Đăk Lăk: Lịch sử Niệm Phật đường Quang Tâm tọa lạc tại huyện CưM'gar
|
“Cây có cội, Nước có nguồn” để có được thành tựu như hiện tại thì không thể nào không nhắc đến công lao của những vị đã khai sơn lập tự.
Đó là ông Nguyễn Sum, pháp danh: Thị Phước, sinh năm 1934. Bà Lê Thị Chí, pháp danh: Thị Tâm, sinh năm 1934. Quê quán tại thôn Tuy Thanh, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tĩnh Bình Định. Hai ông bà cùng nhau xây dựng gia đình và sinh được tám người con, trong giai đoạn đất nước gặp vô vàn những khó khăn. Sinh ra trong gia có truyền thống Phật giáo nên lúc nào ông bà cũng nung nấu một chí nguyện, đó là xây dựng chùa để có chỗ nương tựa tâm linh. Ông bà đã rất nhiều lần cùng với những người bạn hữu, xây dựng nhiều ngôi chùa bằng tranh, gỗ và đã sửa sang những ngôi chùa do chiến tranh tàn phá để có chỗ cùng nhau tu tập. Đến 1983, vì kế mưu sinh ông bà cùng bảy người con dắt nhau lên vùng kinh tế mới để khai khẩn đất đai làm ăn sinh sống.
Thời gian lặng lẽ trôi, những đứa con dần khôn lớn trưởng thành, rồi yên bề gia thất, đời sống kinh tế dần ổn định. Riêng cô con gái út của ông bà là Nguyễn Thị Liễu, tiếp nối ngọn lửa tâm linh từ cha mẹ, ông bà tổ tiên, thấu được lý vô thường của kiếp người nên cô phát tâm xuất gia tu học, trước khi xuất gia năm 1991 cô về quê Bình Định làm tập sự tại tại chùa Thắng Quang đến năm 1993 cô được vị thầy trụ trì gởi đến chùa Từ Nghiêm, 415-417 Bà Hạt, P.4, Q.10, TP.HCM, để xuất gia với pháp danh Thích Nữ Huệ Nguyên.
Cũng trong thời gian này, ông bà đã phát tâm hiến cúng mảnh đất vườn của ông bà và xây dựng lên ngôi niệm Phật đường Quang Tâm tại thôn 4, xã Cưsuê, huyện Cưm’gar, tỉnh Đắklắk. Lúc đầu chỉ là một căn nhà nhỏ của gia đình, sau đó ông bà chuyển dần nhà ở thành nơi thờ Phật.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc của một ngôi chùa. Phật tử tín đồ dần biết đến và lui tới để tu tập cùng với ông bà. Với diện tích toàn bộ phần đất chùa là 1ha, bao gồm một ngôi chánh điện, một nhà tổ, một phòng khách, một phòng ở và một nhà bếp tạm, năm 2007 chùa đã làm một con đường bê tông để Phật tử và bà con tiện bề đi lại, năm 2008 vì lòng khát ngưỡng tâm linh nên chùa đã dựng pho tượng mẹ Quan Âm cao 8 met. Năm 2000 ông Nguyễn Sum tức người đã hiến cúng mảnh đất làm chùa lâm bệnh rồi qua đời và ngôi mộ của ông được đặt trong khuôn viên chùa đến năm 2016 đã được tu sửa hoàn thiện. Ngày 01/08/2014, ước muốn của ông bà đã được thành tựu, nơi đây đã được các cấp lãnh đạo công nhận là đơn vị Phật giáo với tên gọi là niệm Phật đường Quang Tâm, đồng thời công nhận Ban đại diện của cơ sở này gồm 7 vị sau đây:
-
Nguyễn Tấn Khải, pd: Thiện Pháp, chức vụ Trưởng Ban đại diện
-
Phan Thanh Bé, pd: Nhuận Lý, chức vụ Phó ban đại diện
-
Đỗ Thị Ninh, pd: Diệu Hiền, chức vụ Uỷ viên thư ký
-
Trần Thị Nà, pd: Diệu Phương, chức vụ Thủ quỹ
-
Nguyễn Tấn Tịnh, pd: Từ Trí, chức vụ Chánh ban nghi lễ
-
Nguyễn Thanh Cam, pd: Minh Trường, chức vụ Phó ban nghi lễ
-
H’Nhung Niê, pd: Ngọc Hoa, chức vụ Uỷ viên từ thiện xã hội
Ngôi niệm Phật đường đã dần trở nên quen thuộc với người Phật tử, người dân địa phương với những tiếng mõ câu kinh sớm hôm văng vẳng vang lên từ nơi này. Với ước nguyện hướng dẫn Phật tử quê hương mình biết đạo và tiện bề chăm sóc báo đáp công ân sanh thành đối với người mẹ già, cũng đã xuất gia là sa di ni Thích Nữ Thị Tâm, cô con gái út của ông bà - sư cô Thích Nữ Huệ Nguyên đã quyết định trở về nơi đây vào năm 2005. Hằng ngày cùng với bốn vị đệ tử của mình đó là cô Thích Nữ Diệu Quang, Thích Nữ Diệu Nguyện, Thích Nữ Diệu Uyển, Thích Nữ Diệu Luận nuôi dưỡng trau dồi tâm linh và hướng dẫn Phật tử xa gần trên con đường tìm về nẻo giác. Cô là một tu sĩ đồng thời cũng là một vị lương y, đã giúp đỡ những người dân khi đau bệnh. Với tài năng và tấm lòng đầy nhiệt huyết, sư cô đã chữa khỏi và giúp đỡ cho rất nhiều bệnh nhân.
Từ đó hình bóng người tu sĩ đã không còn xa lạ đối với người dân quê nữa, mái chùa bây giờ đã trở thành mái nhà chung của những người con Phật.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc