510 855
Tin Tức » Các Sự Kiện
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 22:44:16 02-06-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Diễn Đàn “ Phụ Nữ Các tôn Giáo Tây Nguyên Chung Tay Bảo Vệ Thiên Nhiên, Môi Trường góp Phần Xây Dựng Nông Thôn mới”

Diễn Đàn “ Phụ Nữ Các tôn Giáo Tây Nguyên Chung Tay Bảo Vệ Thiên Nhiên, Môi Trường góp Phần Xây Dựng Nông Thôn mới”DakLak. Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2017, đúng vào dịp tổng kết 15 năm thực hiện nghị quyết 25/TW của BCH TW đảng về Công tác Tôn giáo và chào mừng kỷ niệm 15 năm thành lập Ban chỉ đạo Tây Nguyên, hôm nay, tại thành phố Buôn Ma Thuột đầy năng động, thân thiện và mến khách, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh DakLak tổ chức diễn đàn “Phụ Nữ các Tôn giáo Tây Nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường góp phần xây dựng Nông thôn mới”


Sáng ngày 02/6/2017, tại tiền sảnh trung tâm văn hóa tỉnh  tổ chức trọng thể lễ Mít-tin hưởng ứng ngày môi trường thế giới, dến tham dự buổi lễ có Bà Nguyễn Thị Thu Hà Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch HLHPNVN; Ông Điểu K’ Ré, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Ông Trần Tuấn Hùng, Phó trưởng Ban Tôn giáo chính phủ, và có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành TW, đại diện lãnh đạo tỉnh ủy, UBND, HLHPN, Ban Tôn giáo 5 tỉnh Tây Nguyên, đại diện lãnh đạo các ban ngành tỉnh DakLak, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo:  chức sắc, chức việc, Nữ tu, phụ nữ tín đồ các tôn giáo 5 tỉnh Tây nguyên


Về phía Phật giáo có HT Thích Châu Quang, Ủy viên HĐTS- Trưởng BTS GHPGVN tỉnh DakLak; NT Thích Nữ Huệ Hương, Ủy viên HĐTS Phó trưởng Phân ban Ni giới; NS Thích nữ Đàm Thành, Ủy viên BCH HLHPNVN và có gần 1.000 đại biểu tham dự lễ mít tin.

          Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch HLHPNVN phát biểu khai mạc… “ Ngày Môi trường thế giới năm 2017 có chủ đề  “Sống hài hòa với thiên nhiên” nhằm khuyến khích con người gần gũi với thiên nhiên, khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, nhận thức đầy đủ hơn một thực tế rằng, con người là một phần của thiên nhiên, sống phụ thuộc vào thiên nhiên. Có lẽ trên mảnh đất Việt Nam này, những người dân của núi rừng Tây nguyên là những người hiểu, cảm nhận sâu sắc hơn ai hết triết lý “ sống hài hòa với thiên nhiên” đó….

Đại diện lãnh đạo tỉnh DakLak Bà H’ Dom K’ Dơk, Phó CT UBND tỉnh phát biểu… “ tỉnh DakLak rất vinh dự được trung ương Hội LHPN Việt Nam và Ban chỉ đạo Tây nguyên ưu ái chọn địa điểm đăng cai tổ chức diễn đàn Phụ Nữ các Tôn giáo Tây Nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường góp phần xây dựng Nông thôn mới nhằm hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6/2017. Đây là những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp phụ nữ nói chung, phụ nữ các tôn giáo nói riêng trong công tác bảo vệ thiên nhiên, môi trường, ứng phó với thiên tai và thay đổi khí hậu góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội bền vững”…



 Tiếp sau là phần ký kết chung tay bảo vệ môi trường giữa câc ban ngành và đại diện các tôn giáo. Trồng cây và tổng vệ sinh môi trường tại Đài tưởng niệm Liệt sỹ thôn Kiên Cường, xã Hòa Thuận TP Buôn Ma Thuột, tỉnh DakLak.
Vào lúc 13g30 tại Hội trường của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên. khai mạc hội thảo “Phụ Nữ Các Tôn giáo Tây Nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường góp phần xây dựng Nông thôn mới”


 Chủ tọa hội thảo. Ông Điểu K’Ré, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên; Ông Trần Tuấn Hùng, Phó trưởng Ban Tôn giáo chính phủ; Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên ĐCT, Trưởng ban DTTG, Hội LHPN Việt Nam, và có 120 đại biểu tham dự. với 12 ý kiến tham luận của các đại biểu chức sắc, Tu sĩ, đại biểu phụ nữ tín đồ các tôn giáo.

Về phía Phật giáo, TS-Ni Sư Thích nữ Đàm Thành, UVBCH Hội LHPNVN, Trưởng Ban giám luật Phân ban Ni Giới Phía Bắc phát biểu tham luận với chủ đề: “Ni giới Phật Giáo với bảo vệ môi trường – Những nền tảng và hành động cụ thể”. …“ Từ các Tôn giáo cổ xưa cho tới những tôn giáo hiện đại trên thế giới, tất cả đều hướng tới những vấn đề cơ bản nhất là vấn đề nhân sinh và môi sinh – con người và thế giới tự nhiên. Ở Việt Nam, các Tôn giáo lớn cũng như những nhóm tôn giáo nhỏ, điển hình là Phật giáo, Công giáo, Tin lành hay các tôn giáo nôi sinh như Cao đài, Hòa hảo.v.v… đều có những quan tâm sâu sắc tới những vấn đề môi trường tự nhiên. Với Phật giáo, môi trường tự nhiên và con người có mối quan hệ  hữu cơ với nhau. Giáo lý duyên khởi của Phật giáo quan niệm cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Ngũ giới của Phật giáo cũng khuyên răn con người không được sát sinh, làm tổn hại đến các sinh linh. Đức Phật  khuyên các Tỳ kheo trong mùa mưa không nên đi ra ngoài vì sợ dẫm đạp trên cỏ cây hoặc các loài côn trùng, không đổ thức ăn dư thừa trên cỏ xanh và trong nước có côn trùng, sợ làm hại cỏ và côn trùng. Phật giáo cho rằng, mỗi sự vật, hiện tượng một khi mất thăng bằng, bị tổn thương sẽ ảnh hưởng xấu đến cái khác. Cho nên nếu không bảo tồn các loài khác, không bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái thì cũng có nghĩa rằng chúng ta đang tự hủy hoại chính mình, chính con người, xã hội và văn minh loài người.”…

NS Thích nữ Hạnh Khai, UV Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng phát biểu tham luận Quan điểm của Phật giáo bảo vệ môi trường hành động của ni giới trong việc xây dựng nông thôn mới… “ Ô nhiễm môi trường đang là hồi chuông báo động cấp thiết đối với nhân loại, đòi hỏi mỗi người phải có trách nhiệm kịp thời từ suy nghĩ đến hành động nhằm bảo vệ môi sinh. Trước tình hình đó, Phật giáo nhìn nhận vấn đề môi sinh như thế nào? Có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ môi trường?Và, trong phong trào xây dựng nông thôn mới hiện nay, ni giới Phật giáo có những đóng góp gì và đến mức độ nào cho xã hội?
          Phật giáo đã bảo vệ môi trường sinh thái nhờ giáo lý từ bi rất đậm nét. Đó là nét đẹp trong lối sống đạo đức được xây dựng mấy ngàn năm nay nhờ các hành động thiết thực như sau:
Một là không sát sanh và ăn chay: giúp cải tạo và cân bằng môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của chính mình, không gây hận thù với động vật, từ đó trở nên thân thiện với mọi loài, tâm hồn được cởi mở, thân thiện, hiền hòa hơn.
Hai là Phóng sanh: Để bảo vệ động vật, nhất là các loài động vật hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tiệt chủng do sát sanh gây nên.
Ba là hành động theo tám con đường chân chánh: Suy nghĩ đúng đắn nhằm phân biệt đúng sai, phải trái để làm việc thiện lành, tránh gieo nhân ác tổn hại mọi loài ( chánh Kiến, chánh tư duy) Từ đây, người Phật tử phải có ý thức trách nhiệm trong đời sống mưu sinh của mình ( Chánh niệm, chánh Định) như không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng cây trồng trong sản xuất vì mục đích thu lợi trong kinh doanh, gây hại trực tiếp cho mình và người tiêu dùng, làm ô nhiễm môi trường sống. Hoặc người Phật tử chọn cho mình nghề nghiệp chân chánh không làm tổn hại đến mọi người, mọi loài, đảm bảo an toàn môi trường sống ( Chánh tinh tấn, chánh Nghiệp, chánh mạng). Ngoài ra, người Phật tử không những chặt phá cây rừng mà còn trồng nhiều cây xanh tạo cảnh quan mát mẽ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân sinh. Bảo vệ môi trường là một trong số những tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ý thức sâu sắc được điều này, Ni giới Phật giáo chung tay cùng các tầng lớp xã hội, tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, coi đó như một hành động thiết thực để bảo vệ cuộc sống cho bản thân và cộng đồng.”…
Trong bối cảnh ô nhiểm môi trường đang trở thành vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm như hiện nay, hội thảo diễn đàn “Phụ Nữ Các Tôn giáo Tây Nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường góp phần xây dựng Nông thôn mới” là một trong những hoạt động thiết thực, kịp thời và có ý nghĩa sâu sắc nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó  có chức sắc và tín đồ các tôn giáo cùng với Đảng, nhà nước và hệ thống chính trị thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, giải quyết ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thông qua diễn đàn nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm, sự đóng góp tích cực của các tổ chức Tôn giáo và khích lệ tinh thần phụ nữ tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng quê hương đất nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trên địa bàn Tây Nguyên. 
                                                                   Tin ảnh,Đông Triều
                                                             Ban TTTT Phật giáo DakLak
Ban Thông tin Truyền thông trân trọng giới thiệu hình ảnh lễ Mít tinh & hội thảo

Văn nghệ chào mừng







Chư tôn đức Ni giới DakLak


Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch HLHPNVN phát biểu khai mạc









Phần Hội Thảo tại Hội trường Ban Chỉ đạo Tây Nguyên


Ông Điểu K’ Ré, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nguyên phát biểu khai mạc hội thảo
Quang cảnh hội thảo


Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên ĐCT, Trưởng ban DTTG, Hội LHPN Việt Nam phát biểu đề dẫn hội thảo Phụ nữ các tôn giáo Tây nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu


Ông Trần Tuấn Hùng, Phó trưởng Ban Tôn giáo chính phủ phát biểu Vai trò của Phụ nữ tôn giáo Tây Nguyên trong Bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới



Ông Lê Ngọc Hưng đại diện cục bảo tồn Đa dạng sinh học Tổng cục môi trường, BTN và MT phát biểu Bảo vệ môi trường  trong phát triển bền vững Tây nguyên


Linh Mục Vũ Thanh Lịch Phó CT UBĐKCG tỉnh DakLak phát biểu Phụ nữ các Tôn giáo tây nguyên chung tay bảo vệ thiên nhiên, môi trương, góp phần xây dựng nông thôn mới.


Soeur Y Nguyệt Hội Đồng Phép Lạ Kom Tum phát biểu Kết nối con người với thiên nhiên hành động của nữ tu tỉnh Kom tum

NT Thích Nữ Huệ Hương, Ủy viên HĐTS Phó trưởng Phân ban Ni giới Trung ương phát biểu


H' Hyan, BHS Chi hội Tin Lành Plel Thung Dôr Chi hội trưởng chi hội phụ nữ làng Thung Dôr, xã an phú - Tp Plelku, tỉnh Gia Lai


Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên ĐCT, Trưởng ban DTTG, Hội LHPN Việt Nam phát biểu kết luận diễn đàn hội thảo.
Chụp hình lưu niệm

 DakLak

Đoàn Lâm Đồng

Đoàn Kom tum

Đoàn Gia Lai

Đoàn Dak Nông









 
 
Chia sẻ với bạn bè qua: