910 277
Tin Tức » Các Sự Kiện
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 04:57:36 15-10-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Hội Thảo Quốc Tế Tôn Giáo, Kinh Tế Và Cộng Đồng ASEAN

Hội Thảo Quốc Tế Tôn Giáo, Kinh Tế Và Cộng Đồng ASEANNgày 23/10/2017, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phối hợp cùng Trường Đại học Luật J. Reuben Clark tổ chức Hội thảo quốc tế tôn giáo, kinh tế và cộng đồng ASEAN tại Hội trường nhà E Đại học KHXH&NV (số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).

Hội thảo đã nghi nhận những bài nghiên cứu, bài tham luận và lắng nghe chuyên gia phân tích phát triển kinh tế dựa trên nền tảng đạo đức tôn giáo qua các ví dụ thực tế trong cộng đồng ASEAN của gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các vị học giả đến từ trong nước và các quốc gia Đông Nam Á.


Tại Hội thảo, HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, đại diện lãnh đạo Giáo hội đã góp bài thảo luận xoay quanh chủ đề Phật giáo góp phần phát triển kinh xã hội đất nước, Hòa thượng nhấn mạnh việc phát triển kinh tế phải dựa vào những nguyên tắc đạo đức tốt đẹp của tôn giáo đặc biệt là tín đồ Phật giáo dựa vào giáo lý bát chính đạo, đạo đức nhân quả để áp dụng vào công việc kinh doanh.
Kinh doanh dựa trên giáo lý nhân quả sẽ giúp chúng ta tránh kinh doanh những mặt hàng như bán thịt, bán vũ khí, bán rượu,.. các động vật quý hiếm và những mặt hàng gây nguy hiểm cho con người. Người phật tử có niềm tin nhân quả sẽ thực hành theo lời đức Phật dạy vào công việc kinh doanh, dẫn đến phát triển kinh tế lành mạnh và bền vững.
 
Hiện nay các nhà kinh doanh đang chạy theo lợi nhuận kinh tế mà quên đi những đạo đức kinh doanh, vi phạm đạo đức nhân quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
 
Đức Phật khẳng định rằng mọi hoạt động của con người - kể cả hoạt động kinh tế cũng vậy, đều phải có đạo đức, nhằm tới hạnh phúc của bản thân cũng như cộng đồng. Bởi vì đồng tiền, không phải thâu góp bằng bàn tay đạo đức, sẽ là con dao hai lưỡi, sẽ giết chết người chủ của nó.
 
Đạo đức Phật giáo giúp chúng ta hiểu được quá trình phát triển kinh tế phải đồng thời với ý thức về giá trị bình đẳng của sự sống xuyên suốt không gian và thời gian, bao trùm cả vạn loài chúng sinh. Phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của mỗi chúng ta hôm nay, không thể song hành cùng với việc cướp mất điều kiện sống và cơ hội phát triển của người khác và của con cháu chúng ta mai sau.
 
Tâm Đạt
Nguồn Phatgiao.Org.vn
 
Chia sẻ với bạn bè qua: