Đông Triều. 09:08:38 05-12-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Sự viên dung độc đáo Giữa đời và đạo trong thơ xuân của tổ Trúc Lâm
Mỗi khi xuân về, sắc xuân hòa quyện đất trời làm cho lòng người luôn rạo rực. Đứng trước mùa xuân, mọi vật dường như hóa thân đổi khác. Chính vì sự hóa thân dịch chuyển ấy, mà mùa xuân đến với mỗi tâm hồn đều có những cảm niệm khác biệt. Nhân dịp đầu xuân, chúng ta cùng nhau trở lại cội nguồn Trúc lâm Yên Tử đọc lại hai bài thơ xuân của Trần Nhân Tông và Huyền Quang. Đó là bài Vãn Xuân và Tức cảnh ngày xuân của Tổ Trúc lâm thử xem các tăng sĩ (thiền sư) có quan niệm gì về mùa xuân.
Như chúng ta đã biết, Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, ra đời ngày 11 tháng 11năm Mậu Ngọ 1258. Năm 21 tuổi lên ngôi Hoàng Đế, ở ngôi 14 năm thực hiện thành công hai cuộc chống Nguyên Mông (1288-1293). Sau đó nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, xuất gia vào Yên Tử tu hành tháng 8 năm 1299. Sinh thời Trần Nhân Tông am thường sâu sắc các sách nội điển và ngoại điển ( tức thơ văn, triết học, giáo lý đạo Phật) Những tác phẩm giá trị còn để lại tới nay, đó là “Trần Nhân Tông thi tập, Hải án thi tập,Thạch thất my ngữ, Tăng già toái sự, Trung hưng thực lục.”
Theo nhận định và đánh của các thế hệ sau này,Trần Nhân Tông là nhà thơ có phong cách đa dạng-kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết hoc và cảm quan thế sự rất tinh tế; về hình thức, thì thi tứ không cầu kỳ mà dung dị đơn sơ, nhưng nội dung thì uyên bác. Đặc biệt là ở trong các bài đề cập về giáo lý đạo Phật và một số bài viết về thế sự ta thấy toát lên lòng thương dân, yêu cuộc sống, có tầm vóc lớn khó có thể so sánh. Nói tới Trần Nhân Tông, người Việt Nam ta không ai có thể quên hai câu thơ nổi tiếng:
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông muôn thủa vững âu vàng.”
Đây là hai câu thơ tổng kết quá trình chiến thắng vĩ đại, ghi lại chiến công hiển hách chống
Nguyên Mông đầy khí phách của quân dân Đại Việt, khi đưa bọn tù binh đọc trước lăng
Trần Thái Tông.
Với hai câu thơ trên, ta thấy hồn thơ đầy cảm khái khí phách. Đây là những câu thơ viết
khi Trần Nhân Tông còn tại vị. Đến khi xuất gia tu hành, Sơ Tổ Trúc lâm khi đề cập về
xuân lại thấm đậm lẽ đời, lẽ đạo sâu thẳm cõi thiền qua bài “Xuân vãn” mà chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây:
Xuân Vãn
“Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá Đông Hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.”
Ngô Tất Tố dịch:
Cuối Xuân
“Thủa bé chưa từng rõ sắc không
Xuân về hoa nở rộ trong lòng.
Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.”
Với bài thơ trên của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, những người mộ đạo coi đây là bài
thơ tâm đắc. Bởi nó phản ánh được cái triết lý, hay nói đúng hơn là bản thể“Chân Như”của
đạo Phật
Ta thử tìm hiểu câu thứ nhất của bài:
“Thủa bé chưa tùng rõ săc không”
Ý câu thơ này nói khi còn nhỏ, thời niên thiếu ở trong ngôi vị sang trọng của một ông
hoàng chưa thấm đạo lý, mỗi lần xuân về hương sắc đua nở nên “Xuân về hoa nở rộ trong lòng”. Sắc hương, hương sắc đã quên cả tâm hồn ông Hoàng trẻ tuổi, và hương sắc mùa xuân ấy, đã cảm hóa lòng người làm thổn thức bao nhiêu cảnh vật xa lạ, với bao sự mong ước gửi gắm vào mùa xuân.
Nhưng khi tìm thấy được đạo rồi, cởi bỏ mọi danh vọng sắc tài của trần thế. Trần Nhân
Tông bước chân vào cửa thiền. Chính tác giả đã khám phá quy luật vũ trụ vô vi, thấy được
mặt thật xưa nay của chính mình và ta hãy nghe câu thứ ba của bài:
“Chúa xuân nay bị ta khám phá”
Chúa xuân ở đây, Theo HT thiền sư Thanh Từ là chữ Đông Hoàng Diện, chỉ vị thần của
mùa xuân, nhưng nói chúa xuân thì nghe rõ hơn. Chúa xuân ở đây không phải là vị thần ở
bên ngoài mà là chỉ tâm chân thật của chính mình, và nay mình đã nhận được ra nó, nên
tâm hồn không còn lạc chạy lôi cuốn mà là tâm hồn tự tại an nhiên:
“Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng”
Đây là câu thứ tư và cũng là câu cuối của bài thơ. Đọc câu này, chúng ta thấy, chiếu trải
giường thiền ngắm cánh hồng chứ không phải ngắm cánh đào (một thứ hoa đại diện cho
mùa xuân).Ở đây câu thơ cho ta một so sánh thú vị. Bởi hoa hồng hay hoa đào nó cũng nở
cũng tàn theo quy luật “ vô thường”.Cái hay mà mọi người đều thấy sự ẩn ý ở đây là mùa
xuân lại ngồi ở giường thiền ngắm cánh hồng chứ không ngắm “chúa xuân bên ngoài”là
hoa đào, hoa mai theo quy luật mà chúng ta vẫn thấy thông thường ở cuộc đời. Phải chăng
người đến với đạo đã nhận ra được lẽ vô thường của các pháp thế gian. Và người đạt đạo,
tâm đã định rồi thì làm sao phải vui buồn theo cái hữu hạn khi dòng thời gian luôn cuộn
trôi, hiên tượng trong không gian luôn chuyển mình sinh diệt. Song dưới con mắt thiền sư
vẫn thấy có cái gì hiện hữu thoát ngoài luật sinh diệt của thời gian…Theo thiền sư Thanh
Từ, xét về mặt hình thức thì ai cũng như ai, nhưng trong lòng thì khi mê khi tỉnh có khác
nhau. Do vậy, đối với người tâm chưa “định tĩnh”, hay nói đúng hơn là chưa hiểu đạo-thấy
cuộc đời lúc vui, lúc buồn như cánh hoa nở hoa tàn. Và khi hiểu được đạo rồi lại thấy an
nhiên tự tại không bị ngoại cảnh lôi kéo tác động. Bởi đã nhìn rõ quy luật của vô thường.
Quy luật này chỉ thấy được khi “quán chiếu” tỉnh thức do thiền quán đem lại. Đó là bài thơ
“Cuối Xuân” của Sơ Tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông muốn gửi chúng ta điều ấy.
Khác với bài “Cuối xuân” của Điều ngự Trần Nhân Tông. Bài thơ “Tức cảnh ngày
xuân”của Huyền Quang ( Tổ thứ ba Phái thiền Trúc lâm)lại không lấy cái ta “chúa xuân
nay bị ta khám phá”như Điều ngự, mà bài thơ lại viết về một mỹ nữ yêu kiều trước mùa
xuân. Dưới đây là bài thơ của thi sĩ Huyền Quang:
Xuân nhật tức sự
“Nhị bát giai nhân thích tú trì
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý
Tân tại đình châm bất ngữ thì.”
( Huệ Chi dịch-Thơ văn Lý Trần II, tr.682)
Tức cảnh ngày xuân
“Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều,
Hoa rợp oanh vàng lảnh lót kêu
Bao nỗi thương xuân thương biết mấy,
Là khi không nói chợt dừng thêu”.
Đọc bài thơ trên, không ai nghĩ rằng đây là bài thơ của một thiền sư.
Theo bản dịch này, tác giả Minh Chi cho rằng, đây là cô gái đôi tám thương cảm mùa
xuân. Thực ra thì đó là tình xuân của cô gái đôi tám bị tổn thương và nhà thơ là Huyền
Quang thông cảm sâu sắc với tình xuân, ý xuân của cô gái đang tuổi yêu đương, và chắc là
đang yêu đương. Và rất có thể là cô gái vừa thêu gấm, vừa nghĩ tới người yêu mình ở xa
chăng? Cảnh người con gái thêu gấm dưới hoa tử kinh đang nở, trong tiếng hót thánh thót
của chim oanh đúng là cảnh đẹp mùa xuân. Thế nhưng tuổi 16 của cô gái cũng là tuổi xuân
và tình cảm của người con gai đang thêu gấm cũng là tình xuân, ý xuân. Và tình xuân ý
xuân đó đang bị tổn thương. Bị tổn thương như thế nào, vì sao bị tổn thương…thì thi sĩ
Huyền Quang không nói rõ, và cũng có thể là thi sĩ cũng không biết rõ để mà diễn tả trong
thơ. Thi sĩ nhìn thấy cô gái đang thêu gấm chậm rãi, có lúc lại dừng mũi kim như đang nhớ
tới ai, và thi sĩ trực cảm với nỗi buồn của cô gái mà tức cảnh làm ra bài thơ này. Đề là:
“Xuân nhật tức sự” dịch là “Tức sự ngày xuân”.
Theo tác giả Minh Chi trong bài viết về thơ Huyền Quang in tại cuốn “Thiền học đời trần
”(NXBTG-2003). Khi đề cập bài thơ “Tức sự ngày xuân” của Huyền Quang ông cho rằng:
Trong tạp chí Văn học số1, học giả Lê Mạnh Thát nói xuất xứ bài thơ này là trong thơ
thiền đời Tống, thế nhưng đối chiếu hai bài thơ, thấy có nhiều khác biệt, cho nên Viện văn
học biên soạn cuốn “Thơ văn Lý Trần tập II” vẫn ghi nhận bài này là của Huyền Quang.
Song điều cần nói ở đây là, theo tác giả Minh Chi, khi Viện văn học giới thiệu Huyền Quang với nhận định cho rằng trong Huyền Quang “con người thi nhân rõ nét hơn con người tôn giáo, chỉ với lẽ thơ của Huyền Quang có đậm nét trữ tinh”.
Quả thật khi đọc hai câu đầu của bài thơ “Tức cảnh ngày xuân” của Huyền Quang không ít
người cho rằng, là một thiền sư lại làm thơ quá dồi dào tình cảm như vậy. Cùng nhận xét
trên, HT Thanh Từ khi đề cập về bài thơ này, trong cuốn “Tam Tổ Trúc Lâm”nhận đinh:
hai câu đầu của bài thơ, chất trữ tình bộc lộ khá rõ nét. Đó là cô gái đẹp tuổi trăng tròn 16
“dáng mỹ nhân”, “líu lo oanh hót khóm hoa gần”. Một mỹ nữ đang thêu gấm, ngoài kia
chim hoàng oanh hót dưới một khóm hoa tử kinh nở. Thật là một cảnh xuân đẹp lãng mạn
biết dường nào. Nhưng thật bất ngờ, đến kết của bài thơ “Tận tại đình châm bất ngữ
thì”. Tức chỉ tại dừng kim chẳng mở lời. Người đọc thấy thiền sư thương cô gái quá!
Nhưng không ngờ câu cuối: chỉ ở : “chỗ dừng kim” không còn thêu, không còn nói. Tức là
dừng không đan dệt mối manh, loan nghịch-chỉ cho sự dừng ác nghiệp thế gian. Theo thiền
sư Thanh Từ đây là chỗ ẩn ý của bài thơ.
Trở lại với nhận định của Viện văn học, khi giới thiệu thơ Huyền Quang cho rằng: Con
người thi nhân rõ nét hơn con người tôn giáo, chỉ bởi lẽ thơ Huyền Quang đậm nét trữ tình.
Về điểm này, tôi rất đồng tình với tác giả Minh Chi muốn đặt vấn đề: Thế thì văn chương
của Phật giáo là một loại văn chương khô khan lắm hay sao? Các thiền sư đều là người
lạnh lùng bất nhẫn cả sao? Đã là tu theo đạo Phật thì phải loại bỏ hết cảm xúc và chất hữu
tình sao?
Qua tìm hiểu đươc biết, trong kinh Phật không thiếu các đoạn văn hay kệ trữ tình. Có
thể nói là rất trữ tình. Nhiều cao tăng nổi tiếng ở Ấn Độ, Trung Á, Tây Tạng, Nhật Bản,
Trung Hoa…đều là những nhà thơ lớn, những văn sĩ biện tài. Mã Minh một thiền sư chủ
biên cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ 4, dưới triều đại vua Kaniskha, tác giả cuốn
“Phật sở hành tán”, mà theo truyền thuyết của quyển sách gối đầu giường này, người dân
chúng xứ Ấn đã coi như là một vật báu lưu truyền ở nhiều thời đại sau này. Cùng với Mã
Minh, Luận sư Santideva, vốn là hoàng tử con vua xứ Saurastra, miền Nam Ấn Độ, đã từ
bỏ ngôi vua xuất gia theo học ở Nalanda, và trở thành một nhà Phật học nổi tiếng theo bộ
phái Trung Quán. Nhưng nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của ông lại là tập thơ triết lý
Bodhicaryvatara. Với ông không chỉ là nhà thơ và là nhà tư tưởng Ấn Độ lừng danh ở thế
kỷ thứ VIII, người đại diện cuối cùng của tư trào Trung Quán luận ở Ấn Độ v.v…ở nước ta
hầu hết các thiền sư đời Lý, đời Trần đều là thi sĩ để lại hậu thế nhiều bài thơ, bài kệ có giá
trị tư tưởng và văn chương lớn hiện còn lưu giữ đến nay.
Thơ cũng như văn là trực cảm, cảm xúc với người, với cảnh, và với bản thân mình, không phải cái mình cái ta hời hợt, mà là cái ta chân thật, cái ta mà bậc thánh cảm nhận là cùng một thể với tất cả chúng sinh, tất cả vạn vật.
Văn thơ Huyền Quang biểu hiện một sự cảm xúc hay trực cảm như vậy, nhưng vì ông
đồng thời cũng là trạng nguyên, cho nên ông biểu hiện sự trực cảm của ông bằng những
lời thơ, lời văn mà chúng ta có thể nói là: “Giòng giòng châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.
Cảnh mà Huyền Quang tả là cảnh chùa am ẩn trên non cao, hay là cảnh chiếc thuyền
con lênh đênh trên sông rộng, đúng như lời nhận xét của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú
khen thơ của Huyền Quang là “Ý tinh tế cao siêu”, “Lời bay bướm phóng khoáng”.
“Am mây trời xanh lạnh,
Cửa mở trên tầng mây…”
Trên non cao thiền sư sống trong am đá, nằm khuất trong mây, mặc áo lông, sống qua mùa lạnh, ngồi trên giường thiền cạnh có cuốn kinh đặt trên án, khi trong lò củi đã tàn, mặt trời phía đông đã lên quá ba cây sào:
Bài thơ như sau:
“Nửa gian nhà đá lẫn trong mây,
Tấm áo lông thô lạnh tháng ngày,
Sư tọa giường thiền kinh trước án,
Lò tàn, củi hết, mặt trời cao.”
Để minh chứng cho chất trữ tình, và cảm quan trực giác trong thơ Huyền Quang ta
tìm hiểu thêm bài thơ có tựa đề “Thu sớm”. Đây là bài thơ ngắn vịnh cảnh sống của sư,
nhưng lời lẽ cũng như hình ảnh sử dụng thật khéo và gợi cảm. Bài thơ này được Nguyễn
Đổng Chi dịch như sau:
“ Hơi mát đêm thâu lọt tới mành,
Cây xuân xào xạc báo thu thanh.
Bên lầu quên bẵng hương vừa tắt,
Lưới bủa vừng trăng, mây khóm cành.”
Theo các dịch giả và những người quan tâm đến thơ của Huyền Quang đều cho rằng,
dù người dịch có ngòi bút điêu luyện, cũng khó lột tả hết ý thơ của thiền sư.
Đỗ trạng nguyên khi 19 tuổi, Huyền Quang ra làm quan một thời gian không lâu rồi
đi tu, theo vua Trần Nhân Tông tu hành mà ông suy tôn là Phật sống. Huyền Quang và Sơ
Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vừa là thầy trò theo nghĩa đạo, vừa là bạn tâm giao về thơ
phú văn chương. Huyền Quang nối nghiệp Pháp Loa làm tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Nhân dịp đầu xuân, tìm hiểu hai bài thơ Xuân vãn và Tức cảnh ngày xuân của Tổ
Trúc lâm. Đây là hai bài thơ mang phong cách khác nhau, nhưng đều nằm trong mảng thơ
thiền. Và không nằm ngoài dòng văn học sử Việt Nam. Đọc và suy ngẫm những bài thơ
trên, chúng ta càng thấy sự tinh tế, độc đáo về nghệ thuật, và hơn thế nữa là sự triết lý viên
dung giữa đời và đạo trong thơ Xuân của Tổ Trúc Lâm. Một phái thiền nhập thế riêng có ở
Việt Nam.
Theo nhận định và đánh của các thế hệ sau này,Trần Nhân Tông là nhà thơ có phong cách đa dạng-kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm quan triết hoc và cảm quan thế sự rất tinh tế; về hình thức, thì thi tứ không cầu kỳ mà dung dị đơn sơ, nhưng nội dung thì uyên bác. Đặc biệt là ở trong các bài đề cập về giáo lý đạo Phật và một số bài viết về thế sự ta thấy toát lên lòng thương dân, yêu cuộc sống, có tầm vóc lớn khó có thể so sánh. Nói tới Trần Nhân Tông, người Việt Nam ta không ai có thể quên hai câu thơ nổi tiếng:
“Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông muôn thủa vững âu vàng.”
Đây là hai câu thơ tổng kết quá trình chiến thắng vĩ đại, ghi lại chiến công hiển hách chống
Nguyên Mông đầy khí phách của quân dân Đại Việt, khi đưa bọn tù binh đọc trước lăng
Trần Thái Tông.
Với hai câu thơ trên, ta thấy hồn thơ đầy cảm khái khí phách. Đây là những câu thơ viết
khi Trần Nhân Tông còn tại vị. Đến khi xuất gia tu hành, Sơ Tổ Trúc lâm khi đề cập về
xuân lại thấm đậm lẽ đời, lẽ đạo sâu thẳm cõi thiền qua bài “Xuân vãn” mà chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây:
Xuân Vãn
“Niên thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung.
Như kim khám phá Đông Hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.”
Ngô Tất Tố dịch:
Cuối Xuân
“Thủa bé chưa từng rõ sắc không
Xuân về hoa nở rộ trong lòng.
Chúa xuân nay bị ta khám phá
Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng.”
Với bài thơ trên của Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, những người mộ đạo coi đây là bài
thơ tâm đắc. Bởi nó phản ánh được cái triết lý, hay nói đúng hơn là bản thể“Chân Như”của
đạo Phật
Ta thử tìm hiểu câu thứ nhất của bài:
“Thủa bé chưa tùng rõ săc không”
Ý câu thơ này nói khi còn nhỏ, thời niên thiếu ở trong ngôi vị sang trọng của một ông
hoàng chưa thấm đạo lý, mỗi lần xuân về hương sắc đua nở nên “Xuân về hoa nở rộ trong lòng”. Sắc hương, hương sắc đã quên cả tâm hồn ông Hoàng trẻ tuổi, và hương sắc mùa xuân ấy, đã cảm hóa lòng người làm thổn thức bao nhiêu cảnh vật xa lạ, với bao sự mong ước gửi gắm vào mùa xuân.
Nhưng khi tìm thấy được đạo rồi, cởi bỏ mọi danh vọng sắc tài của trần thế. Trần Nhân
Tông bước chân vào cửa thiền. Chính tác giả đã khám phá quy luật vũ trụ vô vi, thấy được
mặt thật xưa nay của chính mình và ta hãy nghe câu thứ ba của bài:
“Chúa xuân nay bị ta khám phá”
Chúa xuân ở đây, Theo HT thiền sư Thanh Từ là chữ Đông Hoàng Diện, chỉ vị thần của
mùa xuân, nhưng nói chúa xuân thì nghe rõ hơn. Chúa xuân ở đây không phải là vị thần ở
bên ngoài mà là chỉ tâm chân thật của chính mình, và nay mình đã nhận được ra nó, nên
tâm hồn không còn lạc chạy lôi cuốn mà là tâm hồn tự tại an nhiên:
“Chiếu trải giường thiền ngắm cánh hồng”
Đây là câu thứ tư và cũng là câu cuối của bài thơ. Đọc câu này, chúng ta thấy, chiếu trải
giường thiền ngắm cánh hồng chứ không phải ngắm cánh đào (một thứ hoa đại diện cho
mùa xuân).Ở đây câu thơ cho ta một so sánh thú vị. Bởi hoa hồng hay hoa đào nó cũng nở
cũng tàn theo quy luật “ vô thường”.Cái hay mà mọi người đều thấy sự ẩn ý ở đây là mùa
xuân lại ngồi ở giường thiền ngắm cánh hồng chứ không ngắm “chúa xuân bên ngoài”là
hoa đào, hoa mai theo quy luật mà chúng ta vẫn thấy thông thường ở cuộc đời. Phải chăng
người đến với đạo đã nhận ra được lẽ vô thường của các pháp thế gian. Và người đạt đạo,
tâm đã định rồi thì làm sao phải vui buồn theo cái hữu hạn khi dòng thời gian luôn cuộn
trôi, hiên tượng trong không gian luôn chuyển mình sinh diệt. Song dưới con mắt thiền sư
vẫn thấy có cái gì hiện hữu thoát ngoài luật sinh diệt của thời gian…Theo thiền sư Thanh
Từ, xét về mặt hình thức thì ai cũng như ai, nhưng trong lòng thì khi mê khi tỉnh có khác
nhau. Do vậy, đối với người tâm chưa “định tĩnh”, hay nói đúng hơn là chưa hiểu đạo-thấy
cuộc đời lúc vui, lúc buồn như cánh hoa nở hoa tàn. Và khi hiểu được đạo rồi lại thấy an
nhiên tự tại không bị ngoại cảnh lôi kéo tác động. Bởi đã nhìn rõ quy luật của vô thường.
Quy luật này chỉ thấy được khi “quán chiếu” tỉnh thức do thiền quán đem lại. Đó là bài thơ
“Cuối Xuân” của Sơ Tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông muốn gửi chúng ta điều ấy.
Khác với bài “Cuối xuân” của Điều ngự Trần Nhân Tông. Bài thơ “Tức cảnh ngày
xuân”của Huyền Quang ( Tổ thứ ba Phái thiền Trúc lâm)lại không lấy cái ta “chúa xuân
nay bị ta khám phá”như Điều ngự, mà bài thơ lại viết về một mỹ nữ yêu kiều trước mùa
xuân. Dưới đây là bài thơ của thi sĩ Huyền Quang:
Xuân nhật tức sự
“Nhị bát giai nhân thích tú trì
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
Khả liên vô hạn thương xuân ý
Tân tại đình châm bất ngữ thì.”
( Huệ Chi dịch-Thơ văn Lý Trần II, tr.682)
Tức cảnh ngày xuân
“Lỏng tay thêu gấm, gái yêu kiều,
Hoa rợp oanh vàng lảnh lót kêu
Bao nỗi thương xuân thương biết mấy,
Là khi không nói chợt dừng thêu”.
Đọc bài thơ trên, không ai nghĩ rằng đây là bài thơ của một thiền sư.
Theo bản dịch này, tác giả Minh Chi cho rằng, đây là cô gái đôi tám thương cảm mùa
xuân. Thực ra thì đó là tình xuân của cô gái đôi tám bị tổn thương và nhà thơ là Huyền
Quang thông cảm sâu sắc với tình xuân, ý xuân của cô gái đang tuổi yêu đương, và chắc là
đang yêu đương. Và rất có thể là cô gái vừa thêu gấm, vừa nghĩ tới người yêu mình ở xa
chăng? Cảnh người con gái thêu gấm dưới hoa tử kinh đang nở, trong tiếng hót thánh thót
của chim oanh đúng là cảnh đẹp mùa xuân. Thế nhưng tuổi 16 của cô gái cũng là tuổi xuân
và tình cảm của người con gai đang thêu gấm cũng là tình xuân, ý xuân. Và tình xuân ý
xuân đó đang bị tổn thương. Bị tổn thương như thế nào, vì sao bị tổn thương…thì thi sĩ
Huyền Quang không nói rõ, và cũng có thể là thi sĩ cũng không biết rõ để mà diễn tả trong
thơ. Thi sĩ nhìn thấy cô gái đang thêu gấm chậm rãi, có lúc lại dừng mũi kim như đang nhớ
tới ai, và thi sĩ trực cảm với nỗi buồn của cô gái mà tức cảnh làm ra bài thơ này. Đề là:
“Xuân nhật tức sự” dịch là “Tức sự ngày xuân”.
Theo tác giả Minh Chi trong bài viết về thơ Huyền Quang in tại cuốn “Thiền học đời trần
”(NXBTG-2003). Khi đề cập bài thơ “Tức sự ngày xuân” của Huyền Quang ông cho rằng:
Trong tạp chí Văn học số1, học giả Lê Mạnh Thát nói xuất xứ bài thơ này là trong thơ
thiền đời Tống, thế nhưng đối chiếu hai bài thơ, thấy có nhiều khác biệt, cho nên Viện văn
học biên soạn cuốn “Thơ văn Lý Trần tập II” vẫn ghi nhận bài này là của Huyền Quang.
Song điều cần nói ở đây là, theo tác giả Minh Chi, khi Viện văn học giới thiệu Huyền Quang với nhận định cho rằng trong Huyền Quang “con người thi nhân rõ nét hơn con người tôn giáo, chỉ với lẽ thơ của Huyền Quang có đậm nét trữ tinh”.
Quả thật khi đọc hai câu đầu của bài thơ “Tức cảnh ngày xuân” của Huyền Quang không ít
người cho rằng, là một thiền sư lại làm thơ quá dồi dào tình cảm như vậy. Cùng nhận xét
trên, HT Thanh Từ khi đề cập về bài thơ này, trong cuốn “Tam Tổ Trúc Lâm”nhận đinh:
hai câu đầu của bài thơ, chất trữ tình bộc lộ khá rõ nét. Đó là cô gái đẹp tuổi trăng tròn 16
“dáng mỹ nhân”, “líu lo oanh hót khóm hoa gần”. Một mỹ nữ đang thêu gấm, ngoài kia
chim hoàng oanh hót dưới một khóm hoa tử kinh nở. Thật là một cảnh xuân đẹp lãng mạn
biết dường nào. Nhưng thật bất ngờ, đến kết của bài thơ “Tận tại đình châm bất ngữ
thì”. Tức chỉ tại dừng kim chẳng mở lời. Người đọc thấy thiền sư thương cô gái quá!
Nhưng không ngờ câu cuối: chỉ ở : “chỗ dừng kim” không còn thêu, không còn nói. Tức là
dừng không đan dệt mối manh, loan nghịch-chỉ cho sự dừng ác nghiệp thế gian. Theo thiền
sư Thanh Từ đây là chỗ ẩn ý của bài thơ.
Trở lại với nhận định của Viện văn học, khi giới thiệu thơ Huyền Quang cho rằng: Con
người thi nhân rõ nét hơn con người tôn giáo, chỉ bởi lẽ thơ Huyền Quang đậm nét trữ tình.
Về điểm này, tôi rất đồng tình với tác giả Minh Chi muốn đặt vấn đề: Thế thì văn chương
của Phật giáo là một loại văn chương khô khan lắm hay sao? Các thiền sư đều là người
lạnh lùng bất nhẫn cả sao? Đã là tu theo đạo Phật thì phải loại bỏ hết cảm xúc và chất hữu
tình sao?
Qua tìm hiểu đươc biết, trong kinh Phật không thiếu các đoạn văn hay kệ trữ tình. Có
thể nói là rất trữ tình. Nhiều cao tăng nổi tiếng ở Ấn Độ, Trung Á, Tây Tạng, Nhật Bản,
Trung Hoa…đều là những nhà thơ lớn, những văn sĩ biện tài. Mã Minh một thiền sư chủ
biên cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ 4, dưới triều đại vua Kaniskha, tác giả cuốn
“Phật sở hành tán”, mà theo truyền thuyết của quyển sách gối đầu giường này, người dân
chúng xứ Ấn đã coi như là một vật báu lưu truyền ở nhiều thời đại sau này. Cùng với Mã
Minh, Luận sư Santideva, vốn là hoàng tử con vua xứ Saurastra, miền Nam Ấn Độ, đã từ
bỏ ngôi vua xuất gia theo học ở Nalanda, và trở thành một nhà Phật học nổi tiếng theo bộ
phái Trung Quán. Nhưng nổi tiếng nhất trong các tác phẩm của ông lại là tập thơ triết lý
Bodhicaryvatara. Với ông không chỉ là nhà thơ và là nhà tư tưởng Ấn Độ lừng danh ở thế
kỷ thứ VIII, người đại diện cuối cùng của tư trào Trung Quán luận ở Ấn Độ v.v…ở nước ta
hầu hết các thiền sư đời Lý, đời Trần đều là thi sĩ để lại hậu thế nhiều bài thơ, bài kệ có giá
trị tư tưởng và văn chương lớn hiện còn lưu giữ đến nay.
Thơ cũng như văn là trực cảm, cảm xúc với người, với cảnh, và với bản thân mình, không phải cái mình cái ta hời hợt, mà là cái ta chân thật, cái ta mà bậc thánh cảm nhận là cùng một thể với tất cả chúng sinh, tất cả vạn vật.
Văn thơ Huyền Quang biểu hiện một sự cảm xúc hay trực cảm như vậy, nhưng vì ông
đồng thời cũng là trạng nguyên, cho nên ông biểu hiện sự trực cảm của ông bằng những
lời thơ, lời văn mà chúng ta có thể nói là: “Giòng giòng châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.
Cảnh mà Huyền Quang tả là cảnh chùa am ẩn trên non cao, hay là cảnh chiếc thuyền
con lênh đênh trên sông rộng, đúng như lời nhận xét của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú
khen thơ của Huyền Quang là “Ý tinh tế cao siêu”, “Lời bay bướm phóng khoáng”.
“Am mây trời xanh lạnh,
Cửa mở trên tầng mây…”
Trên non cao thiền sư sống trong am đá, nằm khuất trong mây, mặc áo lông, sống qua mùa lạnh, ngồi trên giường thiền cạnh có cuốn kinh đặt trên án, khi trong lò củi đã tàn, mặt trời phía đông đã lên quá ba cây sào:
Bài thơ như sau:
“Nửa gian nhà đá lẫn trong mây,
Tấm áo lông thô lạnh tháng ngày,
Sư tọa giường thiền kinh trước án,
Lò tàn, củi hết, mặt trời cao.”
Để minh chứng cho chất trữ tình, và cảm quan trực giác trong thơ Huyền Quang ta
tìm hiểu thêm bài thơ có tựa đề “Thu sớm”. Đây là bài thơ ngắn vịnh cảnh sống của sư,
nhưng lời lẽ cũng như hình ảnh sử dụng thật khéo và gợi cảm. Bài thơ này được Nguyễn
Đổng Chi dịch như sau:
“ Hơi mát đêm thâu lọt tới mành,
Cây xuân xào xạc báo thu thanh.
Bên lầu quên bẵng hương vừa tắt,
Lưới bủa vừng trăng, mây khóm cành.”
Theo các dịch giả và những người quan tâm đến thơ của Huyền Quang đều cho rằng,
dù người dịch có ngòi bút điêu luyện, cũng khó lột tả hết ý thơ của thiền sư.
Đỗ trạng nguyên khi 19 tuổi, Huyền Quang ra làm quan một thời gian không lâu rồi
đi tu, theo vua Trần Nhân Tông tu hành mà ông suy tôn là Phật sống. Huyền Quang và Sơ
Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vừa là thầy trò theo nghĩa đạo, vừa là bạn tâm giao về thơ
phú văn chương. Huyền Quang nối nghiệp Pháp Loa làm tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Nhân dịp đầu xuân, tìm hiểu hai bài thơ Xuân vãn và Tức cảnh ngày xuân của Tổ
Trúc lâm. Đây là hai bài thơ mang phong cách khác nhau, nhưng đều nằm trong mảng thơ
thiền. Và không nằm ngoài dòng văn học sử Việt Nam. Đọc và suy ngẫm những bài thơ
trên, chúng ta càng thấy sự tinh tế, độc đáo về nghệ thuật, và hơn thế nữa là sự triết lý viên
dung giữa đời và đạo trong thơ Xuân của Tổ Trúc Lâm. Một phái thiền nhập thế riêng có ở
Việt Nam.
Xuân Đinh Dậu 2017
Nguyễn Đức Sinh
Nguyễn Đức Sinh
Các tin đã đăng: