Đông Triều. 01:30:23 02-10-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Hoằng Pháp Tây Nguyên Cần Kết Hợp Với Từ Thiện, Văn Hóa, Giáo Dục Để Đạt Hiệu Quả Cao Hơn.(*)
TT. Thích Đồng Nguyện
Ủy viên Thường Trực BHPTƯ
Hân hạnh được tham dự hội thảo Hoằng pháp khu vực Tây Nguyên, tôi thật vô cùng hoan hỷ và phấn khởi. Giờ phút này được sự cho phép của Ban Tổ chức, tôi xin được góp vài ý kiến về Phật sự Hoằng pháp khu vực Tây Nguyên.
Trước hết, thành tâm kính lễ chư Tôn Đức chứng minh, chư Tôn Đức chủ tọa đoàn, trân trọng chào mừng chư Tôn Đức các tỉnh thành chào mừng quý vị đại biểu tham dự hội thảo. Kính chúc chư Tôn Đức và quý vị vô lượng an lạc cát tường như ý.
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Một châm ngôn bất hủ đối với những sứ giả Như Lai ở mọi nơi, mọi lúc và mọi thời đại, đó là: “Hoằng pháp là việc nhà, Lợi sanh là sự nghiệp” Hoằng pháp và lợi sanh là mục đích tối thượng của người xuất gia. Nhưng Hoằng pháp lợi sanh là thế nào? Nói một cách vắn tắt là lợi ích chúng sanh bằng cách truyền bá chánh pháp nhưng không nên hiểu một cách đơn giản rằng, Hoằng pháp lợi sanh chỉ là việc tuyên truyền mà là một sứ mạng tự giác giác tha bằng chánh pháp. Nghĩa là, dùng chánh pháp giác ngộ mình và giác ngộ người khác, ấy là Hoằng pháp lợi sanh.
Hoằng pháp là một sứ mạng thiêng liêng mà Giáo hội cũng như mỗi Tỳ Kheo suốt cả cuộc đời, suốt cả thế hệ này qua thế hệ khác làm không bao giờ xong. Trong đó việc Hoằng pháp đến vùng cao vùng xa, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề nhiều thách thức mà trong những thời gian qua chúng ta thực hiện chưa được nhiều. Mặc dù chúng ta cũng đã đề ra chương trình kế hoạch nhưng thực tế hành động hiệu quả chưa cao. Chúng ta đã có nhiều hội thảo Hoằng pháp toàn quốc hoành tráng, quy mô… nhưng không phải là không có những mặt hạn chế của nó.
Trong khi hội thảo khu vực như thế này vẫn có những yếu tố tích cực, thực tiễn và cụ thể, dễ dàng đạt được kết quả khi thực thi.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến dân tộc thiểu số, là nói đến một bộ phận dân tộc đặc biệt, trong ấy cách nhìn cách nghĩ khác với chúng ta. Họ có một đời sống du canh du cư, đa dạng về địa lý, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng… Chúng ta cần có sự nghiên cứu một cách khoa học về sự đặc thù của các vùng, miền, buôn làng, sắc tộc.
Qua những kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học xã hội, những dân tộc ở Tây Nguyên được phân định nhiều nhóm khác nhau: Những dân tộc thiểu số bản địa phần nhiều là tín ngưỡng Đa Thần. Một số sắc tộc sống theo cách thức cổ truyền nhưng đang chuyển dần sang tín ngưỡng Nhất Thần. Một số dân tộc sống đời sống nương rẫy thì vẫn giữ tín ngưỡng đa thần. Một bộ phận dân tộc khác chuyển từ trồng lúa rẫy sang trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều…thì đời sống tâm linh của họ ảnh hưởng người Kinh. Trên cơ sở thực tiễn của đời sống xã hội dân tộc thiểu số chúng ta cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và có cách Hoằng pháp phù hợp với từng tộc người, từng khu vực, mang tầm chiến lược, định hình được sự phát triển đạo pháp qua từng giao đoạn.
Khi Phật tại thế, thấy chàng thanh niên Thiện sinh mỗi sáng sớm lễ lạy 6 phương là mê tín, nhưng khi giáo hóa thanh niên nầy đức Thế tôn đã không phủ nhận việc lễ lạy 6 phương của anh. Ngài để nguyên vậy và thêm vào đó 6 bổn phận cụ thể phải làm.
Kinh dạy có vô lượng pháp môn, thì trong vô lượng pháp môn đó chúng ta vận dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh, căn cơ. Không nên có sự cục bộ cực đoan về pháp môn, về giáo nghĩa bộ phái. Buôn làng nào, dân tộc nào, đặc tính đặc thù như thế nào cần ứng dụng pháp môn phù hợp để giáo hóa.
Hoằng pháp mà chỉ diễn giảng thì chỉ có lợi một phạm vi nhỏ nếu như không muốn nói là co cụm hạn chế cho nên cần phải kết hợp với từ thiện, văn hóa, giáo dục ứng dụng theo tứ nhiếp pháp lấy bố thí làm đầu. Kinh Dược Sư cũng dạy như thế. Cần có những lớp học tình thương, chương trình bổ túc văn hóa phổ thông, chuyển ngữ những bài kinh tụng thông thường, những tại liệu giáo lý phổ thông ngắn gọn bằng tiếng dân tộc. chuyển hiện hình ảnh đức Phật phù hợp với nhận thức của người dân tộc vốn nặng tư tưởng thần giáo.
Vì không phải là người chuyên môn về dân tộc học nên cũng không rành rõ sâu sắc về đặc tính, đặc thù của mỗi dân tộc, tuy nhiên cũng xin mạo muội đề nghị ban Hoằng Pháp Trung ương và Ban Hoằng pháp của từng địa phương nên đào tạo nhân sự có khả năng nghiên cứu một cách khoa học cũng như có những kế hoạch trong việc truyền bá chánh pháp vào từng dân tộc.
Xin thành kính tri ân chư Tôn Thiền đức và trân trọng cảm ơn quý vị đã lắng nghe những chia sẻ mộc mạc này.
Kính chúc chư Tôn Thiền đức Tăng ni pháp thể khinh an Phật sự viên thành kính chúc quý vị đại biểu tùy sở trú xứ thường an lạc.
(*) Tiêu đề là của BBT
Trước hết, thành tâm kính lễ chư Tôn Đức chứng minh, chư Tôn Đức chủ tọa đoàn, trân trọng chào mừng chư Tôn Đức các tỉnh thành chào mừng quý vị đại biểu tham dự hội thảo. Kính chúc chư Tôn Đức và quý vị vô lượng an lạc cát tường như ý.
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Một châm ngôn bất hủ đối với những sứ giả Như Lai ở mọi nơi, mọi lúc và mọi thời đại, đó là: “Hoằng pháp là việc nhà, Lợi sanh là sự nghiệp” Hoằng pháp và lợi sanh là mục đích tối thượng của người xuất gia. Nhưng Hoằng pháp lợi sanh là thế nào? Nói một cách vắn tắt là lợi ích chúng sanh bằng cách truyền bá chánh pháp nhưng không nên hiểu một cách đơn giản rằng, Hoằng pháp lợi sanh chỉ là việc tuyên truyền mà là một sứ mạng tự giác giác tha bằng chánh pháp. Nghĩa là, dùng chánh pháp giác ngộ mình và giác ngộ người khác, ấy là Hoằng pháp lợi sanh.
Hoằng pháp là một sứ mạng thiêng liêng mà Giáo hội cũng như mỗi Tỳ Kheo suốt cả cuộc đời, suốt cả thế hệ này qua thế hệ khác làm không bao giờ xong. Trong đó việc Hoằng pháp đến vùng cao vùng xa, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số là một vấn đề nhiều thách thức mà trong những thời gian qua chúng ta thực hiện chưa được nhiều. Mặc dù chúng ta cũng đã đề ra chương trình kế hoạch nhưng thực tế hành động hiệu quả chưa cao. Chúng ta đã có nhiều hội thảo Hoằng pháp toàn quốc hoành tráng, quy mô… nhưng không phải là không có những mặt hạn chế của nó.
Trong khi hội thảo khu vực như thế này vẫn có những yếu tố tích cực, thực tiễn và cụ thể, dễ dàng đạt được kết quả khi thực thi.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến dân tộc thiểu số, là nói đến một bộ phận dân tộc đặc biệt, trong ấy cách nhìn cách nghĩ khác với chúng ta. Họ có một đời sống du canh du cư, đa dạng về địa lý, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng… Chúng ta cần có sự nghiên cứu một cách khoa học về sự đặc thù của các vùng, miền, buôn làng, sắc tộc.
Qua những kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học xã hội, những dân tộc ở Tây Nguyên được phân định nhiều nhóm khác nhau: Những dân tộc thiểu số bản địa phần nhiều là tín ngưỡng Đa Thần. Một số sắc tộc sống theo cách thức cổ truyền nhưng đang chuyển dần sang tín ngưỡng Nhất Thần. Một số dân tộc sống đời sống nương rẫy thì vẫn giữ tín ngưỡng đa thần. Một bộ phận dân tộc khác chuyển từ trồng lúa rẫy sang trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, điều…thì đời sống tâm linh của họ ảnh hưởng người Kinh. Trên cơ sở thực tiễn của đời sống xã hội dân tộc thiểu số chúng ta cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu và có cách Hoằng pháp phù hợp với từng tộc người, từng khu vực, mang tầm chiến lược, định hình được sự phát triển đạo pháp qua từng giao đoạn.
Khi Phật tại thế, thấy chàng thanh niên Thiện sinh mỗi sáng sớm lễ lạy 6 phương là mê tín, nhưng khi giáo hóa thanh niên nầy đức Thế tôn đã không phủ nhận việc lễ lạy 6 phương của anh. Ngài để nguyên vậy và thêm vào đó 6 bổn phận cụ thể phải làm.
Kinh dạy có vô lượng pháp môn, thì trong vô lượng pháp môn đó chúng ta vận dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh, căn cơ. Không nên có sự cục bộ cực đoan về pháp môn, về giáo nghĩa bộ phái. Buôn làng nào, dân tộc nào, đặc tính đặc thù như thế nào cần ứng dụng pháp môn phù hợp để giáo hóa.
Hoằng pháp mà chỉ diễn giảng thì chỉ có lợi một phạm vi nhỏ nếu như không muốn nói là co cụm hạn chế cho nên cần phải kết hợp với từ thiện, văn hóa, giáo dục ứng dụng theo tứ nhiếp pháp lấy bố thí làm đầu. Kinh Dược Sư cũng dạy như thế. Cần có những lớp học tình thương, chương trình bổ túc văn hóa phổ thông, chuyển ngữ những bài kinh tụng thông thường, những tại liệu giáo lý phổ thông ngắn gọn bằng tiếng dân tộc. chuyển hiện hình ảnh đức Phật phù hợp với nhận thức của người dân tộc vốn nặng tư tưởng thần giáo.
Vì không phải là người chuyên môn về dân tộc học nên cũng không rành rõ sâu sắc về đặc tính, đặc thù của mỗi dân tộc, tuy nhiên cũng xin mạo muội đề nghị ban Hoằng Pháp Trung ương và Ban Hoằng pháp của từng địa phương nên đào tạo nhân sự có khả năng nghiên cứu một cách khoa học cũng như có những kế hoạch trong việc truyền bá chánh pháp vào từng dân tộc.
Xin thành kính tri ân chư Tôn Thiền đức và trân trọng cảm ơn quý vị đã lắng nghe những chia sẻ mộc mạc này.
Kính chúc chư Tôn Thiền đức Tăng ni pháp thể khinh an Phật sự viên thành kính chúc quý vị đại biểu tùy sở trú xứ thường an lạc.
(*) Tiêu đề là của BBT
Ban TTTTPG Dak Lak
Các tin đã đăng: