Admin. 20:44:16 17-12-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII: Phát huy vai trò của Tăng bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội
Trong bài viết tham luận này, chúng tôi xin đề cập đến vai trò của Tăng bảo (chư tăng, chư ni) trong việc duy trì và truyền đạt giáo lý Phật đà và giá trị mang lại cho cộng đồng, nhu cầu trong sự hướng dẫn con người quay về nội tâm, ổn định đời sống tinh thần, cho cá nhân và cộng đồng xã hội.
Tóm tắt:
Thế kỷ XXI, sự tiến bộ của nền khoa học, kỹ thuật đạt đến mức độ cao và tiếp tục phát triển không ngừng. Tuy nhiên, sự tiến bộ đó đã không giải quyết được cội gốc khổ đau của nhân loại và cũng không làm cho con người được thanh bình, an lạc. Trong bối cảnh đó, Phật giáo cần phải thích nghi và phát triển trong đời sống hiện đại để đáp ứng về mặt tâm linh cho nhân loại với giáo lý và ánh sáng của từ bi - trí huệ. Để làm được điều này, tăng sĩ Phật giáo có nhiệm vụ thiêng liêng là truyền bá lời Phật dạy đến mọi người, nhằm đem lại lợi ích cho tất cả và cho chính bản thân.
Chúng ta phải ý thức sâu sắc công cuộc hoằng pháp trong đó vai trò tăng sĩ là chủ đạo. Thành công hay thất bại, Phật giáo thịnh hay suy cũng tùy thuộc vào đội ngũ giảng sư trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Đức Phật và Bồ Tát cùng chư vị lịch đại Tổ sư trong việc duy trì và tiếp nối mạng mạch hoằng dương chính pháp đến ngày hôm nay.
Chúng ta phải ý thức sâu sắc công cuộc hoằng pháp trong đó vai trò tăng sĩ là chủ đạo. Thành công hay thất bại, Phật giáo thịnh hay suy cũng tùy thuộc vào đội ngũ giảng sư trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Đức Phật và Bồ Tát cùng chư vị lịch đại Tổ sư trong việc duy trì và tiếp nối mạng mạch hoằng dương chính pháp đến ngày hôm nay.
Trong bài viết tham luận này, chúng tôi xin đề cập đến vai trò của Tăng bảo (chư tăng, chư ni) trong việc duy trì và truyền đạt giáo lý Phật đà và giá trị mang lại cho cộng đồng, nhu cầu trong sự hướng dẫn con người quay về nội tâm, ổn định đời sống tinh thần, cho cá nhân và cộng đồng xã hội.
1. Phật giáo với công tác hoằng pháp
Chúng ta cũng từng nghe nói “Đạo nào cũng tốt” nhưng chỉ có Phật giáo lại được vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”. Năm 2009, Phật giáo đã được tôn vinh là Tôn giáo tốt nhất thế giới, do Hội Liên minh Quốc tế Tiến bộ Tôn giáo và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve, Thụy Sĩ trao tặng.(1)
Báo Tribune de Geneve đã trích dẫn phát biểu của 4 thành viên tham gia biểu quyết trong hội nghị. Trưởng ban Nghiên cứu của ICARUS Jonna Hult phát biểu rằng: “Với tôi, chẳng có gì ngạc nhiên khi Phật giáo đoạt giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”, bởi vì chúng tôi không thể phát hiện đúng nghĩa một trường hợp cá biệt nào về một cuộc chiến đã chiến đấu dưới danh nghĩa Phật giáo, trái với các tôn giáo khác, dường như tôn giáo nào trong kho cũng đều có súng để phòng hờ khi Thượng đế (God) mắc sai lầm. Chúng tôi lâm vào cảnh hết sức khó khăn để phát hiện thậm chí một phật tử đã từng tham gia trong quân đội. Quý phật tử thực hành những gì họ thuyết giảng đạt đến một trình độ mà chúng tôi không dễ gì có thể dùng kinh điển trong bất cứ truyền thống tâm linh nào khác để chứng minh được.”(2)
Điều này tạo nên một vinh dự lớn lao với những người theo đạo Phật, nhằm khẳng định giá trị không đổi về lời Phật dạy. Phật giáo, ngay từ khi được truyền bá vào Việt Nam đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực và nhanh chóng thích nghi đời sống của người Việt. Phật giáo thấm vào nền văn minh Việt Nam một cách tự nhiên, có sức lan tỏa mạnh mẽ cũng như tạo nên một chỗ đứng nhất định từ cung đình cho đến làng xã Việt Nam. Đạo lý Phật giáo ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân trở thành những giá trị tinh thần vô giá cho người dân Việt Nam.
Lịch sử Phật giáo đã chứng minh sự hiện hữu của mình trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và có những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực vào các mặt nói trên. Phật giáo Việt Nam cũng trải qua bao thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, có lúc thống nhất, có lúc phân tán, do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đây Phật giáo Việt Nam đã được thống nhất. Các hệ phái Phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọng, hệ thống chùa chiền, tăng ni đã được thống kê, quản lý thống nhất.
Sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của đất nước, sự hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, Phật giáo Việt Nam cũng đang có những bước chuyển mình nhanh chóng để phù hợp, thích ứng với yêu cầu và xu thế phát triển chung của xã hội. Những vấn đề đó, bên cạnh yếu tố tích cực là tạo ra môi trường giao lưu, trao đổi để tiếp thu, học hỏi những điều mới thì cũng đặt ra vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa, truyền thống tôn giáo, để hòa nhập mà không bị hòa tan và cuốn theo xu thế phát triển đó, làm thay đổi nền tảng trí tuệ và đạo đức tốt đẹp của Phật giáo. Chính vì lẽ đó, bài tham luận này bàn về trách nhiệm của mỗi chư tăng ni thuộc hàng Tam bảo trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Phật pháp nhằm mang lợi ích cho cộng đồng trong xã hội ngày nay.
Hoằng pháp là một trong những sứ mệnh quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ. Từ thời kỳ đức Phật, một trong những mục tiêu của đức Phật trong việc thành lập tăng đoàn là truyền bá Chính pháp vì hạnh phúc và lợi lạc cho chúng sinh. Vì thế, việc hoằng pháp chính là trách nhiệm của hàng tăng, ni đệ tử Phật, hành giả thực hiện nhiệm vụ của hành giả trong việc hoằng hóa chúng sinh và thảo luận cách thức mà hành giả phải đối mặt với các vấn đề hiện đại trong xã hội toàn cầu.
Sự thăng trầm của hơn 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam đã chứng minh được tầm quan trọng của công tác hoằng pháp. Để ngôi nhà chính pháp mãi vững bền, thì trên có Chư vị cao tăng thạc đức, các bậc tôn túc khả kính, dưới không thể thiếu hàng ngũ kế thừa, đó là tăng ni trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là vai trò của tăng ni và làm thế nào để khẳng định vai trò quan trọng đó của mình.
Không có gì mà phải hoài nghi khi nói rằng trách nhiệm to lớn của các vị tăng, ni chính là việc trở thành những người cố vấn về tôn giáo cho quần chúng nhân dân phật tử, khi hành giả đã được trang bị những kiến thức chuẩn để hoằng pháp. Đức Phật đã dạy rằng, Chính pháp mà Ngài tuyên bố là vì sự lợi ích và hạnh phúc của con người, giúp con người thoát khỏi phiền não và khổ đau về phương diện cá nhân cũng như xã hội. Phật giáo không phải chỉ là một triết lý về cuộc sống mà còn là cách sống đem lại hạnh phúc cho chính những ai thực hành nó.
Trong vai trò của một người hoằng pháp, trách nhiệm đầu tiên của một vị tăng, ni trẻ là triệt để tuân theo những lời dạy của đức Phật và trở thành một cá nhân kiểu mẫu để người khác noi theo. Cùng với tiến bộ trong khoa học kỹ thuật mà mặt trái của xã hội cũng như sự suy thoái hóa về đạo đức, con người không còn sống trong một môi trường hòa bình và hạnh phúc. Hơn thế nữa,trách nhiệm của chư tăng, ni là nhận thức rõ các vấn đề xã hội toàn cầu hóa hiện nay và cách giải quyết những vấn nạn gặp phải của xã hội hiện đại.
2. Vị trí và vai trò của Tăng bảo trong xã hội
Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, Ngài đã từng gặp câu hỏi: “Tăng ni có ích gì cho xã hội hay không vì không thấy họ tham gia lao động sản xuất hay làm kinh tế?”. Có một lần, điền chủ Bharadvaja đặt câu hỏi với đức Thế Tôn khi Ngài cùng tăng đoàn trên đường du hóa ngang qua cánh đồng của ông: “Này Cù Đàm, chúng tôi là nông dân phải cày sâu cuốc bẩm, phải chân lấm tay bùn gieo trồng, bón phân, gặt hái…, mới có được gạo ăn. Còn các vị không làm gì cả, không sản xuất gì hết mà vẫn ăn. Các vị không có ích gì cho cuộc đời này cả, các vị không cày, không cuốc, không gieo trồng, không bón phân, chăm sóc và gặt hái… (Kinh Kasibhadvaja).
Đức Phật đáp lại: “Ta cũng là một người cày ruộng, Ta có đức tin là hạt giống, giới luật là mưa thấm nhuần, trí tuệ là cây cày, khiêm tốn là cán cày, tâm là dây cương dắt bò, niệm là cái roi để điều khiển bò. Như Lai sống với lục căn thu thúc và lời nói ăn uống vừa chừng, đó là pháp trừ cỏ dại. Như Lai thực hiện lằn cày bất tử, kéo cày xong thì không còn đau khổ”. Điền chủ nghe xong đảnh lễ và cúng dường đức Phật.
Đại đức Thích Giác Đạt |
Cũng vậy, hàng ngũ Tăng bảo cần sống theo hạnh của đức Phật, là người tình nguyện bỏ hết vinh hoa phú quý của thế gian, cả danh lợi địa vị cũng không ràng buộc ta, sống không gi đình, không vật sở hữu. Vị thế của họ khác với những người thế gian, vượt ra ngoài địa vị quyền lợi xã hội. Họ phải nỗ lực để hoàn thành sứ mạng cao cả, cũng chính là tâm nguyện “tự giác, giác tha”, trước tự giải thoát mình, sau là cứu vớt người. Vì rằng, ta không thể cho người cái mà mình không hề có. Chư tăng tâm luôn hoan hỷ, chính niệm tỉnh giác, nghiêm trì giới luật. Với đời sống phạm hạnh như vậy, người xuất gia không gây khổ đau cho mình, cho người và mọi loài mà đem đến sự bình an, hạnh phúc cho cho nhân thế.
Như vậy, có thể nói chư tăng trong Tam bảo cũng tham gia các hoạt động cày, cuốc, gieo trồng, bỏ phân, chăm bón và gặt hái. Tuy nhiên, với người nông dân là đất đai, hạt giống còn với chư tăng là gieo hạt giống trí tuệ - niềm tin - tỉnh thức, đất là chân tâm, cày là chính niệm, dụng cụ là sự tinh tấn và mùa màng chúng ta gặt hái được là sự hiểu biết và thương yêu. Mỗi một chư tăng đều mong muốn gieo được mùa màng bội thu, vì cuộc đời này không có niềm tin, sự hiểu biết và lòng thương yêu thì chắc chắn sự sống không thể tồn tại.
3. Đạo đức và lối sống tăng ni trong xã hội hiện đại
Ngoài trọng trách “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”, chư tăng ni còn có trách nhiệm chung đối với sự phát triển đất nước, xã hội khẳng định tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Nếu như việc tăng ni đi học thế học thời gian trước đây luôn gây cho người đời sự ngạc nhiên, các vị Tôn túc, thầy tổ lo lắng, thì ngày nay, hình ảnh tăng ni trẻ xuất hiện rất nhiều trong các trường đại học, trong các buổi sinh hoạt xã hội, thậm chí họ còn là những sinh viên xuất sắc. Đây là điều đáng mừng vì tăng ni trẻ biết năng động hội nhập vào xã hội. Các vấn đề xã hội được tăng ni trẻ quan tâm, chủ động phát huy, tạo nguồn sinh khí mới, một cách nhìn mới trong môi trường giáo dục Phật giáo.
Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm được đó, điều làm cho các bậc Tôn túc phải suy tư lo lắng nhiều là đạo đức, và lối sống của một số chư tăng ni ngày nay. Họ sống xa lạ với giá trị truyền thống mà chư Phật, chư Tổ bao đời truyền dạy. Thậm chí, có nhiều phật tử phản ảnh đã từng thấy không ít trường hợp màu áo “giải thoát” xuất hiện những nơi không nên xuất hiện, và họ không thể chấp nhận hình ảnh ấy.
Trong xã hội ngày nay, một số khuôn mẫu truyền thống quý giá bị họ phá đổ. Tăng ni có thể sống với tinh thần nhập thế, hòa đồng với xã hội để đưa đạo vào đời. Nhưng hòa đồng không có nghĩa là “hòa tan”, để cuộc đời đồng hóa chúng ta. Chúng ta đừng vì một phút yếu lòng mà làm mất đi giá trị cao đẹp của một Thích tử. Vì vậy, chư tăng ni cần phải ý thức, điều chỉnh các hoạt động hành vi để việc tu học của mình xứng đáng là hàng ngũ kế thừa sự nghiệp đạo pháp là bậc mô phạm cho đời.
4. Tăng ni với trách nhiệm hoằng pháp
“Phật pháp trú thế, giai do Tăng hoằng”. Chính pháp được lan rộng, chúng sinh thừa hưởng được vị đề hồ của Phật pháp chắc chắn phải nhờ đến sứ giả của Như Lai hoằng truyền. Đây chính là nghĩa vụ của hàng tăng sĩ trẻ, kế tục sự nghiệp của Phật để tuyên dương Chính pháp. Vậy sự nghiệp hoằng pháp đã được khẳng định, nhiệm vụ hoằng pháp đã được xem là một sứ mệnh thiêng liêng cao cả của hành tăng sĩ, thì bất luận ở thời đại nào, hàng tăng sĩ cũng phải thích nghi và hòa cùng nhịp sống của nhân loại vào thời kỳ đó, có nghĩa là phải “Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Phật pháp là “Bất định pháp” cốt làm sao cho mọi người hiểu “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, Ly thế mích bồ đề, do như cầu thố giác”.
Bên cạnh những hiểu biết cần thiết về Giới - Định - Huệ, chư tăng ni cũng cần có một nếp sống mới, một sự suy nghĩ mới, một tầm nhìn mới để hội nhập vào đời. Cần am hiểu về cuộc sống hiện tại của tuổi trẻ, để theo kịp xu hướng thời đại. Tùy duyên bất biến theo nghĩa hòa nhập hồng trần mà không bị bụi hồng chi phối, nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không bị dòng xoáy của cuộc đời cuốn hút. Muốn được như vậy hằng ngày người tăng sĩ phải trau dồi Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng, đem sở học lẫn sở tu của mình ra để truyền trao cho người, có nghĩa là không chỉ truyền trao ngôn ngữ văn tự suông, mà còn bằng cả tâm huyết của chính mình.
Tiếp đến, nhiệm vụ của tăng ni khi đi hoằng pháp phải thuyết pháp như thế nào để người nghe pháp phát khởi được lòng tin đối với Tam bảo, khiến cho họ cảm nhận được sự an lạc từ giáo pháp, từ thân giáo của vị giảng sư, cảm nhận và nhận thức được giá trị thực của con người và cuộc đời theo tinh thần Phật giáo.
Kết luận
Đạo Phật luôn hướng đến sự hòa bình, trải qua nghìn năm lịch sử chưa từng có bất cứ cuộc chiến tranh nào xuất phát từ Phật giáo, cũng chưa từng xúi giục tín đồ Phật giáo nào tham gia những cuộc chiến tranh xung đột dù chính nghĩa hay phi nghĩa, dù lý do gì thì chiến tranh vẫn là thảm hoạ và gây đau thương không biết bao nhiêu chúng sinh vô tội. Giáo lý đạo Phật luôn lấy an vui và hạnh phúc của tất cả chúng sinh làm điểm tựa và mục đích hướng đến. Bất luận ở thời đại nào, chư tăng Ni cũng đều thích nghi và hòa cùng nhịp sống của nhân loại vào thời kỳ đó.
Nếu thế kỷ XXI là “thế kỷ của tôn giáo”, thì vai trò và trách nhiệm tăng ni Phật giáo sẽ nặng nề hơn trong sự chỉ dẫn con người quay về nội tâm, ổn định lại đời sống tinh thần. Để hoàn thành sứ mạng thừa kế, các tăng ni cần phải cập nhật hóa kiến thức trong thế giới hiện đại. Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng do có đường hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và với tinh thần: “Trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực, trang nghiêm Giáo hội”.
Sự đoàn kết, hòa hợp Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với dân tộc trên con đường phát triển của mình, chắc chắn Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc và giữa nền văn hóa dân gian của Việt Nam. Tuy nhiên, trước thực trạng xã hội hiện nay, vai trò của văn hóa Phật giáo trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo để góp phần tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là rất quan trọng, không để bị ảnh hưởng trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập này.
Sự đoàn kết, hòa hợp Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với dân tộc trên con đường phát triển của mình, chắc chắn Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ còn sống mãi trong lòng dân tộc và giữa nền văn hóa dân gian của Việt Nam. Tuy nhiên, trước thực trạng xã hội hiện nay, vai trò của văn hóa Phật giáo trong giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo để góp phần tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là rất quan trọng, không để bị ảnh hưởng trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập này.
Đại đức, TS.Thích Giác Đạt – VP BTS GHPGVN tỉnh Bắc Ninh
Tham luận tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII
-------------
Chú thích:
(1) International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ đã trao giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới” (The Best Religion in the World) năm 2009.
(2) https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=73C40B truy cập ngày 15/10/2017
-------------
Chú thích:
(1) International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS) có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ đã trao giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới” (The Best Religion in the World) năm 2009.
(2) https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=73C40B truy cập ngày 15/10/2017
Các tin đã đăng: