Nhân dịp tìm lại và chỉnh sửa các bài viết cho cuốn sách mà tôi sắp xuất bản “Giác ngộ mới đích thực là hạnh phúc” tự nhiên tìm thấy bài viết này. Bài được viết cách đây 4 năm, cũng những ngày đầu năm mới, nhưng là của năm 2012. Xin chia sẻ cho quý vị. Để chúng ta cùng tư duy xem kiếp sau có hay không.
Trong quá trình tu tập tôi hay tự hỏi: Kiếp sau có hay không và mình sẽ đi về đâu? Tôi đặt ra câu hỏi này một cách dứt khoát, nhất khi đọc xong 2 cuốn sách “Tiền kiếp có hay không” và “Chết an bình tái sinh hỷ lạc”. Hình như có một bộ phận không nhỏ chúng sinh đang chuẩn bị cho cái chết và chuẩn bị chờ đón chính mình sau khi chết.
Cuốn sách “tiền kiếp có hay không” được viết bởi tiến sĩ y khoa Jim B. Tucker. Ông là bác sĩ nhi chuyên khoa tâm thần tại đại học Virginia, Hoa Kỳ. Nơi đây ông là giám đốc bệnh viện thần kinh gia đình và trẻ em.
Trong cuốn sách “tiền kiếp có hay không”, tiến sĩ Jim Tucker trình bày các trường hợp về tiền kiếp một cách rõ ràng, khoa học, đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn tồn tại sau khi bộ não chết đi.
Nhiều người đã gọi điện đàm thoại với tôi về cuốn sách đặc biệt này. Đọc xong họ thấy rằng cuốn sách và tác giả gợi lên trong họ những suy nghĩ rất thách thức và làm thay đổi cách nhìn của họ về sự sống và cái chết. Xin nhấn mạnh rằng những người liên lạc với tôi là các nhà khoa học và các bạn trí thức.
Cuốn sách thứ 2 mà tôi muốn nhắc đến và làm cho tôi rất suy nghĩ về kiếp sau là cuốn “Chết an bình tái sinh hỷ lạc”. Phải nói thật rằng sau cuốn “Tạng thư sống chết”, đây là cuốn sách mà tôi rất thích thú đọc để tìm hiểu về cái chết, bởi sách được viết rất cụ thể bởi một Người mà theo tôi, có thực chứng, và mang tính thuyết phục.
Tác giả của “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” là ngài Tulku Thondrup. Ngài là một tác gia và là một vị thầy được nhiều người kính trọng. Từ năm 1980 Ngài đã đến Hoa Kỳ với tư cách là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Harvard. Ngài đã sống ở Cambridge, Massachusetts hơn 25 năm qua. Ngài là người có rất nhiều trải nghiệm và viết ra như kết quả thực chứng của mình và các bạn đạo.
Trong sách “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” nêu rõ cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng, phù hợp với quy luật nhân quả. Trong khi bánh xe nghiệp vẫn không ngừng quay, ảnh hưởng của nó sau khi chúng ta chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều so với khi chúng ta còn sống.
Sự thật rằng nhiều trong chúng ta đang lo lắng về những gì đang chờ đợi chúng ta khi chết. Tác giả nêu rõ rằng đó không phải là lúc chúng ta sợ hãi và sầu bi. Đây là lúc chúng ta phải nhận chân được rằng chúng ta có được một cơ hội quý giá để chuẩn bị cho ngày trọng đại đó và chuyển hóa cuộc đời mình đúng hướng cho bây giờ và mãi mãi về sau, cho chính chúng ta và cho những người khác.
Tôi rất thích khi Ngài Tulku Thondrup tha thiết mong rằng tất cả những ai đọc “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” thích thú với những giáo lý của đức Phật và của những vị đại sư Phật giáo mà Ngài đã chia sẻ trong cuốn sách này. Ngài cũng tin rằng bạn đọc hưởng được những lợi lạc mà Ngài đã thực sự hưởng được, thậm chí còn nhiều hơn cả Ngài nữa. Nghĩ đến một tương lai tươi sáng như vậy cho nhiều người trong chúng ta thật là một điều thú vị. Đọc cuốn sách này xong, ít nhất bạn đọc có ngay con đường sáng cho mình khi tái sinh, chuẩn bị rất tốt, rất rõ ràng cho cái chết để được sinh về cõi lành, được sinh trong các hoàn cảnh tốt nhất. Thật là quan trọng.
Đọc xong “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” tôi nghĩ, giá như cả thế gian này đừng tuyên truyền nhau rằng cái chết là đáng sợ, rằng đó là thần chết mà truyền nhau rằng chết thích lắm, chết sướng ơi là sướng thì hay biết bao. Tôi muốn lập ngay ra CLB của những người muốn chết sung sướng ngay lập tức!
Tuy nhiên tôi cần lật lại giáo lý và kinh Phật gốc để tìm xem những nơi nào đức Phật dạy về tiền kiếp và tái sinh. Trong lúc tìm cầu tôi thấy được 4 câu trong kinh pháp cú mà như vớ được vàng:
Tôi không là Tỳ kheo, chỉ là một cư sĩ tầm thường nhưng qua bài kinh này tôi đã thấy rõ như ban ngày. Như vậy đức Phật dạy chúng ta rằng có kiếp sau.
Nhiều phật tử lo ngày đêm tu hành để được sinh về cõi lành. Chúng ta giữ 5 giới. Chúng ta tu giữ 10 giới…. và để sau khi chết, chúng ta được về cõi lành. Được làm người. Được sinh lên cõi trời,…
Nhiều phật tử chúng ta lo làm thật nhiều phước để kiếp sau sinh ra được nhận quả tốt đẹp. Chúng ta sẽ được tái sinh làm người giàu có, may mắn, thành công, có cuộc sống ấm no, sung túc, thoải mái.
Rõ ràng những phật tử này tin và quyết chí tái sinh nhưng quyết về cõi lành. Kiếp sau là có. Có kiếp sau. Có tái sinh. Có luân hồi.
Tuy nhiên đức Phật lại dạy rằng còn một con đường nữa đến Niết bàn. Niết bàn thì làm gì có tái sinh. Vậy làm cách nào để chúng ta không còn tái sinh, không còn có kiếp sau nữa.
Có một con đường duy nhất mà phật tử chúng ta cần làm là thực hành tứ diệu đế (tôi hay gọi là tứ THÁNH đế) và bát chánh đạo. Đức Phật dạy rất rõ rằng nếu thực hành, thực sự thực hành bát chánh đạo thì chúng sinh sẽ chứng niết bàn. Cá nhân tôi thì ngẫm nghĩ thêm rất kỹ 12 nhân duyên và 37 phẩm trợ đạo. Ngẫm để giác ngộ từng bước. Ngẫm để tư duy. Chỉ có “văn” tức là đọc là nghe giảng thì chưa đủ. Đó mới là 3 đầu tiên của lời Phật dạy: Văn tư tu. Ngẫm để làm việc quan trọng nhất của người tu là khâu thứ 3 - Hành
Trong kinh “Thập Nhị Nhân Duyên”, đức Phật đã dạy chúng ta cách tu tập rất rõ ràng. Bởi theo quy luật, duyên này có thì duyên kia có, duyên này diệt thì duyên kia diệt. Tất cả là do vô minh. Vì vô minh, không thấu rõ các pháp thế gian, lầm chấp chúng là có thật có nên mới hành động chạy theo tâm ham muốn. Chúng ta hành động theo ham muốn dục lạc của mình, chạy theo ái dục. Vậy là sinh ra thức. Thức kết hợp với trứng và tinh trùng để sinh ra danh sắc. Danh sắc chính là thân và tâm của con người.
Từng bước, dần dần cơ thể phát triển và có đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, tức lục nhập. Lục nhập tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tạo ra xúc. Do xúc nên tạo ra sự va chạm êm ái, dễ chịu, ngọt bùi, sung sướng, khoái cảm,… gọi là thọ, hay cảm thọ. Cảm thọ sinh ra cảm giác thích thú, buồn vui,… tức là ái. Ái là yêu thích. Do có ái nên chúng ta cố gắng giữ lại bằng được, không muốn buông bỏ, chẳng muốn xa lìa gọi là thủ. Thủ là nắm giữ, không để cho mất, tức là hữu, sở hữu. Hữu tức là có. Có cái này, có cái kia. Cái này là của tôi, cái kia là của tôi. Nhà của tôi. Mẹ của tôi, chồng của tôi, thân ngũ uẩn này là của tôi…. Chính vì vậy hữu mới sinh ra “sinh”. Sinh cần phải hiểu là sinh y, tức tiền bạc, tài sản, của cải, gia đình, công danh, sự nghiệp, bằng cấp, chức vụ,… Khi những thứ ta sở hữu bị mất ta sinh ra buồn rầu, rồi đổ bệnh, rồi khổ, đau và chết. Vậy là “sinh” sinh ra sầu bi, khổ não, bệnh tật và chết. Sầu ưu, khổ não, bệnh tật và chết là duyên cuối cùng của mười hai duyên, và cứ thế lại quay tiếp vòng tiếp theo đến vĩnh cửu.
Vậy nên người tu chúng ta cần chặt đứt 1 khâu, 1 duyên trong 12 nhân duyên này. Tôi rất thích thú với duyên vô minh. Như vậy cần tìm hiểu kỹ về vô minh, cần biết vô minh và cần làm gì để hết vô minh. Cần tìm hiểu về minh xem minh là gì. Để thực hành rốt ráo để có minh. Khi có minh thì tự động vô minh biến mất.
Chúng ta cần tinh tấn tu tập theo đúng bát chánh đạo để thấy biết rõ ràng rằng: "Sinh đã tận, Phạm hạnh đã thành, Những việc cần làm đã làm xong, Không còn trở lại trạng thái tái sinh này nữa."
Như vậy chúng ta thấy rõ đức Phật dạy cho chúng ta cả 2 hướng đi của chính chúng ta trong tương lai: có kiếp sau và không có kiếp sau. Việc hiểu chuyện này không quá khó nhưng khó là ở chỗ thực hành rốt ráo tinh tiến quyết dứt bỏ đời sống dục lạc, yêu ghét của thế gian, của phàm phu để sống cách sống của các bậc Thánh. Chỉ có thực hành nghiêm túc những lời Phật dạy chúng ta mới không tái sinh, không còn có kiếp sau nữa.
Tôi luôn tự nhắc mình về con đường Bát chánh đạo để tránh xa con đường kia là bát tà đạo. Tôi thường tác ý như lý, tự nhắc tâm mình hướng về minh. Và 37 phẩm trợ đạo là rất quan trọng đối với cậu tu sinh non nớt như tôi.
Nguyện mong ngày càng đông phật tử biết đến và hành theo chánh pháp. Nguyện mong có thật nhiều chúng sinh thoát vô minh và thoát khỏi luân hồi sinh tử, không còn tái sinh trong kiếp sau nữa.
Hà Nội, ngày 03/01/2012
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Trong quá trình tu tập tôi hay tự hỏi: Kiếp sau có hay không và mình sẽ đi về đâu? Tôi đặt ra câu hỏi này một cách dứt khoát, nhất khi đọc xong 2 cuốn sách “Tiền kiếp có hay không” và “Chết an bình tái sinh hỷ lạc”. Hình như có một bộ phận không nhỏ chúng sinh đang chuẩn bị cho cái chết và chuẩn bị chờ đón chính mình sau khi chết.
Cuốn sách “tiền kiếp có hay không” được viết bởi tiến sĩ y khoa Jim B. Tucker. Ông là bác sĩ nhi chuyên khoa tâm thần tại đại học Virginia, Hoa Kỳ. Nơi đây ông là giám đốc bệnh viện thần kinh gia đình và trẻ em.
Trong cuốn sách “tiền kiếp có hay không”, tiến sĩ Jim Tucker trình bày các trường hợp về tiền kiếp một cách rõ ràng, khoa học, đi sâu vào giả thiết rằng ý thức vẫn tồn tại sau khi bộ não chết đi.
Ảnh mang tính chất minh họa |
Nhiều người đã gọi điện đàm thoại với tôi về cuốn sách đặc biệt này. Đọc xong họ thấy rằng cuốn sách và tác giả gợi lên trong họ những suy nghĩ rất thách thức và làm thay đổi cách nhìn của họ về sự sống và cái chết. Xin nhấn mạnh rằng những người liên lạc với tôi là các nhà khoa học và các bạn trí thức.
Cuốn sách thứ 2 mà tôi muốn nhắc đến và làm cho tôi rất suy nghĩ về kiếp sau là cuốn “Chết an bình tái sinh hỷ lạc”. Phải nói thật rằng sau cuốn “Tạng thư sống chết”, đây là cuốn sách mà tôi rất thích thú đọc để tìm hiểu về cái chết, bởi sách được viết rất cụ thể bởi một Người mà theo tôi, có thực chứng, và mang tính thuyết phục.
Tác giả của “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” là ngài Tulku Thondrup. Ngài là một tác gia và là một vị thầy được nhiều người kính trọng. Từ năm 1980 Ngài đã đến Hoa Kỳ với tư cách là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Harvard. Ngài đã sống ở Cambridge, Massachusetts hơn 25 năm qua. Ngài là người có rất nhiều trải nghiệm và viết ra như kết quả thực chứng của mình và các bạn đạo.
Trong sách “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” nêu rõ cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng, phù hợp với quy luật nhân quả. Trong khi bánh xe nghiệp vẫn không ngừng quay, ảnh hưởng của nó sau khi chúng ta chết sâu rộng và trực tiếp hơn nhiều so với khi chúng ta còn sống.
Sự thật rằng nhiều trong chúng ta đang lo lắng về những gì đang chờ đợi chúng ta khi chết. Tác giả nêu rõ rằng đó không phải là lúc chúng ta sợ hãi và sầu bi. Đây là lúc chúng ta phải nhận chân được rằng chúng ta có được một cơ hội quý giá để chuẩn bị cho ngày trọng đại đó và chuyển hóa cuộc đời mình đúng hướng cho bây giờ và mãi mãi về sau, cho chính chúng ta và cho những người khác.
Tôi rất thích khi Ngài Tulku Thondrup tha thiết mong rằng tất cả những ai đọc “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” thích thú với những giáo lý của đức Phật và của những vị đại sư Phật giáo mà Ngài đã chia sẻ trong cuốn sách này. Ngài cũng tin rằng bạn đọc hưởng được những lợi lạc mà Ngài đã thực sự hưởng được, thậm chí còn nhiều hơn cả Ngài nữa. Nghĩ đến một tương lai tươi sáng như vậy cho nhiều người trong chúng ta thật là một điều thú vị. Đọc cuốn sách này xong, ít nhất bạn đọc có ngay con đường sáng cho mình khi tái sinh, chuẩn bị rất tốt, rất rõ ràng cho cái chết để được sinh về cõi lành, được sinh trong các hoàn cảnh tốt nhất. Thật là quan trọng.
Đọc xong “Chết an bình tái sinh hỷ lạc” tôi nghĩ, giá như cả thế gian này đừng tuyên truyền nhau rằng cái chết là đáng sợ, rằng đó là thần chết mà truyền nhau rằng chết thích lắm, chết sướng ơi là sướng thì hay biết bao. Tôi muốn lập ngay ra CLB của những người muốn chết sung sướng ngay lập tức!
Tuy nhiên tôi cần lật lại giáo lý và kinh Phật gốc để tìm xem những nơi nào đức Phật dạy về tiền kiếp và tái sinh. Trong lúc tìm cầu tôi thấy được 4 câu trong kinh pháp cú mà như vớ được vàng:
“Đường này đến thế gian
Đường kia đến Niết bàn
Tỳ kheo đệ tử Phật
Phải ý thức rõ ràng”
Tôi không là Tỳ kheo, chỉ là một cư sĩ tầm thường nhưng qua bài kinh này tôi đã thấy rõ như ban ngày. Như vậy đức Phật dạy chúng ta rằng có kiếp sau.
Nhiều phật tử lo ngày đêm tu hành để được sinh về cõi lành. Chúng ta giữ 5 giới. Chúng ta tu giữ 10 giới…. và để sau khi chết, chúng ta được về cõi lành. Được làm người. Được sinh lên cõi trời,…
Nhiều phật tử chúng ta lo làm thật nhiều phước để kiếp sau sinh ra được nhận quả tốt đẹp. Chúng ta sẽ được tái sinh làm người giàu có, may mắn, thành công, có cuộc sống ấm no, sung túc, thoải mái.
Rõ ràng những phật tử này tin và quyết chí tái sinh nhưng quyết về cõi lành. Kiếp sau là có. Có kiếp sau. Có tái sinh. Có luân hồi.
Tuy nhiên đức Phật lại dạy rằng còn một con đường nữa đến Niết bàn. Niết bàn thì làm gì có tái sinh. Vậy làm cách nào để chúng ta không còn tái sinh, không còn có kiếp sau nữa.
Có một con đường duy nhất mà phật tử chúng ta cần làm là thực hành tứ diệu đế (tôi hay gọi là tứ THÁNH đế) và bát chánh đạo. Đức Phật dạy rất rõ rằng nếu thực hành, thực sự thực hành bát chánh đạo thì chúng sinh sẽ chứng niết bàn. Cá nhân tôi thì ngẫm nghĩ thêm rất kỹ 12 nhân duyên và 37 phẩm trợ đạo. Ngẫm để giác ngộ từng bước. Ngẫm để tư duy. Chỉ có “văn” tức là đọc là nghe giảng thì chưa đủ. Đó mới là 3 đầu tiên của lời Phật dạy: Văn tư tu. Ngẫm để làm việc quan trọng nhất của người tu là khâu thứ 3 - Hành
Trong kinh “Thập Nhị Nhân Duyên”, đức Phật đã dạy chúng ta cách tu tập rất rõ ràng. Bởi theo quy luật, duyên này có thì duyên kia có, duyên này diệt thì duyên kia diệt. Tất cả là do vô minh. Vì vô minh, không thấu rõ các pháp thế gian, lầm chấp chúng là có thật có nên mới hành động chạy theo tâm ham muốn. Chúng ta hành động theo ham muốn dục lạc của mình, chạy theo ái dục. Vậy là sinh ra thức. Thức kết hợp với trứng và tinh trùng để sinh ra danh sắc. Danh sắc chính là thân và tâm của con người.
Từng bước, dần dần cơ thể phát triển và có đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, tức lục nhập. Lục nhập tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tiếp xúc với sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tạo ra xúc. Do xúc nên tạo ra sự va chạm êm ái, dễ chịu, ngọt bùi, sung sướng, khoái cảm,… gọi là thọ, hay cảm thọ. Cảm thọ sinh ra cảm giác thích thú, buồn vui,… tức là ái. Ái là yêu thích. Do có ái nên chúng ta cố gắng giữ lại bằng được, không muốn buông bỏ, chẳng muốn xa lìa gọi là thủ. Thủ là nắm giữ, không để cho mất, tức là hữu, sở hữu. Hữu tức là có. Có cái này, có cái kia. Cái này là của tôi, cái kia là của tôi. Nhà của tôi. Mẹ của tôi, chồng của tôi, thân ngũ uẩn này là của tôi…. Chính vì vậy hữu mới sinh ra “sinh”. Sinh cần phải hiểu là sinh y, tức tiền bạc, tài sản, của cải, gia đình, công danh, sự nghiệp, bằng cấp, chức vụ,… Khi những thứ ta sở hữu bị mất ta sinh ra buồn rầu, rồi đổ bệnh, rồi khổ, đau và chết. Vậy là “sinh” sinh ra sầu bi, khổ não, bệnh tật và chết. Sầu ưu, khổ não, bệnh tật và chết là duyên cuối cùng của mười hai duyên, và cứ thế lại quay tiếp vòng tiếp theo đến vĩnh cửu.
Vậy nên người tu chúng ta cần chặt đứt 1 khâu, 1 duyên trong 12 nhân duyên này. Tôi rất thích thú với duyên vô minh. Như vậy cần tìm hiểu kỹ về vô minh, cần biết vô minh và cần làm gì để hết vô minh. Cần tìm hiểu về minh xem minh là gì. Để thực hành rốt ráo để có minh. Khi có minh thì tự động vô minh biến mất.
Chúng ta cần tinh tấn tu tập theo đúng bát chánh đạo để thấy biết rõ ràng rằng: "Sinh đã tận, Phạm hạnh đã thành, Những việc cần làm đã làm xong, Không còn trở lại trạng thái tái sinh này nữa."
Như vậy chúng ta thấy rõ đức Phật dạy cho chúng ta cả 2 hướng đi của chính chúng ta trong tương lai: có kiếp sau và không có kiếp sau. Việc hiểu chuyện này không quá khó nhưng khó là ở chỗ thực hành rốt ráo tinh tiến quyết dứt bỏ đời sống dục lạc, yêu ghét của thế gian, của phàm phu để sống cách sống của các bậc Thánh. Chỉ có thực hành nghiêm túc những lời Phật dạy chúng ta mới không tái sinh, không còn có kiếp sau nữa.
Tôi luôn tự nhắc mình về con đường Bát chánh đạo để tránh xa con đường kia là bát tà đạo. Tôi thường tác ý như lý, tự nhắc tâm mình hướng về minh. Và 37 phẩm trợ đạo là rất quan trọng đối với cậu tu sinh non nớt như tôi.
Nguyện mong ngày càng đông phật tử biết đến và hành theo chánh pháp. Nguyện mong có thật nhiều chúng sinh thoát vô minh và thoát khỏi luân hồi sinh tử, không còn tái sinh trong kiếp sau nữa.
Hà Nội, ngày 03/01/2012
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Nguồn BanTT&TT-GHPGVN