1010 143
Tin Tức » Các Sự Kiện
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 16:04:16 04-03-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Đầu Xuân đi vãn cảnh Chùa

Đầu Xuân đi vãn cảnh ChùaMọi người đi lễ chùa đầu năm không chỉ để ước nguyện mà còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh.
Vạn vật tự nhiên, như đang dần chuyển động tiến về phút giao thời giữa 2 năm. Người người chờ đợi đến thời khắc đó, chắp tay thành kính và thì thầm lời nguyện cầu năm mới. Thiêng liêng - khói nhang nhà nhà đang lan tỏa trong đêm giao thừa.
Mọi người đi lễ chùa đầu năm không chỉ để ước nguyện mà còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh.
Đi chùa cầu may
Theo các sư thầy: Phong tục đi chùa là một nét đẹp Văn hóa của người Á Đông nói chung, đặc biệt là những nước ảnh hưởng bởi khí hậu 4 mùa.
Ở Việt Nam cũng theo quy luật của tự nhiên “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàng” (mùa xuân thì sinh ra, mùa hạ thì trưởng thành, mùa thu thì thu liễm, mùa đông thì bế tàng). Vì vậy, phong tục đi Chùa đầu mùa xuân vừa là khởi đầu của 1 năm, khởi đầu của sự sống và nó trở thành yếu tố tâm linh gắn với Văn hóa, tín ngưỡng của người Á Đông.

Theo phong tục người Việt ở phía Bắc. Sau khi vãn bữa cơm chiều tất niên, những người phụ nữ trong gia đình đã tất tả sắm Lễ đi chùa. Nải chuối, một lễ trầu cau (một, ba, năm, bảy quả cau lá trầu), thêm mấy đồng tiền mới - nhà nào tươm hơn thì có xôi, có oản - tất cả được bày lên mâm sẵn sàng. Các cụ, các bà khăn áo tươm tất đi trước, con dâu, con gái đi sau bê lễ.
Đêm ba mươi Tết, trước giờ lễ giao thừa ở gia tiên, những người già đã đến thắp hương nơi Tam Bảo, với tất cả lòng thành kính.
Trong đêm giao thừa, dân chúng đến lễ tạ tại các cửa chùa rất đông. Họ đến lễ tạ như lời tri ân, cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn.
Ngoài ra, rất nhiều Phật tử cao tuổi thường đến chùa từ sớm để cùng nhà chùa sửa sang, dọn dẹp cho đẹp để đón những du khách đến cửa chùa.
Ngôi chùa ở làng quê đã trở thành bàn thờ chung của tăng ni phật tử, đồng thời cũng là ngôi nhà chung của cộng đồng dân cư trong những ngày Tết.

Đêm giao thừa, mọi người đổ ra đường đi lễ chùa, không ai quên mang theo lễ mọn lòng thành để lĩnh chút lộc cầu may. Càng ngày, lộc càng phong phú hơn trước. Lộc có thể là một phong bao nhỏ chứa câu chúc may của nhà chùa, có thể là một nén hương của nhà chùa hay một cây mía... được bán ven cổng chùa. “Mọi người quan niệm, đi chùa phải mang lộc về tận nhà, mang những điều may mắn khi bước qua cửa. Vào giờ giao thừa mọi người đi lễ chùa để cầu mong xuân năm mới được hạnh phúc, an lành và hái lộc đầu năm, nhằm ước mong 365 ngày tấn tài, tấn lộc...”, Các sư thầy cho biết. Cửa chùa đón khách du xuân. Không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt ta còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết Nguyên đán. Họ chọn những ngôi chùa ở xa và nổi tiếng linh thiêng để kết hợp đi chùa với du ngoạn cảnh đẹp ngày xuân. Các sư thầy thường nói: “Mang tâm lý “vay” của nhà chùa nên hàng năm cứ đến dịp Tết, từng đoàn xe lại nối đuôi nhau đến chùa. Do trong năm, nhất là những người kinh doanh hay làm nghề buôn bán, mỗi khi việc làm ăn gặp khó khăn hoặc bắt đầu một kế hoạch mới, họ đều đến chùa cầu may và cầu lộc chùa để thành đạt hơn. Vì vậy, mỗi khi Tết về, họ muốn trả lễ cho nhà chùa và cũng là để “vay nợ” cho năm mới. Cứ thế, năm này qua năm khác, đi chùa ngày xuân trở thành thông lệ của nhiều người”.
Các Sư thầy thường, cho biết: “Đi lễ chùa vào thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới gọi là “Tống cựu nghinh tân” (tiễn năm cũ, đón năm mới). Đây là nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Sau khi thăm hỏi, chúc Tết những người thân trong gia đình rồi hàng xóm láng giềng thì các gia đình hay tổ chức đi du xuân. Đến cửa chùa để cho tâm hồn được thanh thản với những giây phút tĩnh lặng trước những tất bật ngược xuôi của dòng đời”. Giải thích phong tục đi chùa đầu xuân, các sư thầy cho rằng: “Đến với cửa chùa là đến với sự thánh thiện, thanh tao như rũ bỏ được những phiền muộn, lo toan. Đồng thời đến với cửa chùa như gạt bỏ đi hết những cái cũ mà mong chờ vào những điều mới tốt đẹp hơn. Đồng thời nó gắn liền với tổ tiên khi biết tri ân với những bậc thánh nhân”. “Lên chùa ngày Tết đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là ở các vùng nông thôn. Tuy rằng càng ngày việc này đã khác đi nhiều so với ngày xưa nhưng người dân vẫn cố gắng giữ tục lệ này như một điều nên làm mỗi khi năm hết Tết đến”.Trong khói hương mờ mịt, giữa màn đêm bao la, những ngọn đèn cháy lên ánh sáng huyền hoặc hư ảo. Tiếng đọc kinh lúc bổng, lúc trầm, tất cả cứ thực thực, hư hư...
Ngoài kia, vạn vật như đang dần dần chuyển động tiến về phút giao thời giữa 2 năm. Mọi người chờ đợi đến thời khắc đó rồi chắp tay thành kính và thì thầm lời nguyện cầu năm mới. Thiêng liêng - khói nhang nhà nhà trong đêm giao thừa.


Minh Nghiêm
 
Chia sẻ với bạn bè qua: