910 562
Tin Tức » Phật Sự
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 00:17:12 19-10-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Cảm Nhận Từ Hội Thảo “Giáo Dục Trung Cấp Phật Học – Thực Trạng Và Giải Pháp”

Cảm Nhận Từ Hội Thảo
“Giáo Dục Trung Cấp Phật Học – Thực Trạng Và Giải Pháp”
Hội thảo Khoa học “Giáo dục Trung cấp Phật học – Thực trạng và Giải pháp” nhân Kỷ niệm 25 năm thành lập trưởng Trung câp Phật học Khánh Hòa tỏ chức ngày 26-9-2015, tại giảng đường trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa- số 20 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Hội thảo dưới sự chứng minh và tham dự của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn- Chủ tịch HĐTS GHPGVN và Chư Tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng ni, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giã trong nước và nước ngoài.
Chư Tôn đức chứng minh
HT Thích Minh Thông Khai mạc Hội thảo
Hội thảo diễn ra trong một ngày, đã được nghe 16 tham luận và nhiều ý kiến phản biện. Mở đầu là tham luận “Giá trị giới luật và hình mẫu Tăng ni sinh lý tưởng” của Hòa thượng Thích Minh Thông- Viện Chủ Giới Đài, Viện Huệ Nghiêm, TP HCM. Cả hội trường im phăng phắc, không khí càng trang nghiêm, Hòa thượng khẳng định “Vai trò lãnh đạo của Giáo hội, cũng như trách nhiệm của các vị trụ trì, các vị Bổn sư hoặc Y chỉ sư đối với việc nêu cao giá trị giới luật và đào tạo ra những  hàng Tăng Ni có phẩm chất và đạo hạnh, có năng lực phục vụ đạo pháp rất tối ư quan trọng. Nhưng để thực hiện được điều đó thì đòi hỏi tự thân mỗi Tăng Ni hãy nghiêm cẩn hành trì giới luật để làm hình mẫu  bậc thầy mô phạm xứng đáng của trời người…”, Hòa thượng đã trich dẫn lời nhận định về Tăng tài của cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh nguyên Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Giám luật như một lời kết thúc bài tham luận:”Tăng tài không phải ở bằng cấp mà là người thật học, thật tu, giữ giới trang nghiêm, siêng năng ngồi thiền hoặc niệm Phật, tụng kinh, có năng lực giáo hóa làm lợi ích cho nhiều người thì mới gọi là Tăng tài chân thật!”. 
Giáo sư Yamano Toshiro ĐH Otani (Tokyo Nhật Bản)
Tham luận của Giáo sư Yamano Toshiro ĐH Otani (Tokyo Nhật Bản) do Thầy Thích Tường Nghiêm phiên dịch đã chia sẻ mối quan hệ truyền thống thắm tình Linh sơn pháp lữ  lâu đời giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nhật Bản, những giao lưu về nghi lễ, vũ đạo, trà đạo giữa Phật giáo Nhật Bản - Việt Nam, và cũng chia sẻ những kinh nghiệm giáo dục Phật giáo Nhật Bản đã thành tựu trong những năm qua...
 PGS TS Sudarat Bantaokul, Trưởng khoa phật học đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya
Tham luận “Tạng Đại chánh (Taiso Tributaka) công trình Di sản đa văn hóa thế giới” của PGS TS Sudarat Bantaokul, Trưởng khoa phật học đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya  (Thái Lan) do Đại đức Thích Nguyên Chơn phiên dịch đã giới thiệu: Đại Tạng kinh Hán văn (Chinese Buddhist Canon) có thể được xem là một công trình  di sản đa văn hóa thế giới. Nó là kết quả của các quá trình truyền thừa, biên tập và phiên dịch các văn bản Phật giáo xuyên suốt hơn hai ngàn năm qua bởi hai nền văn minh lớn: Ấn Độ và Trung Quốc.. ;
PGS TS Trần Hồng Liên
Tham luận “Giáo dục – Đào tạo con người Phật giáo” của PGS TS Trần Hồng Liên chia sẻ: “Giáo dục và đào tạo là hai lĩnh vực cần thực hiện song hành trong bất kỳ một quốc gia nào, nhằm mang lại những con người có đủ tài đức phục vụ cho xã hội. Trong Phật giáo vấn đề này càng cần thiết và quan trọng…”;
PGS TS Nguyễn Công Lý- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐHQG TP.HCM
Tham luận “Từ truyền thống Giáo dục Phật giáo đến trường TCPH Khánh Hòa” của PGS TS Nguyễn Công Lý- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn- ĐHQG TP.HCM  đã tái hiện bức tranh truyền thống giáo dục Phật giáo Khánh Hòa từ những năm 1952- Tăng học đường Nha Trang; 1956 -Phật học viện Trung phần và Tăng Học viện Phật giáo Cổ truyền Trung phần cho đến Trường Trung cấp Phật học ngày nay vô cùng phong phú và sinh động, một trang sử phật giáo Khánh Hòa thu nhỏ đầy ắp cả quá khứ và hiện tại vô cùng quý giá với bao chứng tích rất đáng tự hào;
ĐĐ Thích Thanh Tri
Tham luận “Vận dụng thuyết kiến tạo cho giáo dục Phật giáo thời hiện đại” của ĐĐ Thích Tâm Tôn, Cựu Tăng sinh Khóa 1, Hiệu phó trường TCPH Khánh Hòa đã trao đổi “Lý thuyết kiến tạo còn được gọi là lý thuyết của nhận thức… Lý thuyết này vạch rõ tiến trình và cách thức tổ chức hoạt động học tập của người dạy và người học…”
“Ý nghĩa tôn chỉ và mục tiêu trong công tác giáo dục và đào tạo Tăng tài” tham luận của ĐĐ TS Thích Hoằng Trí, Giáo thọ trường TCPH Khánh Hòa chia sẻ “Mục tiêu của giáo dục và đào tạo Tăng tài trong xã hội hiện đại…là xây dựng nên hình ảnh người xuất gia chuẩn mực dựa theo tinh thần và thực tiễn của giới luật, giúp Tăng ni sinh trở thành những người tu học theo giới hạnh thanh tịnh, thể hiện oai nghi trang nghiêm trong đời sống hằng ngày…” Tham luận “Thử bàn về một vài thực trạng và giải pháp  của nền giáo dục Trung cấp Phật học” của Sư cô TS Thích Nữ Thánh Tâm bàn về “Sự nan giải giữa kho tàng giáo lý và sự thực hành của tu sĩ Phật giáo… Sự nan giải giữa trường Phật học và tự viện…; Sự nan giải giữa các giáo lý hệ phái…”, những vấn đề thật nan giải sẽ còn bàn dài;
“Giáo dục Phật giáo nhìn về tương lai” tham luận của ĐĐ Thích Tâm Như- Cựu Tăng sinh khóa 1, Giáo thọ trường TCPH Khánh Hòa đã đề xuất các giải pháp: - Một là về cơ sở vật chất; Hai là về chương trình giảng dạy; Ba là quy chế, cơ chế đánh giá kết quả giáo dục; Bốn là về mặt con người…” Đây là những vấn đề bức xúc của giáo dục Phật giáo hiện nay…
Tham luận “Quan điểm về giáo dục đào tạo con người Phật giáo”của ĐĐ Thích Tâm Nhãn- Cựu Tăng sinh khóa II, Giáo thọ trường TCPH Khánh Hòa tâm sự “…Giờ chùa nào cũng Phật to, chuông lớn, lầu son gác tía, khuôn viên thênh thang… nhưng mấy ai tâm huyết nghĩ đến kiến thiết cơ sở giáo dục cho đàng hoàng… Thời Phật tại thế, có biết bao tinh xá, tu viện…Tại sao đức Phật không nhập diệt ở đó mà ra rừng nhập diệt? Ngài có ý gì?” Câu hỏi với một tấm lòng đầy nhiệt huyết vì tương lai của đạo pháp..! 
Tham luận “Tầm quan trọng, thực trạng, giải pháp, trong việc học và dạy môn Tiếng Anh tại trường TCPH của ĐĐ Thích Quảng Thông- Cựu Tăng sinh khóa II, Giáo thọ môn Tiếng Anh Trường TCPH Khánh Hòa đã dề xuất giải pháp “…Chúng ta cần có thêm chương trình ngoại khóa tiếng Anh, có thể mời người nước ngoài đến giao lưu bằng tiếng Anh… Xem tiếng Anh là môn bắt buộc từ Sơ cấp Phật học. Chọn thêm tiếng Anh là môn thi đầu vào tại các trường TCPH…Tấm lòng trăn trở của người Thầy thật đáng trân trọng!
Cư sĩ Minh Mẫn
Tham luận “Về Giáo dục Phật giáo” của Cư sĩ Minh Mẫn - tác giã nhấn mạnh. Giáo dục  là hệ thống định hướng truyền đạt với một mục tiêu nhất định. Một khi thực hiện việc giáo dục, thành quả tiếp biến là tiếp thu, hoán cải, sáng tạo và nâng cao tầm hiểu biết, sự nhận thức, biến thành chất liệu chuyển hóa nhân cách. Ngoài phương cách giáo dục như áp đặt, nhồi sọ, từ chương, hoặc hỗ trợ sự sáng tạo bằng cách gợi ý, hướng dẫn truy nhập kiến thức, truy tầm tài liệu hướng đến sự tốt đẹp và lợi ích cộng đồng, lợi ích cho nhiều thế hệ, bổi đắp sự hiều biết theo chiều hướng mới; giáo dục đôi khi bị những khuynh hướng đen tối lợi dụng để truyền đạt những phẩm chất xấu, nguy hại, bạo động. Vì thế, trong phạm vi tôn giáo, tín ngưỡng trở thành một hệ quả của quá trình thâm nhiễm nền giáo dục đạo đức tối yếu, đôi khi, từ nền giáo dục đạo đức chân chánh vượt khỏi phạm trù tín ngưỡng, chúng trở thành một hình thức đạo đức tổng thể của loài người - đó là lòng từ bi, tình thương vô điều kiện, không biên giới. Đức Thánh thiện Đạt Lai Lạt Ma nói: "Không nhất thiết phải theo một tôn giáo nào mới biến cải được tâm thức mình. Dù tin hay không tin vào tôn giáo thì bất cứ một con người nào cũng đều có thể biến cải tâm thức mình. Dù rằng các truyền thống tâm linh có đưa ra các phương tiện giúp đạt được mục đích ấy, thì đấy không phải là con đường duy nhất buộc mình phải theo. Chính vì lý do thật dứt khoát ấy nên tôi vẫn thường quảng bá về một "nền tảng đạo đức ngàn năm" có thể áp dụng cho tất cả mọi con người, dù có đức tin hay không"…
Cư sĩ  Trí Bữu- Giảng viên Trường TCPH Khánh Hòa
Tham luận “Trường TCPH Khánh Hòa – Thực trạng và giải pháp”của Cư sĩ  Trí Bữu- Giảng viên Trường TCPH Khánh Hòa, xin đề xuất hai giải pháp  căn bản là Cơ sở vật chất và con người: - Để đáp ứng phát triển cơ sở vật chất của Trường Trung Cấp Phật học Khánh Hòa xứng tâm với những gì mà thầy và trò nhà trường đã nổ lực phấn đấu làm được trong 25 năm qua, xin tha thiết đề nghị các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi để  trường Trung cấp Phật Học Khánh Hòa được sử dụng cơ sở hiện nay của Trường THCS Phan Sào Nam mà trước đây là Trường Trung học Bồ Đề Nha Trang nhằm tạo môi trường sư phạm để Trường ra trường, lớp ra lớp…Hãy trả vị trí trường Bồ Đề Nha Trang về đúng chỗ vốn có của nó là đào tạo Tăng tài!
- Về con người: Cần mở rộng đội ngũ làm công tác giáo dục Phật giáo: Giáo thọ  không kể là xuất gia hay tại gia, một khi đã tin vào chân lý của những giá trị triết lý đạo đức của đạo Phật và sống theo đúng những giá trị đó, đều có thể trở thành những nhà giáo dục Phật giáo…Ngược dòng lịch sử, Trần Thái Tông, một ông vua Phật tử của đời Trần, đã viết trong Khóa Hư Lục: “Mặc vấn đại ẩn tiểu ẩn, hưu biệt xuất gia tại gia, bất câu Tăng tục, chỉ yếu biện tâm, bổn vô nam nữ, hà tu trước tướng”. (Không phân biệt là sống giữa đời hay sống ẩn dật trong rừng núi, không phân biệt là người tại gia hay xuất gia. Tăng hay tục chỉ cốt biện tâm. Vốn không nam nữ, sao lại còn chấp tướng?) Phật giáo Việt Nam đã từng có Ni sư Diệu Nhân đời Lý là một Thiền sư nổi tiếng thuộc dòng Thiền Tỳ Ny Đa Lưu Chi, có Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ đều là những cư sĩ và là nhà Phật học xuất sắc đời Trần. Học trò của hai vị này gồm cả Tăng sĩ và cư sĩ. Một học trò xuất sắc của Tuệ Trung chính là Trần Nhân Tông, là Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Một học trò thứ hai của Tuệ Trung là Pháp Loa, là vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm và là người đứng ra san định bản thảo Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, đã được cư sĩ Trúc Thiên dịch ra Việt văn. Trong thời hiện đại, chúng ta có cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, là một nhà Phật học lớn, nhiều Tăng sĩ vốn là học trò của ông, nay giữ nhiều vị trí chủ chốt trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.
“Thực trạng về công tác dạy và học Hán văn tại trường TCPH Khánh Hòa” tham luận của Cư sĩ  Đỗ Văn Khoái- Giáo thọ Trường TCPH Khánh Hòa đã trao đổi:  Nhà trường cần biên soạn bộ giáo trình giảng dạy Hán văn hệ Trung cập… - Có thể chia thành nhiều môn học liên quan đến Hán văn nhưng phải lấy Hán văn làm đối tượng…- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về thực hành Hán Nôm…
Tham luận của ĐĐ. Thích Thanh Tri – Giáo thọ trường TCPH Khánh Hòa “Bàn về giáo dục thiền môn trong trường Trung cấp Phật học” đã dề ra những giải pháp:  1. Về quan điểm giáo dục, phải cân bằng giữa tri thức và tư cách tác phong…2. Lấy lý tưởng xuất gia làm trọng…3. Cần phải xây dựng một môi trường nội trú thật hoàn chỉnh…4.- Khảo sát những vấn nạ mà Tăng ni sinh thường gặp…5. Phải dạy cho các em cách ứng xử, đừng để  sự không hiểu biết của minh thành nạ nhân của các phương tiện truyền thông…6. Soạn một chương trình dạy về cách hành xử…
Xin được phép trích dẫn phần diễn từ khai mạc của Hòa thượng Thích Minh Thông- Hiệu trưởng Trường TCPH Khánh Hòa- Trưởng Ban Tổ chức thay phần kết thúc bài viết: Trong sự hạn hẹp về thời gian chuẩn bị, với nhân sự còn thiếu như hiện nay của trường, ngày hội thảo hôm nay vẫn được tiến hành. Đó chủ yếu là nhờ sự chỉ đạo sát sao từ chư Tôn đức trong giáo hội và những đóng góp trí tuệ của nhiều giới thức giả trong và ngoài nước. Thay mặt Hội đồng giáo dục trường  Trung cấp Phật học Khánh Hòa và toàn thể Tăng ni sinh tôi xin chân thành bày tỏ niềm hân hoan hoan sâu sắc đến tất cả quý vị đã góp phần quan trọng cho quá trình hình thành ngày hội thảo hôm nay với chủ đề “Giáo dục Trung câp Phật học Khánh Hòa- Thực trang và Giải pháp”. Với chủ đề nêu trên của ngày hội thảo hôm nay, chúng tôi mong muốn nói lên phần nào một số trăn trở của nhà trường và Tăng ni sinh nhiều khóa từng được đào tạo trong suốt 25 năm qua. Đồng thời cũng từ hội thảo này, chúng tôi chần thành lắng nghe những gợi ý và hướng mở  cho thầy trò chúng tôi trong nổ lực tinh tấn xây dựng bản thân trên con đường tu học.
 Hội thảo “Giáo dục Trung cấp Phật học Khánh Hòa- Thực trạng và Giải pháp” khép lại trong niềm hoan hỷ vô biên của những người tham dự vì đã đúc kết được những tinh hoa truyền thống giáo dục Phật giáo Khánh Hòa cả quá khứ và hiện tại, mở ra một trang sử mới Giáo dục Phật giáo Khánh Hòa trong tương lai…!
Hình ảnh trong buổi hội thảo
chụp hình lưu niệm
 
HT Thích Thiện Nhơn Chủ Tịch HĐTS GHPGVN
HT Minh Thông - HT Trung Hậu Trưởng BanVăn Hóa GHPGVN
HT Minh Thông Phát biểu

ĐĐ Ngọc Hương
 
ĐĐ Thích Trí Chơn
ĐĐ Tâm Mẫn
Chư Tăng, Ni tham dự
 
Trí Bửu – Tháng 10/2015
 
Chia sẻ với bạn bè qua: