý kiến riêng của chúng con, cần xây dựng chương trình hoằng pháp vừa mang tính giáo lý đầy trải nghiệm vừa mang tính thực tiễn gắn với điều kiện cụ thể của các Phật tử. Chương trình đó bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:
Một là: Người làm nhiệm vụ hoằng pháp (Giảng sư) khi truyền giảng Phật pháp phải luôn đặt mình ở vị trí người nghe, tùy theo trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, kể cả khung cảnh diễn thuyết mà rao giảng lời dạy của Phật phù hợp với đối tượng tiếp nhận, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa để làm sao mọi người đều nghe được, hiểu được và vận dụng dễ dàng vào cuộc sống của chính mình. Những lời lẽ, ngôn từ sáng rõ, dễ hiểu; những cử chỉ thân mật, phong thái ân cần, gần gũi sẽ có sức mạnh lôi cuốn người nghe, có sức mạnh truyền cảm hứng để ngấm sâu vào tâm khảm của mỗi người. Mặt khác, người làm nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ rao giảng giáo lý suông mà phải giảng giải, chứng minh bằng sự vật, hiện tượng rất thật của đời thường qua các ví dụ cụ thể để người dân dễ đối chứng, tiếp nhận và ghi nhớ những điều cốt lỗi của đạo pháp và tự nguyện làm theo những điều dạy của Đức Phật. Ngoài ra, việc lựa chọn các chủ đề, các bài kinh và cách thể hiện cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của các buổi thuyết pháp.
Hai là: Nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ dành cho các tu sĩ mà còn bao gồm các Phật tử đã được khai mở đạo tâm trợ giúp. Thông qua các giáo đoàn và những người am hiểu và quan tâm đến Phật pháp sẽ làm cầu nối để các chư Tăng, Ni thực hiện việc Tụng kinh, cầu nguyện cũng như thực hiện các nghi Lễ tại tư gia như đám tang, cúng cầu an, cầu siêu,.. Chính bằng các hành động thiết thực, cụ thể, từ bi, bác ái, đầy tình thương này cũng là cách thức truyền bá Phật pháp đầy hiệu quả, qua đó các Thí chủ có sự am hiểu đạo pháp, kính trọng tu sĩ, tin tưởng vào đạo tràng và sự nhiệm mầu của giáo lý Đức Thế Tôn.
Ba là: Phải tổ chức như thế nào để đồng bào vùng sâu, vùng xa thường còn hạn chế nhiều mặt có thể đón tiếp, nhiệt tình tham dự trong các buổi thuyết pháp, hành lễ. Vì vậy, trong mỗi kỳ thuyết giảng. Ban tổ chức cần kết hợp với nhiều hình thực sinh hoạt, nhiều buổi thuyết giảng có hiệu quả hơn. Như trong thời thuyết pháp chúng ta nên cố gắng cho các Phật tử làm nhiệm vụ hoằng pháp cần kết hợp giữa việc đạo, việc đời, vừa làm công tác thiện nguyện xã hội, nhằm tạo nên mối liên kết về mặt tinh thần với người dân, làm cho dân tin, dân mến. Bên cạnh đó, người dân ở vùng sâu, vùng xa cho dù muốn trở thành con nhà Phật, mong muốn đi Chùa hay Tịnh Xá nhưng điều kiện xa xôi, cách trở, vì thế các Giảng sư cần hướng dẫn người dân về cách tụng kinh, niệm Phật hoặc cung cấp băng, đĩa, kinh sách để người dân có thể thường xuyên đọc, nghe và thấy những hoạt động phong phú của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong các buổi thuyết pháp. Từ đó góp phần khai tâm, mở trí, tạo dựng niềm tin vào đạo pháp, mang ánh sáng giác ngộ đến với chúng sanh, giáo hóa Phật tử hướng về chân tâm, hướng thiện, không làm điều ác, không nói điều ác và không nghĩ điều ác.
Bốn là: Tổ chức nhân sự hoạt động hoằng pháp được coi là chìa khóa cho sự thành công. Trước hết phải đào tạo bài bản đội ngũ Giảng sư có nhiệt huyết, biết hy sinh, không kể gian lao, không từ khó nhọc, sẵn sàng đi đến nơi đâu mà người dân cần; đồng thời chuẩn bị chu đáo về kế hoạch triển khai từ phương tiện đi lại, hậu cần, tài chính và các nhiệm vụ khác liên quan cho đến việc phối hợp với các Ban, Hội hoằng pháp trong, ngoài tỉnh cũng như chính quyền địa phương nơi đến nhằm tạo sự đồng bộ, kết hợp nhịp nhàng để hoạt động hoằng pháp diễn ra suông sẻ, thành công.
Kính thưa quý vị!
Nhiệm vụ hoằng pháp đã được Đức Phật thực hiện thường xuyên, ngày nay nhiệm vụ này càng được các Tăng, Ni, Phật tử quan tâm phát triển rộng khắp để mang ánh sáng đạo pháp, đạo hạnh của Đức Thế Tôn đến với muôn nơi, muôn vạn vật trên thế gian.
Chính vì vậy, nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ là nhiệm vụ của các Giảng sư thuộc các cơ sở Phật giáo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể Phật tử. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ là nền tảng vững chắc để Phật giáo tiếp tục phát triển, mục tiêu của hoằng pháp là mang lại mọi điều tốt đẹp, an lạc, hạnh phúc đến với mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Phật tại tâm, nhưng để đạt đến chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh, một hành giả tu tập cũng cần phải biết thanh lọc, chuyển hóa thân tâm từ phàm đến thánh. Chúng con nghĩ rằng: việc hoằng pháp độ sanh, phải trãi qua những phương tiện quyền xảo theo tinh thần giáo điển đại thừa đó là một quá trình tiệm tiến, cần sự dấn thân phụng sự của người con Phật, xuyên suốt và liên tục trong đời này và đời khác.
Rất mong chư Tôn đức trong Giáo hội, Ban Hoằng pháp Trung ương, chư Tăng ni và Phật tử chúng ta phát tâm thực hiện, để đem lại lợi ích cho đời, cho đạo ngày càng thành tựu viên mãn.
Xin cảm ơn Pháp hội đã lắng nghe.
Bằng con đường hoằng pháp, các đệ tử của Đức Phật tiếp tục giáo hóa chúng sanh làm sao hiểu được và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống của mỗi người để tự giải thoát khổ đau, tìm được sự bình an và hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Giáo lý Đức Phật đã có bề dày lịch sử hơn 2.500 năm nhưng đến nay vẫn hết sức nhiệm mầu và còn nguyên giá trị đối với nhân loại.
Hiện nay, theo số liệu thống kê, Phật tử trong cả nước có trên 8 triệu, trong đó Phật tử sinh sống vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm trên 50%, số còn lại sinh sống ở thành thị và vùng ven. Như vậy việc Giáo hội thông qua Ban Hoằng Pháp Trung ương đưa ra chương trình Hội thảo Hoằng Pháp các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt quan tâm, chuyên đề về vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc và rất kịp thời và rất cấp thiết.
Kính thưa quý vị!
Để mở rộng cửa đón đệ tử nhà Phật, đem duyên lành, độ trì chúng sanh, nhất là những vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi mà người dân không chỉ đang gặp nhiều khó khăn về vật chất từ miếng ăn, cái mặc mà còn thiếu thốn cả về đời sống tinh thần. Đặc biệt là về đức tin thì việc các Tăng, Ni, Phật tử triển khai chương trình hoằng pháp là việc làm hết sức ý nghĩa, rất thiết thực, là cứu cánh, thực sự làm chỗ dựa tinh thần đối với người dân đang sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên mọi nẻo đường đất nước. Mặc dù điều kiện kinh tế của mỗi vùng, miền có khác nhau, dân trí theo đó cũng có sự khác biệt, dẫn đến nhận thức và niềm tin vào đạo pháp cũng không thể giống nhau. Tuy nhiên bằng nhiều cách thức tiếp cận, với nhiều phương tiện khác nhau, những môn đệ của Đức Phật sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ hoằng pháp, theo đó giáo lý của Đức Phật sẽ tỏa sáng muôn nơi.
Trong đời sống hiện đại ngày nay, để hoàn thành sứ mệnh hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, theo ý kiến riêng của chúng con, cần xây dựng chương trình hoằng pháp vừa mang tính giáo lý đầy trải nghiệm vừa mang tính thực tiễn gắn với điều kiện cụ thể của các Phật tử. Chương trình đó bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:
Một là: Người làm nhiệm vụ hoằng pháp (Giảng sư) khi truyền giảng Phật pháp phải luôn đặt mình ở vị trí người nghe, tùy theo trình độ dân trí, độ tuổi, giới tính, kể cả khung cảnh diễn thuyết mà rao giảng lời dạy của Phật phù hợp với đối tượng tiếp nhận, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa để làm sao mọi người đều nghe được, hiểu được và vận dụng dễ dàng vào cuộc sống của chính mình. Những lời lẽ, ngôn từ sáng rõ, dễ hiểu; những cử chỉ thân mật, phong thái ân cần, gần gũi sẽ có sức mạnh lôi cuốn người nghe, có sức mạnh truyền cảm hứng để ngấm sâu vào tâm khảm của mỗi người. Mặt khác, người làm nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ rao giảng giáo lý suông mà phải giảng giải, chứng minh bằng sự vật, hiện tượng rất thật của đời thường qua các ví dụ cụ thể để người dân dễ đối chứng, tiếp nhận và ghi nhớ những điều cốt lỗi của đạo pháp và tự nguyện làm theo những điều dạy của Đức Phật. Ngoài ra, việc lựa chọn các chủ đề, các bài kinh và cách thể hiện cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của các buổi thuyết pháp.
Hai là: Nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ dành cho các tu sĩ mà còn bao gồm các Phật tử đã được khai mở đạo tâm trợ giúp. Thông qua các giáo đoàn và những người am hiểu và quan tâm đến Phật pháp sẽ làm cầu nối để các chư Tăng, Ni thực hiện việc Tụng kinh, cầu nguyện cũng như thực hiện các nghi Lễ tại tư gia như đám tang, cúng cầu an, cầu siêu,.. Chính bằng các hành động thiết thực, cụ thể, từ bi, bác ái, đầy tình thương này cũng là cách thức truyền bá Phật pháp đầy hiệu quả, qua đó các Thí chủ có sự am hiểu đạo pháp, kính trọng tu sĩ, tin tưởng vào đạo tràng và sự nhiệm mầu của giáo lý Đức Thế Tôn.
Ba là: Phải tổ chức như thế nào để đồng bào vùng sâu, vùng xa thường còn hạn chế nhiều mặt có thể đón tiếp, nhiệt tình tham dự trong các buổi thuyết pháp, hành lễ. Vì vậy, trong mỗi kỳ thuyết giảng. Ban tổ chức cần kết hợp với nhiều hình thực sinh hoạt, nhiều buổi thuyết giảng có hiệu quả hơn. Như trong thời thuyết pháp chúng ta nên cố gắng cho các Phật tử làm nhiệm vụ hoằng pháp cần kết hợp giữa việc đạo, việc đời, vừa làm công tác thiện nguyện xã hội, nhằm tạo nên mối liên kết về mặt tinh thần với người dân, làm cho dân tin, dân mến. Bên cạnh đó, người dân ở vùng sâu, vùng xa cho dù muốn trở thành con nhà Phật, mong muốn đi Chùa hay Tịnh Xá nhưng điều kiện xa xôi, cách trở, vì thế các Giảng sư cần hướng dẫn người dân về cách tụng kinh, niệm Phật hoặc cung cấp băng, đĩa, kinh sách để người dân có thể thường xuyên đọc, nghe và thấy những hoạt động phong phú của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong các buổi thuyết pháp. Từ đó góp phần khai tâm, mở trí, tạo dựng niềm tin vào đạo pháp, mang ánh sáng giác ngộ đến với chúng sanh, giáo hóa Phật tử hướng về chân tâm, hướng thiện, không làm điều ác, không nói điều ác và không nghĩ điều ác.
Bốn là: Tổ chức nhân sự hoạt động hoằng pháp được coi là chìa khóa cho sự thành công. Trước hết phải đào tạo bài bản đội ngũ Giảng sư có nhiệt huyết, biết hy sinh, không kể gian lao, không từ khó nhọc, sẵn sàng đi đến nơi đâu mà người dân cần; đồng thời chuẩn bị chu đáo về kế hoạch triển khai từ phương tiện đi lại, hậu cần, tài chính và các nhiệm vụ khác liên quan cho đến việc phối hợp với các Ban, Hội hoằng pháp trong, ngoài tỉnh cũng như chính quyền địa phương nơi đến nhằm tạo sự đồng bộ, kết hợp nhịp nhàng để hoạt động hoằng pháp diễn ra suông sẻ, thành công.
Kính thưa quý vị!
Nhiệm vụ hoằng pháp đã được Đức Phật thực hiện thường xuyên, ngày nay nhiệm vụ này càng được các Tăng, Ni, Phật tử quan tâm phát triển rộng khắp để mang ánh sáng đạo pháp, đạo hạnh của Đức Thế Tôn đến với muôn nơi, muôn vạn vật trên thế gian.
Chính vì vậy, nhiệm vụ hoằng pháp không chỉ là nhiệm vụ của các Giảng sư thuộc các cơ sở Phật giáo mà còn là nhiệm vụ của toàn thể Phật tử. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ là nền tảng vững chắc để Phật giáo tiếp tục phát triển, mục tiêu của hoằng pháp là mang lại mọi điều tốt đẹp, an lạc, hạnh phúc đến với mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Phật tại tâm, nhưng để đạt đến chân tâm thường trú, thể tánh tịnh minh, một hành giả tu tập cũng cần phải biết thanh lọc, chuyển hóa thân tâm từ phàm đến thánh. Chúng con nghĩ rằng: việc hoằng pháp độ sanh, phải trãi qua những phương tiện quyền xảo theo tinh thần giáo điển đại thừa đó là một quá trình tiệm tiến, cần sự dấn thân phụng sự của người con Phật, xuyên suốt và liên tục trong đời này và đời khác.
Rất mong chư Tôn đức trong Giáo hội, Ban Hoằng pháp Trung ương, chư Tăng ni và Phật tử chúng ta phát tâm thực hiện, để đem lại lợi ích cho đời, cho đạo ngày càng thành tựu viên mãn.
Xin cảm ơn Pháp hội đã lắng nghe.
Các tin đã đăng: