Đông Triều. 13:47:24 13-08-2021 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Ý nghĩa của báo hiếu và báo ân
Nhân ngày Vu lan, nhắc lại ý nghĩa báo hiếu và báo ân để chúng ta thấy rõ rằng: Ngoài yếu lý của đạo là giác ngộ và giải thoát sinh tử, Ðức Phật còn ân cần chỉ dạy cho chúng ta cách làm người.
Trong thuyết trùng trùng duyên khởi, Ðức Phật dạy mỗi cá thể đều có sự liên hệ hỗ tương và duyên sinh với toàn thể vũ trụ vạn loài, không phải chỉ trong hiện tại mà cả trong vô lượng kiếp quá khứ và tương lai. Với tinh thần đó, rõ ràng con người không thể độc lập tồn tại, mà phải nương tựa nhau, nhờ vả nhau, cùng nhau sinh sống.
Ngày nay, với phương tiện giao thông và viễn thông phát triển mạnh mẽ, trái đất trở thành ngôi nhà ấm cúng, các dân tộc xích lại gần nhau hơn, thì sự liên hệ hỗ tương này lại càng chặt chẽ. Nếu con người làm điều gì tổn hại đến kẻ khác hay hủy hoại môi trường, đó chính là trở lại làm hại cho bản thân mình. Vì thế, nhớ ơn và đền ơn vừa có ý nghĩa đạo đức đối với người và vật đã giúp đỡ mình, vừa có ý nghĩa tự hoàn thiện mình và bảo vệ sức khỏe thể chất cùng tinh thần của chính mình nữa.
Ðạo hiếu đối với cha mẹ là tình yêu thương và lòng biết ơn cao nhất. Người con hiếu thảo ngay tự thân đã cảm nhận một niềm an lạc thanh lương, người khác nhìn cũng đem lòng quý kính. Ðức Mục Kiền Liên được chúng ta thờ lạy tôn xưng, không phải vì Ngài là bậc thần thông đệ nhất trong mười đại đệ tử của Phật, mà chính vì Ngài là bậc đại hiếu. Có thể nói, đạo hiếu là căn bản đạo đức của con người và là điều kiện quyết định khiến phân biệt loài người với những loài động vật khác.
Ðạo hiếu cũng là bước khởi đầu của tình thương nhân loại, bởi vì có thương được cha mẹ mình, chúng ta mới có thể thương bà con quyến thuộc và tất cả những người quen hoặc không quen biết. Ở một số nước phát triển về văn minh vật chất, con người dần dần phai lạt đi tình cảm gia đình. Con lớn lên là muốn tự lập, xa cha mẹ để được tự do sống cuộc sống riêng mình, thỉnh thoảng có về thăm cha mẹ thì cũng chỉ một vài câu chuyện trao đổi rồi lại ra đi. Từ sự lạnh nhạt trong tình cha mẹ - con cái đến sự lãnh đạm trước nỗi khổ của đồng loại, chỉ là một bước thật ngắn, có phải thế không?
Ngày nay, với phương tiện giao thông và viễn thông phát triển mạnh mẽ, trái đất trở thành ngôi nhà ấm cúng, các dân tộc xích lại gần nhau hơn, thì sự liên hệ hỗ tương này lại càng chặt chẽ. Nếu con người làm điều gì tổn hại đến kẻ khác hay hủy hoại môi trường, đó chính là trở lại làm hại cho bản thân mình. Vì thế, nhớ ơn và đền ơn vừa có ý nghĩa đạo đức đối với người và vật đã giúp đỡ mình, vừa có ý nghĩa tự hoàn thiện mình và bảo vệ sức khỏe thể chất cùng tinh thần của chính mình nữa.
Ðạo hiếu đối với cha mẹ là tình yêu thương và lòng biết ơn cao nhất. Người con hiếu thảo ngay tự thân đã cảm nhận một niềm an lạc thanh lương, người khác nhìn cũng đem lòng quý kính. Ðức Mục Kiền Liên được chúng ta thờ lạy tôn xưng, không phải vì Ngài là bậc thần thông đệ nhất trong mười đại đệ tử của Phật, mà chính vì Ngài là bậc đại hiếu. Có thể nói, đạo hiếu là căn bản đạo đức của con người và là điều kiện quyết định khiến phân biệt loài người với những loài động vật khác.
Ðạo hiếu cũng là bước khởi đầu của tình thương nhân loại, bởi vì có thương được cha mẹ mình, chúng ta mới có thể thương bà con quyến thuộc và tất cả những người quen hoặc không quen biết. Ở một số nước phát triển về văn minh vật chất, con người dần dần phai lạt đi tình cảm gia đình. Con lớn lên là muốn tự lập, xa cha mẹ để được tự do sống cuộc sống riêng mình, thỉnh thoảng có về thăm cha mẹ thì cũng chỉ một vài câu chuyện trao đổi rồi lại ra đi. Từ sự lạnh nhạt trong tình cha mẹ - con cái đến sự lãnh đạm trước nỗi khổ của đồng loại, chỉ là một bước thật ngắn, có phải thế không?
Ảnh minh họa
Tinh thần tôn sư trọng đạo là một viên gạch lớn xây dựng nền tảng đạo đức xã hội, và hiện tại cũng là một vấn nạn đối với gia đình và học đường. Học trò của nhà giáo Chu Văn An ngày xưa, dù làm quan lớn trong triều, lúc đến thăm thầy vẫn phải đứng hầu cung kính, làm điều gì sai quấy vẫn phải bị thầy đánh đòn. Học trò ngày nay, có nhiều kẻ đã không nhớ ơn thầy cũ, ngay cả thầy cô đang dạy, cũng không biết kính trọng thương yêu. Chúng ta nghe quá nhiều trường hợp học trò mắng chửi thầy, đánh đập thầy, thậm chí còn sát hại thầy! Có phải do vật chất thừa thải làm băng hoại tinh thần, hay do không có sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và nhà trường, để giáo dục đầy đủ cho con em về cả kiến thức lẫn đạo đức ngay từ thuở còn thơ ấu?
Ðạo Phật chủ trương biết ơn và đền ơn, không những giúp củng cố tình cảm gia đình và học đường, mà còn mang tính giáo dục cao về đạo đức nhân nghĩa; không những có giá trị trong thời Ðức Phật còn tại thế, mà ngày càng chứng tỏ sự cần thiết phải được nhắc lại và đề cao; không những được học hỏi và thực hiện trong tứ chúng con Phật, mà thiết tưởng cần được phổ biến trong toàn xã hội.
Ở nước ta, ngày 20/11 hàng năm được gọi là ngày Nhà Giáo Việt Nam, các học sinh và phụ huynh có dịp tỏ lòng trân trọng biết ơn những người đã khai sáng trí tuệ cho mình và con em mình. Còn đối với những vị thầy chỉ cho mình con đường sáng, nhờ đó mình thoát khỏi khổ đau và thoát ly sinh tử, thì chúng ta phải làm thế nào để báo đáp? Ðây là điều mà tất cả những người con Phật chân chính cần suy gẫm.
Ðạo Phật chủ trương biết ơn và đền ơn, không những giúp củng cố tình cảm gia đình và học đường, mà còn mang tính giáo dục cao về đạo đức nhân nghĩa; không những có giá trị trong thời Ðức Phật còn tại thế, mà ngày càng chứng tỏ sự cần thiết phải được nhắc lại và đề cao; không những được học hỏi và thực hiện trong tứ chúng con Phật, mà thiết tưởng cần được phổ biến trong toàn xã hội.
Ở nước ta, ngày 20/11 hàng năm được gọi là ngày Nhà Giáo Việt Nam, các học sinh và phụ huynh có dịp tỏ lòng trân trọng biết ơn những người đã khai sáng trí tuệ cho mình và con em mình. Còn đối với những vị thầy chỉ cho mình con đường sáng, nhờ đó mình thoát khỏi khổ đau và thoát ly sinh tử, thì chúng ta phải làm thế nào để báo đáp? Ðây là điều mà tất cả những người con Phật chân chính cần suy gẫm.
Ảnh minh họa
Một mặt khác, bằng cái nhìn duyên sinh, chúng ta thấy rõ sự tương tức và tương nhập của bốn trọng ân. Chúng xoắn xuýt hòa quyện nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một cốt lõi duy nhất: Đó là bổn phận làm người. Trong những kiếp luân hồi bất tận, tất cả chúng sinh đều có thể là cha mẹ, là bà con quyến thuộc của nhau. Chúng ta kính trọng và biết ơn cha mẹ ở đời này, cũng nên nhớ nghĩ đến cha mẹ của mình ở vô lượng đời trước. Như vậy, há chẳng phải lòng hiếu thảo cũng là lòng biết ơn chúng sinh đó sao? Và các thầy cô dạy chúng ta những kiến thức thế gian và xuất thế gian, há chẳng phải có duyên thân tình ruột thịt với chúng ta ở một kiếp nào đó xa rồi?
Lại nữa, nói đến lòng biết ơn đối với Tổ quốc là nói đến tình cảm đồng bào, là tình làng nghĩa xóm. Ðức Phật dạy, cùng đi chung một chuyến đò là đã có duyên với nhau 500 kiếp; chúng ta cùng một dân tộc, một đất nước, kết quả này được tạo nên từ bao nhiêu kiếp hạnh ngộ? Cho nên, phóng tầm mắt đến đâu, chúng ta cũng thấy toàn là cha mẹ anh em ruột thịt của mình. Có lẽ nào chỉ vì một chút lợi lộc cho bản thân mà nỡ làm tổn hại đến những người thân thiết ấy? Có lẽ nào trông thấy cha mẹ anh em ta đang đau khổ vì chiến tranh, vì thiên tai, vì bệnh tật ở nơi này nơi khác, mà ta không sẵn lòng san sẻ chút ít tài vật, công lao?
Khi có được tình thương bao la và bình đẳng đối với mọi người mọi vật, tự nhiên ta sẽ biết cách sống thế nào cho có ân tình ân nghĩa. Ta cũng sẽ tự nhiên trở thành một người đạo đức, vì chính tình thương ấy là tâm từ bi - mật hạnh của một Bồ tát.
Lại nữa, nói đến lòng biết ơn đối với Tổ quốc là nói đến tình cảm đồng bào, là tình làng nghĩa xóm. Ðức Phật dạy, cùng đi chung một chuyến đò là đã có duyên với nhau 500 kiếp; chúng ta cùng một dân tộc, một đất nước, kết quả này được tạo nên từ bao nhiêu kiếp hạnh ngộ? Cho nên, phóng tầm mắt đến đâu, chúng ta cũng thấy toàn là cha mẹ anh em ruột thịt của mình. Có lẽ nào chỉ vì một chút lợi lộc cho bản thân mà nỡ làm tổn hại đến những người thân thiết ấy? Có lẽ nào trông thấy cha mẹ anh em ta đang đau khổ vì chiến tranh, vì thiên tai, vì bệnh tật ở nơi này nơi khác, mà ta không sẵn lòng san sẻ chút ít tài vật, công lao?
Khi có được tình thương bao la và bình đẳng đối với mọi người mọi vật, tự nhiên ta sẽ biết cách sống thế nào cho có ân tình ân nghĩa. Ta cũng sẽ tự nhiên trở thành một người đạo đức, vì chính tình thương ấy là tâm từ bi - mật hạnh của một Bồ tát.
* * *
Nhân ngày Vu lan, nhắc lại ý nghĩa báo hiếu và báo ân để chúng ta thấy rõ rằng: Ngoài yếu lý của đạo là giác ngộ và giải thoát sinh tử, Ðức Phật còn ân cần chỉ dạy cho chúng ta cách làm người. Nếu chưa biết cách làm người, chúng ta khoan nghĩ đến chuyện thành Hiền thành Thánh. Nhất là trong thời đại hiên tại, thời đại của toàn cầu hóa, của cuộc cách mạng tin học thâm nhập đến tận mỗi tế bào, thời đại của tiện nghi vật chất tiến theo tỉ lệ nghịch với sự phát triển tinh thần, luân lý và đạo đức, thì mỗi người con Phật chúng ta phải tự thấy mình có trách nhiệm lớn.
Chúng ta phải thắp sáng ý thức của mình bằng ngọn đuốc chánh pháp của Phật, phải tinh tấn tu hành, nỗ lực công phu. Ðồng thời, vì những ơn nghĩa đã mang từ bao kiếp, chúng ta phải thương yêu và giúp đỡ tất cả mọi người mọi vật bằng khả năng sẵn có của mình, rồi tùy duyên hướng dẫn người xung quanh hiểu và làm theo lời Phật dạy trong tinh thần Tứ nhiếp pháp.
Chúng ta cũng góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, để hành tinh xanh yêu quí này mãi mãi là viên ngọc tuyệt vời trong vũ trụ bao la. Làm được những việc tốt đạo đẹp đời như vậy, chúng ta mới có thể báo đền bốn ơn nặng này trong muôn một!
Chúng ta phải thắp sáng ý thức của mình bằng ngọn đuốc chánh pháp của Phật, phải tinh tấn tu hành, nỗ lực công phu. Ðồng thời, vì những ơn nghĩa đã mang từ bao kiếp, chúng ta phải thương yêu và giúp đỡ tất cả mọi người mọi vật bằng khả năng sẵn có của mình, rồi tùy duyên hướng dẫn người xung quanh hiểu và làm theo lời Phật dạy trong tinh thần Tứ nhiếp pháp.
Chúng ta cũng góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, để hành tinh xanh yêu quí này mãi mãi là viên ngọc tuyệt vời trong vũ trụ bao la. Làm được những việc tốt đạo đẹp đời như vậy, chúng ta mới có thể báo đền bốn ơn nặng này trong muôn một!
Thích Thông Huệ
Nguồn TS Vô Ưu 48
Các tin đã đăng: