210 948
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 18:54:19 21-05-2018 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Chia sẻ của TT.Đức Thiện về công tác thông tin truyền thông

Chia sẻ của TT.Đức Thiện về công tác thông tin truyền thôngChiều ngày 26/05/Mậu Tuất (04/07/2018), tại Hội trường chùa Hội An (TP.Mới), TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS TƯ GHPGVN, chia sẻ chủ đề: “Chủ trương của Giáo hội về công tác thông tin truyền thông”, đến toàn thể học viên khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và xử lý thông tin truyền thông Phật giáo.

 

 
Mỗi người dùng thông tin truyền thông đều có mục đích riêng. Trong những năm gần đây, mọi thành phần trong xã hội cũng như tăng ni, phật tử rất chú trọng vào chất lượng truyền tải thông tin truyền thông Phật giáo (TTTT PG). Đáp ứng yêu cầu cấp thiết cũng như nâng cao sự tương tác, truyền đạt thông tin giữa chủ thể đến đối tượng tiếp nhận thông tin, Ban TTTT GHPGVN nỗ lực hết sức để góp phần hoằng dương chính pháp đến tất cả chúng sinh.

Như chúng ta đã biết, truyền tải TTTT đến mọi người bao gồm tâm tư, biểu cảm đến tất cả đối tượng. Truyền thông gắn liền đời sống thường nhật, giữa cá nhân với tổ chức xã hội, ngay cả cỏ cây hoa lá cũng là thông điệp giúp chúng ta truyền đạt TTTT một cách hữu hiệu, vì vậy công tác TTTT PG không thể xa rời bản thể của tự tính. Bản chất thông tin TTTT rất quan trọng. Chúng ta không thể nào cô lập khỏi cuộc sống mà thiếu TTTT, vì tầm ảnh hưởng và tác động lớn của TTTT nói lên ý thức hình thành từ xã hội, hành động, mục đích của cá nhân và cộng đồng, tạo thành dư luận tốt xấu tác động về mọi mặt. 

TTTT là quyền lực thứ 4 trong xã hội, mặc dù không có cụ thể quy định, nhưng nó có sức mạnh chi phối đa chiều. Bất kì ai sử dụng TTTT mà không có định hướng ĐÚNG, do vô tâm hay hữu ý đã gây ra nguy hiểm cho nhiều người. Thời gian qua, có nhiều TTTT không chuẩn xác gây tổn thất lớn lao về tinh thần vật chất cho cá nhân và tập thể, chư tôn đức thấy rõ vấn đề đó và chỉ đạo coi trọng công tác TTTT và phải chủ động xử lý TTTT một cách hiệu quả.

Theo dòng lịch sử, TTTT từ truyền miệng, cho đến khi khoa học phát triển có phương tiện máy móc mở rộng thành TTTT đại chúng (tivi, internet, báo chí, máy ảnh, camera). TTTT đại chúng thúc đẩy phát triển thành nguồn dữ liệu đa dạng phong phú, nhiều hình thức thể loại khác nhau, thay đổi toàn bộ cuộc sống cộng đồng, đó là tác động của thế giới phẳng như chúng ta đang sống ở đó, không tách biệt mà gần như tương tác rộng lớn khắp toàn cầu.

Khi trang mạng phát triển quá nhanh, những thông tin trên mạng ảo có quan niệm cộng đồng khác hẳn đời sống thực tế, trong khi bản chất Phật giáo là truyền thông. Chúng ta nhìn lại lịch sử của đức Phật, bài pháp đầu tiên của Ngài, chính là truyền đạt TTTT Phật giáo. Sau 49 ngày thiền định tại cây bồ đề, Ngài đã đi bộ trở về Varasi để thuyết bài pháp đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như và điều cốt tủy của TTTT PG là truyền tải Chân lý, nói rõ nguồn căn sự Khổ và Diệt Khổ. 

Noi theo gương đức Phật, mỗi vị tăng, ni là nhịp cầu kết nối truyền thông, hướng dẫn mọi người thực hành tu tập chính Pháp, đồng thời thể hiện rõ vai trò của sứ giả Như Lai. Bên cạnh đó, phật tử cư sĩ tu học và phụng sự tốt, nhiệt tâm hoằng pháp lợi sinh là góp phần xây dựng đạo pháp trường tồn.  
 

Qua bốn kì kết tập kinh điển, ngày nay Tam tạng giáo điển được lưu tryền và hình thành qua hình thức: Truyền miệng, chữ Sankrit, Hán, Anh, Phạn, từ đó hình thành TTTT mở rộng đến đại chúng khắp châu lục. Chúng ta tự hỏi: “Tại sao Phật giáo có nhiều bộ kinh?”. Vì đức Phật nói mỗi đối tượng tiếp nhận TTTT PG phải tùy thuộc vào yếu tố: Khế Lý, Khế Cơ, Khế Thời, Khế Xứ.

Hiện nay có rất nhiều khóa tu với nhiều chủ đề khác nhau, chúng ta dùng nên phương tiện phù hợp cho mỗi lứa tuổi, tùy thuộc không gian. Nếu không quán triệt Tùy Duyên Phương Tiện, sẽ gây nên nhiều xung đột, mâu thuẫn chia rẽ các hệ phái, làm sai lệch bản chất của Phật giáo. 

Chư tăng ni ngày nay được thừa hưởng nền TTTT PG do các bậc tiền nhân để lại. Từ những buổi đầu, chư vị Tổ thầy thấy công tác TTTT PG rất quan trọng và thành lập báo chí PG như: Vạn Hạnh, Đuốc Tuệ, Viên Âm, Tam Bảo, Pháp Âm, Từ Bi Âm, Giác Ngộ, Tạp chí Văn hóa PG, Tạp chí Nghiên cứu PG, Tạp chí PG nguyên thủy, Tạp chí Phân ban Ni giới v.v…

Hiện nay có hàng nghìn trang mạng PG từ các ban ngành viện, ban trị sự, cá nhân tương tác TTTT PG…, nhưng số lượng chư tôn đức tăng, ni đầy đủ khả năng làm TTTT PG là bao nhiêu?

Xuất phát tầm quan trọng, một trong chín mục tiêu lớn nhiệm kỳ VIII đặt vấn đề làm công tác TTTT PG như thế nào? Chư tôn đức thảo luận đưa ra ý kiến xây dựng đẩy mạnh TTTT PG thành kênh Hoằng Pháp toàn quốc. Để làm TTTT PG phát tiển có tầm quy mô chính thống, danh sách kiện toàn nhân sự, nội quy hoạt động và quản lý, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp, ban TTTT PG TƯ cần có định hướng cụ thể, vì đó là tính cấp thiết đi kèm chuyên môn cao mới có hiệu quả tốt nhất truyền đạt TTTT PG. Ngoài các phương tiện hỗ trợ về mặt kỹ thuật công nghệ số, chúng ta phải có kỹ năng nhuần nhuyễn, kịp thời đưa thông tin và phản biện chuẩn xác về Phật giáo, cụ thể; chủ động xử lý khủng hoảng truyền thông Phật giáo, phải hết sức khéo léo để tránh các hiệu ứng dư luận không tốt trong xã hội, vì TTTT luôn tạo sự tò mò cho mọi người, vô tình gây ra tác nhân không lường trước được hệ lụy về sau…

Làm thế nào để quản lý tốt các trang báo giấy, báo mạng Phật giáo? Đó là trách nhiệm của Ban TTTT PG cần có thời gian họp bàn về với các admin trang web PG. Đồng thời, định hướng lâu dài kênh truyền hình Phật giáo? Kế hoạch sắp tới, website Phatsuonline TV phát triển thành trang mạng truyền hình PG như thế nào?

Hoa Sen Gió
Nguồn phatgiao.org.vn
Chia sẻ với bạn bè qua: