810 919
Phật Tử » Khác
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 11:24:16 04-02-2018 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Lễ Hằng thuận theo nghi thức Phật giáo

Lễ Hằng thuận  theo  nghi thức Phật giáoLễ Hằng thuận được tổ chức với nghi thức Phật giáo là một nét đẹp Văn hoá nhằm tôn vinh lòng tin đối với người con Phật. Cần duy trì và phát huy để ngày một hoàn thiện. Trong buổi Lễ ngoài nghi thức ra, đôi Tân Lang và Tân nương còn được khuyên dạy những điều hay, lẽ phải để ghi nhớ và thực hiện thì hạnh phúc mới được trường tồn.

Cùng chuyên mục:
>> Lễ Kỷ Niệm Bồ Tát Quán Thế Âm Xuất Gia
>> Phật tử trẻ Khóa tu mùa hè - Nét đẹp trong hoạt động nhập thế của Phật giáo
>> Đoàn TNPT Thiện Sinh Khai trương Quán Cơm Chay 5000đ và kỷ niệm 4 năm thành lập
-----------------------
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật.
Hôm nay ngày lành tháng tốt, Lễ Hằng thuận của của hai Phật tử tân nương Lê Song Đan Phương –và Tân lang Dư Thế Dự
Theo lời cổ đức dạy rằng:
Vợ chồng tốt, trăm năm hoà hợp
Con cháu hiền, bảy kiếp vinh quang.

 
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ HTML5

            Trong bầu không khí trang nghiêm đạo vị của Lễ Hằng thuận, dưới sự chứng minh của mười phương Tam bảo, Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và hiện tiền chư Tăng Ni cùng sự chứng kiến của cha mẹ đôi bên, ông bà cô bác anh chị em và bạn bè thân thiết, Thầy thay mặt chư Tăng dặn dò.
            Làm bậc cha, mẹ ai cũng trông con cái trưởng thành, chọn nhà nhân đức, dòng dõi tốt lành, kết tóc xe tơ, nên duyên chồng vợ, xây dựng gia đình, duy trì nòi giống, con Lạc cháu Hồng.
            Muốn lập gia nghiệp, cần phải có chồng có vợ, vui buồn bên nhau và điều quan trọng hơn hết là phải hoà thuận, nhường nhịn lẫn nhau, không được bội bạc lẫn nhau. Được vậy chắc chắn gia nghiệp được thành tựu như ý. Thành hiển có dạy: “Phu phụ hoà gia đạo thành” nghĩa là: Vợ chồng hoà thuận gia đình hạnh phúc, hoặc là “ Hoà khi sanh tài” tức là: hoà thuận sinh ra tiền của. Thế nên, hai con phải tôn trọng để giữ hạnh phúc.

 
Lễ Hằng thuận bắt nguồn từ khi Đức Phật còn tại thế. Có một lần Đức Thế Tôn trở về thăm Vương thành Ca Tì La Vệ. Một ngày đặc biệt trong chuyến về lại cố hương của Đức Thế Tôn, gặp dịp cả kinh thành chuẩn bị làm lễ thành hôn cho Vương tử Mahanam, có thỉnh Đức Thế Tôn và Tăng đoàn vào hoàng cung chứng minh cho hôn lễ.

Của quý, nhờ gian nan siêng năng mới có;
Đời vinh, do nhẫn nại khó nhọc mà nên.
            Lại muốn xứng đáng là Phật tử, hai con phải noi theo gương sáng của Đức Phật đã nêu cao, theo giáo pháp mà rèn luyện tâm tánh và vâng lời hướng dẫn của chư Tăng chư Ni, đặc biệt phải giữ gìn năm giới cấm. Vì năm giới chính là năm điều đạo đức căn bản, hoàn thiện tư cách của con người, là nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Nếu vi phạm nghiêm trọng dù chỉ một trong năm giới thôi, hạnh phúc gia đình cũng bị sứt mẻ và cũng có thể bị tan vỡ.
            Trong kinh Lễ Sáu phương, Đức Phật dạy Trường giả Thì La Ca Việt (Thiện Sanh):
  • Bổn phận vợ đối chồng có năm việc phải làm:
  1. Khi chồng đi hay về, phải đưa đón niềm nở.
  2. Khi chồng đi vắng, phải lo nấu nướng, quét dọn nhà cửa.
  3. Không được ngoại tình. Của cải đồ vật không được giấu riêng.
  4. Phải nghe lời chồng chỉ bảo. Chồng có la rầy, không nên nóng giận cự lại.
  5. Chồng nghỉ ngơi trước, vợ dọn dẹp nghỉ sau.
  • Bổn phận chồng đối với vợ cũng có năm việc phải làm.
  1. Khi vợ đi hay về, phải đưa đón niềm nở.
  2. Chăm sóc việc ăn uống và áo mền cho thời tiết.
  3. Tuỳ phận giàu nghèo, cấp cho vợ vàng bạc trang sức.
  4. Trong nhà có tiền của ít nhiều, nên giao cho vợ cất giữ để tiêu dùng không được tiêu xài lãng phí.
  5. Phải có lòng chung thủy, không được ngoại tình.
Lễ cưới được tổ chức tại chùa theo nghi thức Phật giáo được gọi là Lễ Hằng thuận. Người khởi xướng ra nghi lễ Hằng thuận là ông Đồ Nam Tử. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940) quê ở Hải Dương. Ông vốn là một nhà nho, sau ông chuyển qua đạo Phật và là người cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà. “Hằng” là mãi mãi, “Thuận” là hòa hợp, yêu thương cảm thông. Lễ Hằng Thuận là buổi lễ được tiến hành dưới sự chứng minh của các Chư Tôn Đức Tăng Ni, chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ an vui, hạnh phúc trọn đời.

Trong tương lai hai con sẽ làm cha làm mẹ, thế nên hai con có năm việc phải lo cho con.
  1. Phải nhớ dạy con bỏ giữ làm lành.
  2. Phải dạy con thông suốt mọi việc.
  3. Phải dạy con tụng kinh giữ giới.
  4. Phải lo việc cưới gả hợp thời.
  5. Trong nhà có tiền của nên giúp con cái làm ăn.
Cũng theo tinh thần kinh Lễ Sáu phương và các kinh Phật dạy đạo làm người, Thầy nhắc lại cho các con biết bổn phận làm dâu, làm rể cho phải:
Về bổn phận làm dâu đối với cha mẹ chồng, nên như thế này:
  1. Phải có lòng hiếu kính cha mẹ chồng, tuỳ thuận lời cha mẹ dạy bảo, không được cãi lại.
  2. Phải luôn nhớ đến công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục chồng mình nên người tốt, mà bổn phận làm dâu; con phải có trách nhiệm nối dòng nối dõi cho gia nghiệp chồng.
  3. Nếu ở nhà trông nom công việc thì phải ngủ sau dậy trước, lo cơm nước cho chu đáo, chăm sóc cha mẹ chồng tử tế. Nếu bận làm việc ở cơ quan thì tuỳ nghi linh động, mọi người cùng nhau san sẽ việc nhà.
  4. Khi cha mẹ chồng có đau ốm, làm dâu con phải chăm nom thuốc thang, thay đổi món ăn thức uống, cầu cho cha mẹ sớm mạnh khoẻ, an vui.
  5. Nếu thấy cha mẹ chồng làm điều bất thiện, phải hết lòng khuyên can. Khuyên hoá cha mẹ phát tâm bồ đề, cầu đạo giải thoát. Bỏ ác làm lành, được vậy mới trọn lòng hiếu đạo.
Đó là bổn phận làm con dâu thảo đối với cha mẹ chồng.
Về bổn phận làm rể đối với cha mẹ vợ nên như thế này.
  1. Phải có lòng kính yêu cha mẹ vợ như cha mẹ mình. Có mặt hay vắng mặt cha mẹ, đều phải tôn trọng, không được có một lời bất bình, bất kính.
  2. Phải nhớ công ơn cha mẹ vợ, có công sinh thành dưỡng dục vợ mình, coi như vàng như ngọc lại ban cho mình.
  3. Khi cha mẹ vợ có việc gì cần nhờ, con rể hãy hoan hỷ sẵn sàng không sợ khó khăn, tốn kém.
  4. Nếu cha mẹ vợ đau bệnh phải thường lui tới thăm hỏi, an ủi, giúp đỡ. Cầu mong cha mẹ sớm được bình phục.
  5. Nếu thấy cha mẹ vợ làm điều bất thiện, phải hết lòng khuyên can. Khuyên hoá cha mẹ vợ phát tâm bồ đề, cầu đạo giản thoát. Bỏ ác làm lành, được vậy mới trọn lòng hiếu đạo.
Đó là bổn phận làm con rể hiền đối với cha mẹ vợ.
Cố nhân có dạy rằng:
Một chữ “siêng”, khắp thiên hạ không còn việc khó;
Trăm điều “nhịn”, trong gia đình luôn có niềm vui.
Hôm nay nhân lễ Hằng thuận quý thầy có vài lời khuyên bảo trên, mong hai con ghi nhớ, thực hành thì sẽ được hạnh phúc niên trường, kiết tường như ý. Cha mẹ nhờ đó mà hãnh diện với mọi người.

Trong ngày Lễ; Đôi nhẫn thể hiện niềm tin, sức sống và tình yêu vĩnh cữu khi trao cho nhau.   
Chiếc nhẫn khi đã trao cho nhau thể hiện sự thiêng liêng trong tình nghĩa vợ chồng, các con phải giữ nó để làm kỷ niệm, xem nó là gia bảo vô giá. Hơn nữa, chư Tăng Ni đã gia trì chú nguyện, nên người giữ gìn phải trân trọng nó sẽ được sự hộ niệm của Tam bảo. Giờ đây hai con hãy đeo cho nhau để kỷ niệm một cuộc đời mới, cuộc sống lứa đôi tràn đầy hạnh phúc an lạc.

Đáp từ lời dạy của Thầy; đôi Tân lang, Tân nương đã phát nguyện.
Trong giờ phút thiêng liêng này, dưới sự chứng minh của Tam bảo và sự chứng kiến của cha mẹ, họ hàng hai bên. Chúng con xin phát nguyện trọn đời chung thuỷ với nhau và giữ gìn năm giới, làm người Phật tử chân chính, để cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc an vui.

Mừng cho đôi trẻ Thành hôn
Trăm năm kết tóc, kiền khôn lâu dài.
Sắc cầm hảo hợp bền dai
Phụng loan ứng lứa, đẹp thay duyên lành.
Tơ hồng nguyệt lão đành rành
Xe tơ kết tóc, sẵn dành từ lâu
Tóc xanh cho đến bạc đầu
Chồng hoà vợ thuận, là câu muôn đời.

HỒ VĂN TRINH (PD. Huệ Minh Nghiêm)
Ban TTTT Phật giáo Đăk Lăk  thực hiện


Một số hình ảnh Lễ Hằng Thuận đ\ược tổ chức tại Chùa: ( Ảnh Tổng hợp)









--------------
Edit Post: Lão Nạp
 
Chia sẻ với bạn bè qua: