210 268
Tin Tức » Các Sự Kiện
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 20:57:36 20-03-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột Năm 2017 “Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển”

Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột Năm 2017
“Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển” DakLak.Với chủ đề” Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết pháp triển. Ngày 10-3-2017, Tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra chuỗi sự kiện quan trọng của “Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017”.
Tối 10-3, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đác Lắc phối hợp các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên và UBND các tỉnh Tây Nguyên (gồm Đác Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) tổ chức khai mạc Lễ hội cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ VI và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.
Tới dự buổi Lễ: Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương; các Đại sứ, Tổng lãnh sự, tổ chức quốc tế. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 42 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đác Lắc (10-3-1975 - 10-3-2017).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa - phát huy bản sắc - Liên kết phát triển”, lễ hội nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và khẳng định sản phẩm cà-phê Việt Nam nói chung, cà-phê Buôn Ma Thuột - Đak Lak nói riêng; nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, nhất là giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”; đồng thời là cơ hội quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư vào Đác Lắc nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định giá trị thương hiệu cà-phê Buôn Ma Thuột trên thị trường trong nước và thế giới; ghi nhận, biểu dương những thành tựu kinh tế, xã hội của tỉnh đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước; đề nghị các tỉnh Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên quy hoạch vùng đất trồng, nghiên cứu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, thâm canh, chế biến cà-phê. Đồng thời, tăng cường hợp tác, học tập thế giới phương thức chăm sóc, chế biến, xúc tiến thương mại để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho cây cà-phê Việt Nam. Các bộ, ngành cần nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho ngành cà-phê Việt Nam nói chung, các tỉnh Tây Nguyên nói riêng phát triển bền vững… Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân Tây Nguyên tiếp tục bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của di sản Không gian văn hóa cồng chiêng, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho giá trị văn hóa truyền thống của chúng ta tiếp tục tỏa sáng cùng sự phát triển của đất nước.
Để biết rõ hơn về Lễ hội lần này có gì khác so với 5 lần trước, Ông Nguyễn Hải Ninh phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk; trưởng ban Lễ hội cho biết: Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 so với các kỳ lễ hội trước có sự tương tác kết hợp ba trong một. Chúng tôi tổ chức song hành lễ hội Buôn Ma Thuột lần thứ 6 cùng với liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 và hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ tư.
Lễ hội lần này không chỉ là sự kiện đơn thuần quảng bá cho cà phê Buôn Ma Thuột mà còn là tương tác, giới thiệu bản sắc riêng có của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và mở rộng cơ hội hợp tác giao lưu đối với việc thúc đẩy đầu tư vào tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Đây là điểm khác biệt mà chúng tôi cho rằng là lớn nhất.

Lễ hội lần này chúng tôi hướng tới mục tiêu người dân là chủ thể của lễ hội. Qua việc quảng bá về cà phê Buôn Ma Thuột và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên thì chúng tôi cũng muốn để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế biết nhiều hơn tới tiềm năng thế mạnh của Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Thông qua đó tạo cơ hội để thúc đẩy giao lưu kinh tế và mang lại nhiều hơn giá trị về mặt kinh tế xã hội cho tỉnh cũng như  khu vực Tây Nguyên
Cũng theo Ông Nguyễn Hải NinhĐối với cà phê, chúng tôi tổ chức hội thảo cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu, tổ chức hội chợ triển lãm liên quan đến ngành hàng cà phê thì từ người nông dân đến các nhà khoa học, đến người sản xuất kinh doanh xuất khẩu đều tham gia vào những hoạt động của hội thảo.
Về Liên hoan văn hóa cồng chiêng thể hiện rõ nhất tính đại chúng. Đối với các tỉnh không chỉ có một đoàn mà có nhiều đoàn cùng tham gia. Chúng tôi cũng tổ chức lễ  hội đường phố. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo Tây Nguyên cũng tổ chức hội thảo phát triển nông nghiệp nhìn từ những nông dân tỷ phú. Tất cả những người nông dân có thu nhập từ 1 tỷ/ha sẽ có cơ hội thể hiện chính kiến cũng như tiếng nói của mình đối với việc đóng góp cho sự phát triển của nông nghiệp Tây Nguyên.
Như vậy, người nông dân vừa được tham gia những diễn đàn về mặt chính sách vừa được tham gia trực tiếp những hoạt động của lễ hội. Ngoài ra, với chủ đề liên quan để xúc tiến đầu tư thì rõ ràng hội thảo xúc tiến và những hội thảo bên lề những cuộc tiếp xúc song phương giữa lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên với các doanh nghiệp nhà đầu tư. Đây chính là diễn đàn để cho chủ thể là các doanh nghiệp có sự giao lưu đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh Tây Nguyên.
Lễ hội đến ngày 10-3-2017 mới chính thực khai mạc, Lễ hội diễn ra cùng ngày kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng Buôn Ma Thuột; nhưng từ ngày 8-3 các gian hàng trong Hội chợ tại khu Biệt Điện trương bày gần như đã hoàn tất. Lễ hội năm nay, ngoài các Công ty, doanh nghiệp chuyên ngành cà phê, còn nhiều gian hàng trưng bày máy móc, sản phẩm bằng gỗ, xe ôtô và các mặt hàng dân dụng, phong phú đa dạng. Đi quanh một vòng các gian hàng trưng bày trong hội chợ. Chúng tôi dừng chân bên gian hàng cà phê Phước An. Nơi được coi như một Phuocan Coffee là thương hiệu chính thức đầu tiên của những người trực tiếp trồng, sản xuất cà phê muốn mang đến cho bạn nguồn cảm hứng mới, với hương vị đặc biệt của CADA tạo nên nét đặc trưng của “Cà phê Buôn Ma Thuột – Cà phê Việt Nam”.
Cà phê nhân PHUOC AN Coffee
Công ty TNHH MTV Cà Phê Phước An (Tiền thân là Công ty Cà Phê Phước An) đựợc xây dựng và phát triển trên vùng đất CADA. Vùng đất được người Pháp chọn trồng cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Với cao nguyên đất đỏ Bazan rộng lớn và khí hậu đặc trưng phù hợp cho cây cà phê phát triển.
Được thành lập vào ngày 01/04/1977, gần 40 năm qua, Công ty đã khẳng định là một trong những doanh nghiệp trồng, chế biến, thu mua và xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Hiện nay Công ty TNHH MTV Cà Phê Phước An đang dẫn đầu Thế giới về sản xuất, tiêu thụ cà phê chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ Certified (Cà phê sạch đảm bảo truy nguyên nguồn gốc)
Là doanh nghiệp có diện tích cà phê lớn, Công ty TNHH MTV Cà Phê Phước An đã chủ động từ khâu chọn giống, chăm sóc kỹ thuật “Cà phê tự nhiên”. Qua công nghệ chế biến hiện đại với những quả cà phê chọn lọc từ những đồi cà phê tốt nhất đã cho ra đời  sản phẩm:
Sản phẩm cà phê PHƯỚC AN đã đáp ứng mọi nhu cầu trong và ngoài nước, chinh phục những thị trường khó tính, luôn mang đến cho đối tác, bạn hàng sự tin cậy và hài lòng, xứng tầm thương hiệu cà phê nhân chất luợng cao.
Công ty TNHH MTV cà phê Phước An đã tạo được thương hiệu uy tín trên thị trường xuất khẩu cà phê và nông sản. Với những thành công và bước đi ngày càng vững chắc, Phuoc An Coffee vươn lên tầm cao mới khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Phước An mãi xứng tầm là: Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín - Doanh nghiệp đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam - Doanh nghiệp văn hoá UNESCO.
Với những thành quả của Phuocan caffee đã được Nhà nước tặng thưởng:
 02 Huân chương lao động hạng ba;02 Huân chương lao động hạng nhì;01 Huân chương lao động hạng nhất;Giải thưởng Sao vàng đất việt 2009-Giải thưởng Sao đỏ 1999;Công ty xuất khẩu uy tín của Bộ thương Mại bình chọn năm 2006;Giải thưởng chất lượng Việt Nam 2008;Cúp vàng cà phê chất lượng cao Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuộc 2008 và 2011;Doanh nghiệp văn hóa UNESCO 2009;Bộ Thương mại tặng nhiều bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;Sản phẩm của Công ty được trao tặng giải cầu vàng chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn (Bộ Công Nghiệp) và Huy chương vàng dấu hiệu hàng việt Nam chất lượng cao hàng việt nam phù hợp tiêu chuẩn.
Tại lễ hội lần này, tỉnh Đắk Lắk nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước...  Qua mỗi lần tổ chức lễ hội cà phê, tỉnh đều cố gắng đổi mới về nội dung. Sau lễ hội lần này, tỉnh sẽ chú trọng hơn trong việc hoàn thiện cách thức quản lý, quy trình canh tác và xuất khẩu để hương vị đặc trưng của Cà phê Buôn Ma Thuột lan tỏa không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Tỉnh cũng đặt mục tiêu hướng tới việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột tại những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu (EU)...Cơ hội cho nông dân tiếp cận phương thức sản xuất tiên tiến.
Hồ Văn Trinh PD: Minh Nghiêm
Ban TTTTGiáo hội Phật giáo Đak Lak
Một số hình ảnh nằm trong chuỗi Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2017




















 
Chia sẻ với bạn bè qua: