810 828
Nghiên Cứu » Phật Giáo & Khoa Học
Chia sẻ với bạn bè qua:
Tống Dũng. 08:30:56 12-03-2018 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Nguồn gốc tên gọi 12 con giáp - Tuất (chó)

Nguồn gốc tên gọi 12 con giáp - Tuất (chó)Bài này viết về năm Tuất, năm có biểu tượng là loài chó trong 12 con giáp. Các dữ kiện ngôn ngữ, đặc biệt khi xem lại các từ Hán cổ liên hệ, đều cho thấy nguồn gốc phi-Hán (không phải của Trung Quốc) như nhiều người đã lầm tưởng từ Đông sang Tây và qua bao ngàn năm nay.

 

Bài này là một phần trong loạt bài "Nguồn gốc Việt Nam của tên gọi 12 con giáp". Tuất dùng để chỉ thời gian như năm, tháng, ngày, giờ (từ 7 đến 9 giờ tối); chỉ không gian như hướng tây tây bắc (WNW, West NorthWest) và tuổi có thể liên hệ đến vận mệnh con người (bói toán); có người lại coi tuổi con (thú) nào quan trọng hơn cả ngày tháng năm sinh của mình... Đây là một kết quả từ tư duy tổng hợp, thường gặp trong xã hội có truyền thống nông nghiệp, một chủ đề thú vị nhưng không nằm trong loạt bài viết này. 

Các truyền thuyết và huyền thoại như chuyện Ngọc Hoàng Thượng Đế và cuộc đua của 12 loài thú, hay chuyện đức Phật Tổ và các loài thú được mời đên dự tiệc chào mừng năm mới... Đều không nằm trong chủ đề của loạt bài viết này. Dấu hoa thị (*) dùng để chỉ âm cổ phục nguyên (reconstructed sound). 
Các tài liệu viết tắt là TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes, 1651), HV (Hán Việt), TQ (Trung Quốc), NCT (Nguyễn Cung Thông).

1. Các cách đọc và lịch sử hình thành chữ Tuất
Chữ tuất 戌 (thanh mẫu tâm 心 vận mẫu thuật 術 nhập thanh, hợp khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
辛聿切 tân duật thiết (TVGT, ĐV, QV)
辛聿翻 tân duật phiên (BH 佩觿)
思律切 tư luật thiết (NT, TTTH)
則骨切 tắc cốt thiết (QV)
雪律切,音恤 tuyết luật thiết, âm tuất (TV, LT, VH, TG 字鑑, CV, TVi)
CV ghi cùng vần/nhập thanh 恤 卹 訹 怵 戌 珬 (tuất truật)
辛律切,音恤 tân luật thiết, âm tuất (CTT) ...v.v...
Giọng BK bây giờ là xū xù so với giọng Quảng Đông seot1 và các giọng Mân Nam 客家话: [台湾四县腔] sut7 [客英字典] sut7 [陆丰腔] sut7 [客语拼音字汇] sud5 [海陆丰腔] sut7 [梅县腔] sut7 [东莞腔] sut8 su5 [宝安腔] sut7, giọng Mân Nam/Đài Loan sut1, tiếng Nhật jutsu và tiếng Hàn swul. Dựa vào các cách đọc phiên thiết, âm HV và phương ngữ TQ, một dạng âm cổ phục nguyên của Tuất là *swot. So sánh với chữ tuất bộ tâm 恤, cũng có các cách đọc phiên thiết y như chữ Tuất bộ qua 戌, tiếng Việt còn duy trì dạng xót (thương xót) phù hợp với dạng phục nguyên *swot. 
Xem lại quá trình hình thành chữ Tuất - trích từ trang http://www.zdic.net/z/1a/zy/620C.htm 
 Giáp cốt văn          Kim văn          Tiểu triện         Khải thư --> phồn thể/cận đại - chữ Tuất.

Các hình khắc/vẽ của chữ Tuất cho thấy hình cây kích (bộ qua 戈 là cái mác). Các dữ kiện ngữ âm trên cho ta một kết luận là Tuất không có liên hệ gì đến loài chó trong tiếng Hán, phản ánh qua các cách gọi khuyển 犬, cẩu 狗, hiêu/kiêu 獢, hiểm 獫 ... So sánh các quá trình hình thành các chữ khuyển (tượng hình, hình loài thú như chó) và cẩu (cũng thuộc bộ khuyển) - xem hình bên dưới. Nếu chữ Tuất có nguồn gốc tượng hình (loài chó như chữ khuyển) thì khó mà đặt vấn đề về nguồn gốc phi-Hán của tên 12 con giáp.
Giáp cốt văn       Kim văn          Tiểu triện         Khải thư -> phồn thể/cận đại - chữ khuyển.
 Tiểu triện   Khải thư -> phồn thể/cận đại - chữ cẩu.

Để ý sự xuất hiện muộn màng của chữ cẩu hài thanh (không có mặt trong Giáp cốt văn, Kim văn) phản ánh một từ nhập vào tiếng Hán về sau so với chữ khuyển tượng hình, đã từng hiện diện từ thời cổ đại. Đây cũng là ý của Khổng Tử khi viết rằng "視犬之字如畫狗也" (thị khuyển chi tự như họa cẩu dã - nhìn chữ khuyển thì giống như vẽ hình con chó vậy/NCT). Theo GS Jerry Norman thì cẩu có gốc là tiếng Miao-Yao (Mèo/Dao) ở miền nam TQ ("Chinese" 1988). Đi ngược dòng thời gian để tra cứu trong văn bản về các chữ liên hê, chúng ta hãy xem lại TVGT hay là cuốn tự điển đầu tiên đã xuất hiện khoảng hai ngàn năm trước.

2. Thuyết Văn Giải Tự và bộ khuyển
TVGT thời Đông Hán từng có 540 bộ thủ, trong đó có bộ khuyển gồm khoảng 100 mục liệt kê từ chữ khuyển 犬 cho đến chữ quặc 玃. Tuy có những vấn đề như tác giả Hứa Thận (khoảng 58-147 SCN) lại xếp hầu 猴 (con khỉ), quặc 玃 (con khỉ cái), thát 獺 (con rái cá) trong bộ khuyển, nhưng TVGT cũng cho nhiều dữ kiện thú vị. Đây cũng là một công trình lớn cho thấy sự cần mẫn đáng trân trọng của các học giả TH thời xưa, chịu bỏ nhiều công lao và thời giờ ghi chép các dữ kiện ngôn ngữ từ khắp nơi. Tuy vậy, không phải chữ nào ghi lại trong các tự điển như trên cũng là gốc Hán cả. Đương nhiên, trong cả mấy chục từ chỉ loài chó (khuyển, cẩu, sử/sứ , mang, lang, ngao, ngan ...) thì có một số phương ngữ của các tộc vùng Nam TQ, trong đó có khả năng lẫn lộn với tiếng Việt cổ của chúng ta. Bô tượng 象 trong TVGT chỉ có hai chữ là tượng và dự 豫, dự là con voi lớn với một dạng âm cổ là *jwi > *woi > voi - vui đã nhập vào tiếng Hán từ tiếng Việt cổ mà rất ít người nhận ra được! TVGT cũng ghi chữ mang/mông HV 尨狵, chỉ loài chó nhiều lông, là loại chữ hiếm với tần số dùng là 14 trên 171894734 (thanh mẫu minh 明 vận mẫu giang 江 bình thanh, khai khẩu nhị đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết.
莫江切, 音茫 mạc giang thiết, âm mang (TVGT, ĐV, QV, TV, NT, LT, VH, TTTH, TG 字鑑)
莫江乀 mạc giang phật (TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)
謨蓬切,音蒙 mô bồng thiết, âm mông (TV, LT)
TNAV ghi vận bộ 江陽 giang dương (dương bình)
CV ghi cùng vần/bình thanh 茫 汒 鋩 芒 恾 㡛 忙 蘉 明 尨 蒙 庬 龍 哤 邙 (mang mông minh long), 謨郎切 mô lang thiết (CV)
謨郎切, 音茫 mô lang thiết, âm mang (TVi, CTT)
音蒙 âm mông (CTT)...v.v...
Giọng BK bây giờ là lóng máng méng páng so với giọng Quảng Đông mong4 mung4 pong4 và các giọng Mân Nam 客家话: [台湾四县腔] mong2 mang2 [梅县腔] mang2 [海陆丰腔] mong2 mang2 [客英字典] mong2 mang2 [宝安腔] mong2 mang2, tiếng Nhật bou và tiếng Hàn pang pong. Một dạng âm cổ phục nguyên của mang là *mɯɔŋ, tiếng Việt thời VBL còn duy trì dạng cổ hơn của mang là muông (canis/L là con chó), và mở rộng nghĩa chỉ loài thú như muông chim, muông sư tử (VBL); thành ngữ VN có câu ‘lòng muông dạ thú” (hay lòng lang dạ thú so với cẩu phế lang tâm/lang tâm cẩu phế HV). Tuy nhiên, có một cách đọc cổ khác đáng chú ý của mang 狵 là 竹角切,音琢 trúc giác thiết, âm trác (TV, LT), hay một dạng âm cổ phục nguyên khác của mang có thể là *swot và gần như âm cổ phục nguyên của Tuất, tiếng Việt không phân biệt *Tuấc/Tuất hay xước/xướt. Theo người viết, đây là một khả năng có thể giải thích tại sao chi Tuất lại liên hệ đến loài chó, tuy cách đọc cổ *sjuoc của mang không còn tồn tại nữa. Trong ngữ hệ Mon-Khme, nhánh Pearic có từ chhâk nghĩa là con chó.

TVGT còn liệt kê lang 狼
Chia sẻ với bạn bè qua: