HT.Thích Huệ Thông triển khai Hiến chương và một số Nội quy Quy định của Giáo hội
Tại khóa bồi dưỡng, HT. Thích Huệ Thông đã triển khai Hiến chương được sửa đổi lần thứ VI và một số quy định của Giáo hội, cũng như các thể thức văn bản về hành chánh. Ngài cũng đã cho biết lịch sử của PGVN từ thập niên 20-30, thời gian đó các tổ chức Giáo hội chưa ra đời, chỉ mang tính tập hợp của một số chư Tôn đức để hình thành các tổ chức mang tính vùng miền và các địa phương rồi đến phong trào chấn hưng Phật giáo.
Từ thập niên 40 trở về sau, các tổ chức hội ra đời nhưng vẫn không mang tính quy mô. Cho đến những thập niên 60 dưới sự đàn áp của chế độ Ngô Đình Diệm, Phật giáo bắt đầu đấu tranh. Những giai đoạn đó, có hàng chục các tổ chức Giáo hội ra đời và hoạt động riêng lẻ. Năm 1981, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, các tổ chức của Giáo hội được hình thành trước năm 1975, cụ thể 09 tổ chức hệ phái cùng ngồi lại với nhau và đi đến thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào tháng 11 năm 1981, thời điểm đó Hiến chương GHPGVN ra đời.
Hiến chương là một sản phẩm Trí tuệ tập thể của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử cư sĩ Việt Nam xây dựng nên. Trong Hiến chương có những quy định, những điều khoản nhằm để ổn định xây dựng và đáp ứng nhu cầu PG ở giai đoạn lịch sử lúc đó. Cũng như thời Đức Phật thành đạo, mười hai năm đầu không có giới luật, chư Tăng sống theo tinh thần lục hòa cộng trụ, cho đến khi đệ tử có vi phạm thì Đức Phật chế giới, cũng như chiếc áo rách thì mới vá. Từ đó có Luật tứ pháp Ba-la-di và các quy định khác được hình thành để đáp ứng, giải quyết những sự phát triển của Tăng đoàn thời đó.
Sau đó, các nội quy đã ra đời như Tăng sự, Giáo dục, Hướng dẫn Phật tử, Văn hóa….Nội quy của các Ban, Ngành, Viện hình thành ra đời, nhằm củng cố ổn định cho các tổ chức trực thuộc. Sở dĩ nguyên nhân mà Đức Phật chế giới cũng nhằm để xây dựng một đoàn thể Tăng đoàn cho được thánh thiện thì Hiến chương cũng giống như bộ luật và là đạo luật cao nhất của Phật giáo,dưới hiến chương là các nội quy, quy chế của Giáo hội.
Hòa thượng đã phân loại về các thể thức, thể loại văn bản hành chánh của Giáo hội. Hành chánh có nghĩa là thi hành các chính sách chủ trương và các quy định của nhà nước cũng như của các tổ chức. Hành chánh Giáo hội dựa trên yếu tố tinh thần tập thể, các văn bản Giáo hội ra đời không mang tính cá nhân. Hòa thượng cũng dành thời gian để các học viên nêu ra những thắc mắc của mình, hầu hết học viên đều hoan hỷ tiếp thu lời giảng và mong muốn Giáo hội sớm mở khóa hành chánh chính quy để đào tạo Thư ký bộ phận văn phòng các cấp Giáo hội. Trong suốt thời gian chia sẻ, HT đã cô đọng, đúc kết nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp xử lý và điều hành công việc hành chính Giáo hội đến với khóa bồi dưỡng.
Một số hình ảnh tại buổi chia sẻ:
Niệm Phật cầu gia hộ
ĐĐ. Thích Quảng Tiến, Phó trưởng ban tổ chức giới thiệu HT.Thích Huệ Thông đến với khóa bồi dưỡng
Ngọc An, Y Tâm
Nguồn Phật sự Online