Đạo Phật không bao giờ mạt Pháp trên quê hương Việt nam
Phật giáo đồng hành cùng Dân tộc giải phóng qua các Thời đại, dựng nên nền pháp trị kiên cố. Để lại nhiều kho tàng văn học, kiến trúc, mỹ thuật độc đáo. Đi song cùng với những nét vàn son rực rỡ đó. Phật giáo Việt Nam đã tạo nên dấu ấn Lập Quốc trong lòng nhà nước Vạn Xuân, Văn Lang, góp phần xây dựng các Triều đại Đinh Lê Lý Trần thịnh trị, an dân, xã tắc.
Và danh thắng Thủ đô Hà nội bây giờ được các vị Quốc sư Phật giáo đời Lý đã cho phép Hoàng đế Đại Việt dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Thăng Long - Hà nội. Phật giáo vào những thời kỳ đó trở thành Quốc giáo cho Việt nam, dân chúng hầu hết điều thấm nhuần đạo lý nhà Phật hơn 2000 ngàn năm qua.Thời Đại Hai Miền Nam Bắc , thống nhất. Phật giáo cũng đã khơi dậy lòng yêu nước từ rất sớm. Có nhiều bậc Danh Tăng PGVN hy sinh và cống hiến cho một Dân tộc, một quốc gia hoà bình.
Đạo là nóc nhà Chánh pháp trường tồn, rộng cùng khắp Tam giới. Phổ độ cõi ta bà, độ chúng sanh. Pháp là phù hợp với thế gian, hoà nhập đồng thể với niềm tin con người. Thứ đến Pháp này còn thuận duyên vượt lên trên Thế gian, hoá độ cùng tận mọi loài, mọi tánh, mọi pháp, hay còn được gọi chung là “ Khế lý, khế cơ, khế thời” nên Phật giáo đã chọn cách ở lại chung cùng Nhà nước cố chủ tịch VNDCCH. Nhà Nguyễn, vào trước thời kỳ Pháp thuộc, Mỹ đồng minh; Phật giáo, các chúa, các Vua đàng Trong (Cung đình Huế) đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa Quốc Tự, một lần nữa Phật giáo được đóng đinh trụ cột, đại diện linh hồn Dân tộc Việt Nam.
Phật giáo đi vào bản địa, tâm thức con người, tâm trí của những nhà trí thức, bậc Anh Minh, đại trượng phu. Nhờ vậy, Chánh Pháp chánh tông mới thực hành và thuyết giảng hầu hết trong nhiều Triều đại thịnh vượng, và Pháp Phật không bao giờ bị rơi vào kiếp Mạt cả, nếu nói về những hiện tượng con người, hoàn cảnh, bối cảnh dưới thời CNXHVN thì có lẽ đó chỉ mới là những vấn đề khách quan; là được các nhà tiên tri cho rằng là Pháp thuộc Thế gian nên mới có trình trạng xuống cấp hoặc lợi dụng v.v.. còn Pháp chánh tông được lưu truyền trước Công nguyên cho đến Thế kỷ này, thì đã vào tầm hai mươi mốt Thế kỷ, Phật pháp đi xuyên qua các Châu lục, trái đất và trên khắp thế giới. Và đã hình thành, phát triển gần một triệu ngôi chùa, thiền viện, trung tâm hành đạo, bên cạnh bóng dáng hàng nghìn cổ tự thì Tăng đoàn ( Tăng Ni, phật tử ) cũng từng lớp kế thừa, tiếp nối, phát huy hết vai trò, giá trị cốt cõi mang đến, góp phần vào trong vô số nền văn minh nhân loại, tiến bộ khoa học của loài người.
Vậy đó mới chính là Pháp xuất thế gian, thuộc Pháp tinh yếu, có tính đàn hồi cao, thích ứng với mọi thời vận, không gian và thời gian, địa lý.Không nên nhìn vào những hiện tượng suy đồi đạo đức, dấn thân quá mức, đưa đạo vào đời thiên hướng vật chất, phụng sự nhưng chưa áp dụng hết pháp Vô sự, ít nhiều vẫn vướn vào mong cầu, lợi dưỡng, và thăng hoa địa vị của một thiểu số tín đồ để mang đi so sánh, đánh đồng và gán ép trở thành vấn đề tha hoá, đại họa Mạt Pháp cho Phật giáo.
Vậy Pháp có Mạt không?
1. Con người chưa đủ niềm tin chân chánh.
2. Nhiều đối tượng biến tướng, hoài nghi.
3. Ngoại đạo, học thuyết khác nhau.
4. Thời đại pháp thế gian lộng hành và vay mượn Pháp xuất thế gian con của Phật.
5. Thời buổi công nghệ đa chiều, Tôn giáo như một thị trường cạnh tranh hoặc bài bán, ghanh tị.
6. Vì tình thương chúng sanh và lợi lạc của Đại thừa cho số đông nên Chánh pháp thâm nhập, quy y, tổ chức thành nhiều trường phái.
7. Đến nay, Phật giáo đã đang du nhập mạnh vào xã hội Phương tây, các tầng lớp thượng lưu, giới học thuật, giới trẻ, giới thương gia và các sắc tộc ít người trên thế giới.
8. Tăng đoàn, người xuất gia bắt đầu xuất hiện nhiều trên các nước vô tôn giáo, có tôn giáo bản địa hay tôn giáo thần quyền, thậm chí hoà nhập vào sâu rộng trong số người mang học chủ nghĩa Vô thần.
Giá trị đích thực của kinh điển Phật pháp chánh tông được xiểng dương, truyền bá chỉ với mục đích hạnh phúc cho tha nhân, thiện hoá xã hội, đồng cảm với mọi suy thịnh của quốc gia mỗi dân tộc. Với chủ trương hữu giáo dục, hữu văn hoá, hữu đạo đức trên mọi con đường Chánh pháp đi tới thì tức nhiên đó không phải thánh thiện, không phải lý tưởng tốt đẹp của loài người đang hướng thượng hay sao?
Theo tìm hiểu và thống kê 800/1000 người khi hỏi về tình hình đất nước về mọi mặt, các vấn đề y tế, giáo dục, đạo đức sống, văn minh, pháp luật, kinh tế và môi trường thì điều nhận được câu trả lời là “ Suy” đó gọi là Thế gian pháp.
Còn khi tìm hiểu và đi thực địa trên cả nước có 200 giảng đường Phật giáo rộng lớn, đáp ứng nhu cầu tu học cho một triệu hành giả về thực hành đạo pháp mỗi năm, và có cả thảy 500 thiền viện, ngôi chùa có tính quy mô, đầy đủ cơ sở, vật chất và tiện nghi sinh hoạt cho hơn 10 ngàn tín đồ, thiền sinh , phật tử tập trung thực hành tín ngưỡng và đạo lý mỗi năm. Và các đoàn thể Phật giáo, thương gia phật tử cũng đã tự bỏ ra kinh tài mỗi năm gần 500 tỷ đồng để công ích vào xã hội để làm tự thiện, cứu giúp người nghèo, thiên tai, bệnh tật và khi được tham khảo mọi tầng lớp thì được đánh giá rất tốt, rất tích cực, thiện cảm và đông đảo được các giới ca ngợi tán dương “ Thịnh” đó là cái thấy đúng đắn, chân thật về Chánh pháp đang tu hành, hoằng pháp tại Việt nam.
Cả nước có trên 50 trường Phật học cơ bản cho đến cao đẳng Phật học, và ba Phật học viện lớn, 100 thư viện, bảo tàng mỗi năm đào tạo, và thọ giới, ra hành đạo có trên 2000 Tăng ni ưu tú, thông Tam tạng kinh điển. Bên cạnh đó những trung tâm y tế từ thiện, bệnh viện Phật giáo đã từ từ thiết lập Vô lợi nhuận, từ tâm.Con người hành đạo thời nay, khi tu đạo, hành đạo phải đầy đủ điều kiện, phù hợp với xu thế hiện đại hoá, công nghiệp hoá , đáp ứng mọi nhu cầu tín ngưỡng và cuộc sống của nhân dân, tầng lớp học thức, tầng lớp quyền hành.
Khoa học càng phát triển, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí cũng ngày càng nâng cao thì trách nhiệm của người con Phật càng phải được nhận thức rõ ràng trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh. Xuất phát từ tinh thần và trái tim nhiệt huyết của những người mang trong mình trọng trách hộ pháp đó, nay đã có rất nhiều phương pháp hành đạo Phật giáo ra đời với nội dung phong phú, đa dạng và chuyên sâu, tất cả đều chỉ muốn đưa thế nhân tìm về chánh đạo, xoa dịu những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời. Do vậy, sự ra đời của những tổ chức, hoạt động theo tinh thần Phật giáo cũng giống như góp thêm một bông hoa xinh đẹp và ngát hương tình đạo vị trong vườn hoa Đạo Pháp thế giới nói chung và vườn hoa Phật giáo Việt Nam nói riêng.
Là người con Phật chân chánh, ai cũng mang trong mình một tâm nguyện “Hoằng pháp vi gia vụ. Lợi sanh vi sự nghiệp”. Đây chính là sứ mệnh của người Thích tử, làm kim chỉ nam cho mọi công tác Phật sự để không phải hổ với chư Phật, không phải thẹn với lịch đại Tổ Sư qua nhiều thế hệ. Luôn là một sứ giả của Như Lai phát huy Giáo Pháp Phật Đà đem lại lợi ích cho tha nhân, khơi nguồn tuệ giác cho muôn người bằng những chương trình Phật học, ứng dụng, chất chứa tình yêu thương trong ánh sáng của trí tuệ. Đó cũng là một niềm khích lệ rất lớn lao trên lộ trình thế kỷ đưa con người đến bến bờ giải thoát, vượt thoát vô minh, từ chối khổ đau, nuôi lớn hoà bình trong tâm, gắn bó với cõi nhân sinh. Đạo Phật là một phong cách sống vững chãi, một triết lý uyên thâm vào đời sống. Ta có thể nhìn thấy, thế giới sẽ tốt đẹp, thiện mỹ nhân biết bao.