610 613
Văn Hóa » Sách Báo & Tư Liệu
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 04:50:44 30-11-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Hoằng Pháp Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Ít Người

Hoằng Pháp Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Ít Người - ĐĐ. Thích Minh Đăng - Phó Ban Hoằng Pháp tỉnh ĐăkLăk. - Trưởng tiểu Ban Dân tộc ít người tỉnh ĐăkLăk.
1. Hoằng pháp là một trong những nghành hoạt động trọng tâm và mũi nhọn của Giáo Hội. Bởi nhiệm vụ của hoằng pháp là làm cho nhiều người thâm tín Phật pháp, thực hành Phật pháp với một lời nguyện lớn” chúng sanh vô biên thề nguyện độ”. Đức Phật cũng đã từng dạy các đệ tử: “Này các Tỳ Kheo, hãy đi truyền bá chánh pháp hết thảy mọi nơi, hãy đi một nơi một người, đừng đi một nơi hai người, hãy nổ lực truyền bá chánh pháp không biết mệt mỏi. Làm cho chánh pháp của Như Lai ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi loài chúng sanh”. Theo lời Phật dạy, từ bao đời nay Giáo hội luôn đẩy mạnh bánh xe chánh pháp, đem giáo pháp thậm thâm truyền thụ khắp nhân gian.
2. Thế nhưng nhìn vào thực trạng nhiệm vụ hoằng pháp của Giáo hội Phật giao Việt nam nói chung, của tỉnh Đăk Lăk nói riêng thì vẫn còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải có biện pháp giải quyết.
Đất nước Việt nam có 54 Dân tộc anh em cùng chung sống, riêng tại vùng đất Tây nguyên này, ngoài dân tộc bản xứ là Ê đê thì còn có dân tộc Mường, Mán, Tày, Nùng, Dao, Thái… cùng sinh sống. Ngoài khoảng cách về địa lý, phong tục tập quán thì tín ngưỡng là vấn đề còn nan giải, bởi mỗi một dân tộc đều có những tín ngưỡng tâm linh khác nhau, thờ cúng theo phong tục tập quán riêng: thờ thần, Giàng, Tế lễ, Ma chay... nên không thể dễ dàng một sớm một chiều mà đem đạo Phật đến với Họ được.
3. Nói như thế cũng không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không giải quyết được vấn đề  hoằng pháp đối với đồng bào dân tộc ít người, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn khắc phục được.
Bởi cốt lõi của Phật Pháp là “ban vui cứu khổ”, mọi triết lí cũng chỉ để lí giải nguyên nhân khổ đau của con người và chỉ ra cách giải thoát khổ đau không chỉ trong hiện tại mà cả vị lai. Mà các nghi thức tế lễ, cúng bái, thờ phụng của đồng bào thì cuối cùng cũng là để tìm đến sự an lành, ấm no, hạnh phúc. Như vậy, xét về mục đích thì cách thức tu tập trong đó có cả nghỉ thức thờ cúng của đạo Phật với nghi thức thờ cúng của người đồng bào dân tộc là giống nhau. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản là Đạo Phật thấy rõ nguyên nhân khổ đau và cách diệt khổ đau để từ đó có một cách thức hành trì tu tập đầy trí tuệ, khoa học và hiệu quả để đi đến kết quả tối thượng là diệt khổ. Còn đồng bào dân tộc thờ cúng, cầu xin với một tâm lượng cần xin, còn mong cầu, phụ thuộc vào sự phán xét của thần linh, đôi lúc không diệt được khổ mà còn tạo khổ (tế lễ, sát sinh, duy trì những hủ tục mê tín lạc hậu: tảo hôn, ma chay, cưới xin…) vì vậy, nhiệm vụ của Hoằng Pháp là nương vào đó để truyền bá Phật Pháp, phân tích chỉ dẫn, thực hành, nhằm cho họ thấy được bản chất của vấn đề, đâu là mê tín sai lầm, đâu là an lành hạnh phúc thật sự.
          Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp với Phật tử dân tộc ít người, chúng tôi có những ghi nhận như sau:
- Người làm nhiệm vụ hoằng pháp phải thấy đây là một trọng trách, một sứ mạng thiêng liêng cao cả, vì thế người hoằng pháp muốn hoàn thành sứ mạng này phải có tấm lòng Hoằng dương Chánh pháp, có một trình độ nhất định, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn phù hợp.
- Từ xưa hoằng pháp bằng cách thuyết giảng trực tiếp là loại hình hoằng pháp chủ yếu nhất, sau đó mới có bài vở, thì cần đến chữ viết, in ấn. Ngày nay, phương tiện hiện đại hơn là có phim ảnh, băng đĩa, internet,.. tuy nhiên dù cách thức nào thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất.
-  Người hoằng pháp ngoài tâm đạo, đòi hỏi phải có nhiều kỷ năng:
+ Kỷ năng tổ chức: Tiến hành tốt nhiều công việc ngoài thuyết giảng. Hoằng Pháp còn có thể tổ chức một khóa tu Một ngày An lạc hoặc Phật thất:
+ Người Hoằng Pháp cần phải có kỹ năng Tổ chức trang trí, sắp sếp, đón tiếp, ăn nghỉ. Đối với Phật tử người đồng bào về cách thức sinh hoạt họ chưa thuần thục, chưa hiểu hết ý nghĩa của mỗi thao tác trong tu tập nên phải có người hướng dẫn, chỉ cách đi đứng khi đến chùa, ăn nói trong chánh niệm, cách nghỉ ngơi, thư giản…. như thế nào cho tâm thật an lành.
+ Hiểu biết luật pháp: thủ tục xin phép chính quyền, vấn đề an ninh, trật tự.
+ Lên chương trình cho một khóa tu nắm được tiến trình công việc: giờ giấc sinh hoạt, tu tập, phân công nhiệm vụ cho từng người, từng việc từ bắt đầu cho đến lúc hoàn mãn. Khi kết thúc khóa tu có nhận xét, đánh giá kết quả công việc. Bởi sau một ngày tu tập, chúng ta phải cho Phật tử thấy được những lợi lạc mà họ đã gặt hái được và những gì còn tồn tại để buổi tu sau hiệu quả hơn cũng như quá trình thực hiện đều đặn, liên tục ở nhà.
- Tài chánh: Quản lý tốt công việc thu, chi, vận động mạnh thường quân.
+ Ngôn ngữ: Đạo pháp được đem đến cho chúng sanh bằng nhiều con đường, nhưng ngôn ngữ là một phương tiện tối quan trọng, vì thế phong cách diễn đạt, thần thái biểu hiện qua ngôn ngữ sẽ có tác động rất lớn, thậm chí nếu có thể chúng ta phải sử dụng chính ngôn ngữ của dân tộc họ để nói với họ. Một bài học mà chắc chúng ta ai cũng nhớ thời kỳ đầu khi Alécxan Đrốt vào truyền giáo ở đất nước chúng ta, Ông đã nghĩ đến dùng chữ viết bản địa, nhưng lúc bấy giờ ông đã biết được chữ Hán, chữ Nôm là quá khó với người dân bản địa, và để dễ dàng, hiệu quả hơn cho việc truyền bá đạo KiTô, Ông đã sáng chế ra loại chữ viết đơn giản là dùng mẫu tự La Tinh ghép theo âm tiếng việt và sáng chế ra chữ quốc ngữ  mà ngày nay chúng ta đang dùng, từ đó việc truyền bá dễ dàng, thuận lợi hơn. Đức Phật cũng đã dạy: “Không có loại ngôn ngữ nào có thể khiến cho người dân bản xứ có thể hiểu thấu lời Phật dạy bằng chính ngôn ngữ của địa phương nước đó”.
Dùng cách thức ví dụ (như Đức Phật vẫn dùng ở trong kinh) cụ thể, sinh động, tránh dùng từ ngữ Hán-Việt khó hiểu như nói về tu tập, hành trì tụng niệm phải đều đặn, liên tục, mỗi ngày một ít, không đứt đoạn thì việc tu tập mới có kết quả. Thì chúng ta có thể lấy ví dụ như nấu một nồi cơm, không cần lửa lớn nhưng phải đều, liên tục thì cơm mới chín, còn nếu đun một lúc nhiều củi, lửa to, rồi để tắt, lại đun lửa to rồi lại để tắt thì nồi cơm sẽ không bao giờ chín, việc tu tập cũng như thế, lấy ví dụ như vậy thì nội dung truyền đạt sẽ dễ hiểu vô cùng và việc hoằng pháp chỉ như thế cũng xem như là thành công.
- Nắm được các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc để gắng kết việc truyền bá đạo Phật với phong tục, tập quán của họ, điều đó sẽ tăng được niền tin đối với đồng bào.
+ Chúng tôi khi vào làm Phật sự với đồng bào các buôn dân tộc Ê đê, đã kết hợp hài hòa các lễ cầu an đầu năm, nghi lễ tổ chức ma chay, cưới xin của Phật giáo với những nghi lễ của họ, giữ lại những nét tương đồng (mục đích, ý nghĩa của buổi lể) và những điểm nào lạc hậu, mê tín thì hóa giải dần. Như thay vì giết mổ trâu bò gà lợn để cúng tế thần linh, ăn uống linh đình, nhiều ngày thì chỉ cho đồng bào thấy sự tốn kém và sinh tội sát sinh, thay vào đó là những nghi thức trang nghiêm, thanh tịnh, thiêng liêng, như tụng kinh, niệm Phật, dâng hương hoa cúng dường Đức Phật, thức ăn chay tịnh để dâng cúng cho tổ tiên ông bà vừa ít tốn kém, giản tiện, không mất nhiều thời gian mà phước báu thì vô lượng vô biên, điều này không phải ngày một  ngày hai là được … ví dụ như đám tang họ thường giết lợn, giết gà, uống rượu, nay họ đã dần chuyển sang ăn chay, họ đã biết được luật nhân quả, không sát sanh, trong các ngày lễ, biết ăn chay, hành trì năm giới, biết cúng dường, làm phước và họ tin rằng họ sẽ nhận được phước báu như thế nào. Hoặc như ở trong buôn làng có một nét sinh hoạt văn hóa rất độc đáo đó là đội cồng chiêng. Việc đánh cồng chiêng của họ là chỉ để mục đích cúng giàng thần linh, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, bây giờ, được ban Hoằng Pháp hướng dẫn họ còn biết đánh cồng chiêng trong nghi lễ cung đón chư Tôn Đức trong các dịp lễ lớn.
+ Khi họ tin và theo Phật dù đã bị những người cùng địa phương (khác đạo) đối xử phân biệt, tẩy chay nhưng họ không nản chí, vẫn một lòng gìn giữ những gì để họ học và họ thấy văn minh tiến bộ.
- Xóa bỏ khoảng cách không gian bằng cách vào tận buôn để giúp đỡ đồng bào xây dựng cơ sở sinh hoạt, an vị Phật, quy y. Tạo điều kiện đưa họ về các chùa tu tập như tổ chức khóa tu một ngày an lạc để qua đó giúp đồng bào trong quá trình hành trì tu tập, thấy được ánh sáng của Phật pháp, đưa đạo vào với đời, có sự hòa đồng, bình đẳng cùng Phật tử các dân tộc khác.
- Xóa bỏ khoảng cách thời gian bằng cách, hàng tuần vào buôn để hướng dẫn cho họ tu tập, hướng dẫn sinh hoạt đời sống văn minh như: an toàn vệ sinh, vấn đề đạo đức của người Phật tử, hướng dẫn cách thức nghi lễ tụng niệm, Thậm chí có một số gia đình Phật tử khá giả, trong nhà có tivi, đầu đĩa, thay vì rảnh rỗi họ xem phim, hát karaoke …thì cung cấp băng đĩa thuyết pháp (bằng tiếng đồng bào càng tốt) và hướng dẫn cho họ nghe thuyết pháp bằng băng đĩa hoặc xem phim Phật Pháp… khi quen rồi thì họ có thể tự tổ chức sinh hoạt,  còn mỗi tháng Ban Hoằng Pháp chỉ vào một lần cùng sinh hoạt để họ không có cảm giác bị bỏ rơi.
- Hiện nay, ở Huyện CưM’gar, gồm có các buôn SutMĐưng, buôn Cháy, buôn KnaA, KnaB, tổng số Phật tử đã quy y lên đến 400-500, và số Phật tử xin quy y trong các dịp lễ trong năm tăng dần từ 5-7 người đã lên đến vài chục (đầu năm là 10 người, đến Phật Đản là 20 người).
Tuy nhiên để duy trì và Phát triển được công cuộc hoằng pháp cho Phật tử đồng bào dân tộc ít người cần phải kiên trì, liên tục không thể lơ là, qua loa được. Như khóa tu An lạc hàng tháng tại chùa Hoa Nghiêm, cách thức tổ chức là phải có xe đưa đón vì Phật tử ở các buôn rải rác, họ không có phương tiện, chỉ ít người có xe máy, họ không thể đi bộ hoặc xe máy được, nên Ban tổ chức phải tạo điều kiện phương tiện, Tổ chức ăn sáng vì họ đi sớm về chùa cho kịp thời gian nên chưa thể ăn sáng được, sau đó mới ổn định và bắt đầu thời gian khóa tu tập. Đã có ý kiến cho rằng Phật tử đến chùa tu tập thì phải để họ tự giác, tự tìm phương tiện, không nên nuông chiều thái quá làm như thế công đức tu hành sẽ không còn, Nhưng đi vào thực tế công việc Hoằng Pháp với đồng bào chúng ta mới thấy đó là việc cần làm, phải làm. Không thể so bì Phật tử đồng bào với Phật tử người Kinh, bởi nhiều yếu tố. Hiện nay khóa tu duy trì đều đặn giúp người đồng bào về chùa tập trung tu tập và Phật tử cũng đã thuần thục trong cách thức cũng như tín tâm ngày càng vững mạnh.
Tuy vậy, trong các khóa tu, những ngày lễ lớn, cũng chỉ mới thấy hình bóng của người đồng bào dân tộc Ê đê, còn các dân tộc Mán, Mường, Thái, Nùng,.. vẫn còn rất hạn chế. Thực tế, trước đây ở huyện CưM’gar tại Làng Thái, Làng Mán thuộc Buôn Cháy đã có một số Phật tử đã quy y, nhưng bởi họ ở quá xa, đi lại khó khăn, lực lượng Hoằng pháp mỏng, chúng ta không duy trì được thời gian và hướng dẫn họ tu tập, vì thế họ đã xa dần với Phật pháp, điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Nhiều địa bàn vẫn còn là điểm trắng về Phật pháp đang cần những người truyền bá đem ánh sáng Phật pháp đến để họ sớm được giác ngộ.
Để công cuộc hoằng pháp đối với đồng bào dân tộc ít người ở Tây Nguyên được phát triển, Chúng tôi cũng xin đề nghị được sự quan tâm hỗ trợ của Ban Trị sự về nhân lực, đặc biệt lực lượng Tăng ni trẻ, có năng lực, nhiệt tâm, thực sự yêu thương đồng bào, thấy được sự thiệt thòi của họ để không ngừng đem ánh sáng của Phật pháp đến với họ. Vào các buôn làng xa xôi, đặc biệt là làng Thái, làng Mán ở CưM’gar để gặp gỡ những người đã từng quy y, tập trung họ lại, hướng dẫn giúp đỡ để khôi phục lại trong sinh hoạt, tu tập.
Hỗ trợ về phương tiện: như tài chính, chẳng hạn khi vào hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào, gặp lúc trong buôn có người đau bệnh, gia đình khó khăn, nhà có người mất, muốn thăm viếng, hỗ trợ để tạo sự gần gũi, thâm mật, chia sẽ. Nhưng tài chính quá eo hẹp khiến công việc bị hạn chế.
Hỗ trợ về xe cộ: là phương tiện di chuyển, ngoài việc vào buôn làng xa xôi để hướng dẫn đồng bào, thì cũng cần đưa họ về chùa để quy y, tu tập, dự lễ. Do đặc điểm địa bàn xa xôi, nên rất cần phương tiện vận tải tập thể, chính đó cũng là một điều kiện quan trọng, để giúp họ hòa đồng trong sinh hoạt, tham gia bình đẳng vào các Sinh hoạt tu tập cùng các Phật tử người Kinh, xóa bỏ khoảng cách, mặc cảm.
Muốn an vị Phật cho đồng bào dân tộc ít người, ngoài nghi lễ thì cũng cần hỗ trợ về bàn thờ, Thỉnh Phật, pháp cụ…
Hiện nay Ban Tổ chức khóa tu có rất nhiều chương trình hoạt động nhưng do thiếu kinh phí, phương tiện, nhân lực, nên chưa thể thực hiện được. Để duy trì khóa tu một ngày an lạc hàng tháng cho đồng bào Phật tử ít người thì kinh phí đã là vấn đề nan giải mà Ban Tổ chức vẫn đang cố gắng.
4. Đạo Phật từ khi du nhập vào Việt Nam, đã gặp nhiều duyên lành và không ngừng lớn mạnh, khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển của dân tộc. Và vấn đề Hoằng Pháp cho đồng bào Phật tử dân tộc ít người tại Tây Nguyên là sứ mệnh mới của những người con Phật trong thời đại hiện nay.
- Phát huy những kinh nghiệm của lớp tiền nhân, chúng ta đẩy mạnh công cuộc Hoằng Pháp bằng những chương trình cụ thể, thiết thực, cấp thiết và bằng tất cả tấm lòng yêu thương chúng sanh, hướng về đồng bào dân tộc ít người đang cư trú ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, giúp họ sớm thấy được ánh sáng của Phật Pháp đó là trọng trách của mỗi chúng ta.
Chia sẻ với bạn bè qua: