410 717
Tin Tức » Phật Sự
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 10:44:16 04-08-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Những Phật Sự Nổi Bật Của GHPHVN Tỉnh Đăk Lăk Trong Nhiệm Kỳ VI 2012 -2017

Những Phật Sự Nổi Bật Của GHPHVN Tỉnh Đăk Lăk 
                    Trong Nhiệm Kỳ VI 2012 -2017
Trong 5 năm của nhiệm kỳ VI (2012-2017), tiếp nối những thành quả của các nhiệm kỳ trước, bên cạnh sự nổ lực của tự thân mỗi thành viên Ban Trị sự và các Ban ngành trực thuộc, có được sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương Giáo hội và sự quan tâm giúp đở của Chính quyền, Mặt trận các cấp; có thể nói nhiệm kỳ 2012-2017, GHPGVN tỉnh Đăk Lăk đã có sự phát triển tương đối toàn diện, với các Phật sự nổi bật sau đây
Đăk Lăk, được mệnh danh là đất “Hoàng triều cương thổ”, thủ phủ của 5 tỉnh Tây Nguyên. Có một vị trí quan trọng về mặt chiến lượt và an ninh quốc phòng. Với diện tích 13.062 m2, dân số khoản 1.850.000 người. Có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, văn hóa-xã hội, là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Tây nguyên và đồng bằng như TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Phú Yên, Đà Nẵng qua các QL.14, 26, 27 và 29. Tiềm năng kinh tế của Đăk Lăk là cây công nghiệp xuất khẩu: Cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao và cây ăn trái…Về tín ngưỡng Tôn giáo, có 13 tôn giáo, trong đó có số lượng tín đồ đông nhất là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành và Cao Đài.
Trong 5 năm của nhiệm kỳ VI (2012-2017), tiếp nối những thành quả của các nhiệm kỳ trước, bên cạnh sự nổ lực của tự thân mỗi thành viên Ban Trị sự và các Ban ngành trực thuộc,  có được sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương Giáo hội và sự quan tâm giúp đở của Chính quyền, Mặt trận các cấp; có thể nói nhiệm kỳ 2012-2017, GHPGVN tỉnh Đăk Lăk đã có sự phát triển tương đối toàn diện, với các Phật sự nổi bật sau đây:
-Thực hiện Thông tư số 292/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự, về việc tổ chức Đại hội cấp Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021. Đến nay, đã có 12/15 đơn vị tổ chức Đại hội và thành lập Ban Trị sự
- Thành lập mới 40 cơ sở Phật giáo trực thuộc.
- Thành lập Tổ công tác truy tìm và xác định niên đại Phật giáo du nhập vào tỉnh Đắk Lắk, theo tài liệu thu thập được: Phật giáo du nhập đầu tiên tại Cao nguyên Đăk Lăk do các nhà Sư Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) người Lào truyền sang, vào thập niên cuối thế kỷ XIX tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak, nghĩa là cách đây trên 115 năm. Tại đây có dấu tích cây Bồ đề và một thảo am”.
1-Tăng sự: - Số lượng Tăng, Ni hiện có (2015)
- Giáo phẩm:                                     17 vị, trong đó:
Hòa thượng: 05 vị;                   Thượng tọa: 02 vị;
Ni trưởng:   01 vị;           Ni sư:          09 vị.
- Tăng, Ni:                                        564 vị trong đó:
+ Tăng, Ni Bắc tông:       436 vị (Tăng 211 – Ni 225)
+ Chư Tăng Phật giáo Nam tông Kinh:         02 vị
+ Tăng, Ni Khất sĩ:                                      126 vị (Tăng 50 – Ni 76)
- Chúng điệu:                                    196 vị
b/ Tự viện:
-Toàn tỉnh có 207 Chùa, Tịnh xá, Thiền viện, Tịnh thất và Niệm Phật đường. (Chính thức : 154 - chưa chính thức: 53). So với nhiệm kỳ V (2007-2012) tăng 45 đơn vị.
-Bổ nhiệm Trụ trì 46 vị (Tăng 25 – Ni 21)
-Tiếp nhận Tăng, Ni gia nhập Tăng đoàn 48 vị
-Đăng ký thuyên chuyển Tăng Ni hoạt động Tôn giáo tại các Tự viện 72 vị.
2- Giáo dục Tăng Ni:
 a-Tăng Ni có học vị 165 vị, trong đó:
-Bảo vệ luận án Tiến sĩ:                 03 vị;
-Học viện Phật giáo Việt Nam:      52 vị;
-Cao đẳng Phật giáo:                      28 vị;
-Trung cấp Phật học:                      82 vị.
 b-Tăng Ni đang theo học tại các trường:
-Tiến sĩ Phật học:            01 vị            -Học viện PGVN:   41 vị;        
- Cao đẳng Phật học:18 vị;        -Trung cấp Phật học: 106 vị.
3- Hoằng pháp:
-Giảng sư đoàn đang hoạt động: 31 vị
-Đang học Giảng sư: Cao cấp 2 vị - Trung cấp 15 vị.
-Tổ chức hội thảo Hoằng pháp, chủ đề “Sinh hoạt Tôn giáo trong đồng bào các Dân tộc vùng cao, miền núi Tây Nguyên”.
4-Hướng dẫn Phật tử:
a-Cư sĩ Phật tử:
-Hầu hết các Tự viện trong tỉnh đều thành lập đạo tràng Bát Quan trai, Niệm Phật, Pháp Hoa, Tu thiền...tu học đều đặn vào các ngày Chủ nhật, mùng 8, 23 hàng tháng, với số lượng từ 50-200 Phật tử tu tập. Một số Chùa, Tịnh xá tổ chức khóa tu Phật thất, Một ngày An lạc mỗi tháng 1 lần dành cho Phật tử Dân tộc ít người tu học.
-Tổ chức khóa tu mùa Hè dành cho Học sinh, sinh viên và Thanh thiếu niên Phật tử từ 3-7 ngày, từ 300-500 em dự tu.
b-Gia đình Phật tử (GĐPT):
-Toàn tỉnh có 69 đơn vị GĐPT với 794 Huynh trưởng và 3.378 đoàn sinh, sinh hoạt tu học vào chiều Chủ nhật.
-Thường xuyên tổ chức các Trại huấn luyện: Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Vạn Hạnh và các Bậc học: Kiên, Trì, Định ,Lực.
-Nội dung sinh hoạt phong phú, rèn luyện kỷ năng, hoạt động thanh niên và từ thiện xã hội.
c-Phân ban Phật tử Dân tộc ít người:
-Gồm có 23 thành viên, thường xuyên vào các buôn làng thăm hỏi, tặng quà, hướng dẫn bà con bỏ bớt các hủ tục lạc hậu trong việc ma chay, cưới hỏi.
-Đã có trên 2.000 Phật tử Ê đê, M’nông quy y Tam bảo, cùng tu học tại các đạo tràng  không phân biệt Kinh, Thượng.
-Mở các khóa tu dành riêng cho Phật tử Dân tộc tu tập, hướng dẫn thực hành nghi lễ, thờ phượng...Thành lập Đội cồng chiêng phục vụ cho các ngày Đại lễ Phật giáo.
5-Nghi lễ:
-Tổ chức trọng thể các ngày Đại lễ Phật Đản, Vu Lan Báo hiếu, Phật Thích ca Thành Đạo, Đức Vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông hàng năm với nhiều nội dung phong phú, mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo trong bản sắc văn hóa Việt, để trở thành những ngày lễ hội chung của Dân tộc.
-Tổ chức Đại lễ Cầu siêu bạt độ có tầm vóc Quốc gia cho các anh linh anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn trong 2 cuộc kháng chiên trên các mặt trận Tây nguyên. Phối hợp với Ban ATGT Quốc gia tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Lễ cầu nguyện Hòa binh cho Biển Đông...
6-Văn hóa:
-Biên soạn và xuất bản cuốn “Lược sử Tự viện tỉnh Đăk Lăk”.
-Bồi dưỡng nghiệp vụ Văn hóa Phật giáo cho Ủy viên Văn hóa Huyện, Thị xã và Thành phố.
-Phối hợp với Ban Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử tổ chức tuyên truyền vận động Phật tử không đốt, rãi giấy tiền vàng mã khi có người thân qua đời. Tổ chức lễ Hằng thuận, lễ Mừng thọ tại chùa, biểu diễn Văn nghệ v.v...
-Tham gia triển lãm tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII tại Hà nội (2012) và Đại lễ Vésak LHQ tại Ninh Bình (2014).
7-Thông tin Truyền thông:
-Được thành lập vào tháng 4/2014, gồm có 28 thành viên và CTV tại các Huyện, Thị xã, Thành phố.
-Cử 11 CTV tham dự Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tin Truyền thông do Ban TTTT Trung ương tổ chức tại Quảng Ninh (tháng 6/2015) và TP. Hồ Chí Minh (tháng 4/2016).
a-Thành lập Website www.phatgiaodaklak.org, qua 3 năm hoạt động, tất cả sự kiện, lễ hội, Phật sự trong tỉnh và của TƯGH đều được thông tin đầy đủ trên cổng Thông tin điện tử của Giáo hội PG tỉnh. Đã có trên 208.000 lượt độc giả của 112 quốc gia và vùng lãnh thổ truy cập.
b-Ấn phẩm Vô Ưu: Ấn phẩm Vô Ưu, tiếng nói của GHPGVN tỉnh Đăk Lăk ra đời từ tháng 8/1998 (Vu Lan PL.2542), đến nay tròn 19 năm. Trước đây, do Ban Văn Hóa phụ trách, từ tháng 4/2014 chuyển sang Ban TT&TT đảm nhiệm. Trong nhiệm kỳ VI đã xuất bản 18 tập với số lượng 81.000 ấn bản được phát hành rộng rãi đến Tăng Ni, Phật tử trong tỉnh và 17 tỉnh thành phía Nam, một số độc giả ở Pháp, Nhật, Canada, Mỹ v.v...
-Hướng đến kỷ niệm 15 năm Vô Ưu (1998-2013), tổ chức cuộc thi Thơ “Tứ tuyệt mở rộng” với chủ đề “Phật pháp trong cuộc sống”, có 480 tác phẩm của 96 nhà thơ chuyên và không chuyên tham dự.
-Kỷ niệm 18 năm Vô Ưu (1998-2016), tổ chức cuộc thi Văn (Truyện ngắn và Tùy bút) với chủ đề “Đạo Phật, suối nguồn yêu thương”, có 163 tác giả của 33 tỉnh, thành tham dự với 320 tác phẩm.
8-Từ thiện Xã hội:
Thể hiện tinh thần “Ban vui cứu khổ” của đạo Phật, công tác TTXH được xem là trọng tâm của Phật giáo Đăk Lăk trong nhiệm kỳ qua. Nhiều nội dung được áp dụng như:
           -Cứu trợ thiên tai, cứu đói, cưu mang người khuyết tật, cô đơn, trẻ em bị bỏ rơi...(Trung tâm xã hội chùa Bửu Thắng 1 và 2);
            -Khám bệnh, phát thuốc miễn phí (Tuệ Tỉnh đường Ngọc Ban) và các Đoàn Y, Bác sĩ tổ chức khám lưu động tại các Buôn làng.
            -Mở lớp học tình thương, dạy tiếng Anh, Vi tính, Tiếp bước Mùa thi, lập quỹ Khuyến học,
            -Hiến máu nhân đạo, Bửa cơm tình thương tại các bệnh viện, người lao động nghèo, phong trào “Một chùa gắn liền với 1,2 địa chỉ nhân đạo”do CTĐ phát động.
            -Xây cất Nhà tình thương, Tình nghĩa, đào giếng, xây bể chứa nước sạch, tặng Bò giống v.v...
            Tổng chi phí cho công tác TTXH trong nhiện kỳ 2012-2017 là 64 tỷ 211.178.272 đồng và 66 căn nhà. Trong đó:
                   -Huy đông trong tỉnh :       40.348.581.678 đồng
                   -Đoàn từ thiện ngoài tỉnh : 23.862.596.594 đồng.
            9-Trùng tu, xây dựng Tự viện:
            Trong nhiệm kỳ qua có 40 Tự viện trong tỉnh trùng tu, xây dựng với tổng kinh phí: 376 tỷ 000.429.000 dồng. Hổ trợ xây dựng cho các Tự viện ngoài tỉnh: 403.800.000 đồng.
            10- Pháp chế và Kiểm soát:
            Ban Pháp chế và Ủy viên Kiểm soát, theo dõi, nắm bắt, điều tra, thu thập chứng cứ, phối hợp với Ban Tăng sự, Ban Thường trực Ban Trị sự và cùng với các cơ quan chức năng giải quyết các đơn thư khiếu kiện, tố giác, tranh chấp giữa cá nhân, tập thế nội bộ Phật giáo hoặc ngoài Xã hội...thấu tình đạt lý và kết quả cao , tạo sự đoàn kết, niềm tin và uy tín của Giáo hội.
            11-Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
            Quán triệt phương châm;”Đạo pháp-Dân tộc-CNXH”, với tư cách là thành viên MTTQVN, Chư tôn đức trong Ban Trị sự các cấp và Tăng Ni trụ trì đãđược mời tham gia vào HĐND, UBMTTQVN, HĐGD, Hội Khuyến học, Hội CTĐ, Hội LHTN  các cấp. Ký kết hợp tác thực hiện các chương trình An sinh xã hội, ích nước lợi dân, bảo vệ biên cương Tổ quốc./-
                                                                                      NAM TRÂN
                              (Trích báo cáo Tổng kêt Phật sự
                                  nhiệm kỳ VI 2012-2017 )
Chia sẻ với bạn bè qua: