Admin. 13:46:37 10-12-2014 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Không nên phóng sinh!
(HDPT) - Nếu phóng sinh mà chúng sinh được sinh tồn, thì rất nên làm. Nhưng trong thực tế không phải như vậy. Trước hết, phóng sinh là duyên cớ để người ta đi bẫy chim, bắt cá. Cho nên mua chim cá phóng sinh đã có yếu tố làm tổn hại chúng sinh rồi!
Tiêu đề trên có thể làm rất nhiều bạn đọc ngạc nhiên, vì trước hết phóng sinh trong nhà Phật đã là một truyền thống đẹp. Hơn nữa, tác giả Minh Thạnh đã có nhiều bài viết phác thảo về các ngày hội phóng sinh theo mẫu đã tổ chức ở Đài Loan được trình chiếu trên kênh truyền hình BLTV (Buddha Light - Phật Quang).
Vậy tại sao bây giờ nói “Không nên phóng sinh!”?
Kính mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây với Thượng tọa Thích Chơn Không, trụ trì chùa Thiên Tôn, Quận 5 về quan điểm “Không nên phóng sinh”, mà nói đầy đủ phải là "không nên phóng sinh trong điều kiện như hiện nay ở Việt Nam".
Cư sĩ Minh Thạnh (CS MT): Bạch Thượng tọa (TT), con tình cờ được biết chùa Thiên Tôn từ lâu không hề khuyến khích phóng sinh. Vậy, tại sao TT lại chủ trương như vậy, trong khi phóng sinh đã là một truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam?
Thượng tọa Thích Chơn Không (TT TCK): Đúng ra, nói đầy đủ, chủ trương của thầy là không phóng sinh trong hoàn cảnh như hiện nay ở Việt Nam. Vì thực tế hiện nay ở Việt Nam không thể phóng sinh được, mà thực chất là “phóng tử”, tức là không phải trực tiếp, mà là gián tiếp mang lại cái chết cho những chúng sinh mà chúng ta gọi là phóng sinh.
Nếu phóng sinh mà chúng sinh (thường là chim, cá, ốc, hến, lươn, lạch, v.v…) được sinh tồn, thì rất nên làm. Nhưng trong thực tế không phải như vậy. Trước hết, phóng sinh là duyên cớ để người ta đi bẫy chim, bắt cá. Cho nên mua chim cá phóng sinh đã có yếu tố làm tổn hại chúng sinh rồi!
CS MT: Bạch TT, xin TT nói rõ hơn về quan điểm này, vì thực tế nhiều người thấy cảnh cá chậu chim lồng thì rất bất nhẫn, muốn làm phước?
TT TCK: Nhưng do đâu người ta lại bắt chim, bẫy cá? Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, tự do tự tại, không cần ai phóng sinh hết. Nhưng do có người muốn phóng sinh, mua chim cá để thả, nên mới có người tìm bắt để bán! Một trong những nguyên nhân của việc bẫy chim, bắt cá là do có nhu cầu từ những người muốn phóng sinh. Nếu không có ai phóng sinh thì người ta bắt để làm gì?
Có lần thầy qua Mỹ, các Phật tử lớn tuổi gửi tiền nhờ Thầy về Việt Nam mua chim, cá phóng sinh. Thầy hỏi tại sao quý Phật tử không phóng sinh bên này, mà gửi tiền nhờ Thầy về Việt Nam mua chim, cá phóng sinh? Các Phật tử đều nói là ở Mỹ không thể tìm mua được con vật để phóng sinh như ở Việt Nam. Vì không có ai bán chim, bán cá để phóng sinh cả! Còn ở Việt Nam ta, ngày Lễ vía chư Phật, chư Bồ tát và các ngày sóc vọng, có nhiều người phóng sinh, nên chim cá bị bắt cũng nhiều. Thậm chí, trước cửa một vài ngôi chùa, người bán chim phóng sinh tụ tập đông đảo như một cái chợ nhỏ!
Chúng ta phải thấy là chính hành vi phóng sinh, nhu cầu mua chim, cá phóng sinh đã tạo nên cái chợ đó. Bao nhiêu con chim được mua thả thì bấy nhiêu con chim bị vây bắt, e rằng còn nhiều hơn nữa, vì trong quá trình đánh bẫy, giăng lưới, số chim bị bắt rồi bị chết rất nhiều. Đối với cá cũng vậy. Tại sao những con vật đó bị bắt, bị chết? Đó là vì do có người mua chúng để phóng sinh. Phóng sinh trước hết là thúc đẩy người khác làm ác, tạo ra tà mạng (tà mạng có nghĩa là sống bằng nghề không chơn chính, không lương thiện). Mà đã thúc đẩy sát sinh thì làm sao mà có phước, trái lại còn có tội, vì hành động tìm mua sinh vật của mình gián tiếp làm hại sinh vật.
Việc làm hại sinh vật từ nhu cầu phóng sinh này rất rõ ràng, nhưng có nhiều người vẫn không thấy, do chỉ biết đến lúc cần phóng sinh thì bỏ tiền ra mua mà không có cái nhìn toàn diện. Phóng sinh, nhưng lại sát sinh, cái vòng lẫn quẫn này cứ diễn ra, có khi ngay trước mắt người phóng sinh. Chim, cá vừa được thả ra là bị kẻ xấu bắt lại ngay, trong quá trình bắt lại đó, người ta đã tiếp tục bán lại cho người khác!
CS MT: Bạch TT, như vậy, là chúng ta đã nói đến vấn đề trước khi phóng sinh diễn ra? Còn trong khi phóng sinh và sau khi phóng sinh thì thế nào?
TT TCK: Thực chất, trong cái vòng lẫn quẫn sát sinh – phóng sinh – sát sinh không có chuyện trước chuyện sau. Vì con vật vừa được phóng sinh lại là vật bị bắt lại để bán cho người khác. Con vật bị bắt, bị thả nhiều lần cho đến khi chết thì thôi, thiệt là tàn nhẫn quá! Tàn nhẫn vì "con vật bị thả là ảo mà bị bắt là thật". Chúng ta có thể phân tích theo 3 giai đoạn như sau:
1. Trước khi phóng sinh thì con vật bị đánh bắt do nhu cầu phóng sinh.
2. Trong giai đoạn bị bắt đó, con vật bị giam cầm, khủng hoảng, sợ hải, thương nhớ quyến thuộc, bỏ ăn, bỏ uống, kiệt sức, có nhiều con không chịu đựng nổi đã chết ngay trong lồng.
3. Có nơi chim phóng sinh bị cắt cụt cánh, thì làm sao bay để trở về rừng cây, với khung trời cao rộng. Thế nên con nào ra được khỏi lồng, chỉ bay được vài thước là rơi xuống bị người bán chim bắt lại để bán tiếp cho người khác. Còn cá khi thả xuống sông cũng không được mạnh khỏe và an toàn, vì từ trên cao đổ xuống, có con thì dập mật, có con thì hoảng loạn, có con thì bị người ta chích điện, bủa lưới để bắt lại!
Thầy biết rất nhiều trường hợp người phóng sinh cho tiền những kẻ đánh bắt với lời khuyên họ nên tha mạng chim cá phóng sinh, họ nhận tiền nhưng sau đó chẳng bao lâu thì họ cũng bao vây, thả lưới, chích điện, nên cá phóng sinh không thể thoát được. Vì vậy, giai đoạn 3 này cũng chính là giai đoạn 1.
Tệ hơn nữa, việc bắt cá còn gây chết đuối trẻ em. Ở kênh Tàu Hủ, gần chùa Thiên Tôn, cách đây khoảng 3, 4 tháng đã một em chết đuối do vớt cá phóng sinh. Và trước đó cũng có vài trường hợp do tranh bắt cá phóng sinh, các em xô đẩy nhau, té sông, hụt chân chết đuối. Việc xảy ra rất đau lòng!
Ven kênh Nhiêu Lộc, chính quyền địa phương có treo bảng “Cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức”, nhưng trên bờ luôn có người cắm câu, dưới nước thì chiều chiều người ta xuống thả lưới. Đoạn nào gần chùa, Phật tử phóng sinh nhiều lần thì người ta đến câu đến bắt đông hơn, tất nhiên là không tránh khỏi nguy hiểm. Vì thế, dòng sông trước chùa đã không còn là khúc sông an lành mà thành khúc sông dữ, nguy hiểm ngay cho sinh mạng con người!
CS MT: Bạch TT, nhưng có ý kiến cho rằng người ta càng bắt thì người Phật tử càng phải phóng sinh nhiều. Ai bắt thì chịu tội, riêng người Phật tử phóng sinh thì được phước. Có tâm phóng sinh là được phước rồi?
TT TCK: Thầy hỏi lại đạo hữu,qua những điều trình bày nêu trên, rõ ràng có phóng sinh, nhưng có cứu mạng được sinh vật nào mà có phước? Chẳng những thế vô tình còn thúc đẩy chuyện đánh bắt giam cầm chim cá, thì sao tránh khỏi tội báo. Cái hoan hỷ trong giây lát chỉ là cảm giác mình tự lừa mình. Nhìn toàn cục thì đó là sát hại chúng sinh, tạo điều kiện cho người khác hành nghề bất thiện.
Vậy tại sao bây giờ nói “Không nên phóng sinh!”?
Kính mời bạn đọc theo dõi cuộc phỏng vấn dưới đây với Thượng tọa Thích Chơn Không, trụ trì chùa Thiên Tôn, Quận 5 về quan điểm “Không nên phóng sinh”, mà nói đầy đủ phải là "không nên phóng sinh trong điều kiện như hiện nay ở Việt Nam".
Cư sĩ Minh Thạnh (CS MT): Bạch Thượng tọa (TT), con tình cờ được biết chùa Thiên Tôn từ lâu không hề khuyến khích phóng sinh. Vậy, tại sao TT lại chủ trương như vậy, trong khi phóng sinh đã là một truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam?
Thượng tọa Thích Chơn Không (TT TCK): Đúng ra, nói đầy đủ, chủ trương của thầy là không phóng sinh trong hoàn cảnh như hiện nay ở Việt Nam. Vì thực tế hiện nay ở Việt Nam không thể phóng sinh được, mà thực chất là “phóng tử”, tức là không phải trực tiếp, mà là gián tiếp mang lại cái chết cho những chúng sinh mà chúng ta gọi là phóng sinh.
Nếu phóng sinh mà chúng sinh (thường là chim, cá, ốc, hến, lươn, lạch, v.v…) được sinh tồn, thì rất nên làm. Nhưng trong thực tế không phải như vậy. Trước hết, phóng sinh là duyên cớ để người ta đi bẫy chim, bắt cá. Cho nên mua chim cá phóng sinh đã có yếu tố làm tổn hại chúng sinh rồi!
CS MT: Bạch TT, xin TT nói rõ hơn về quan điểm này, vì thực tế nhiều người thấy cảnh cá chậu chim lồng thì rất bất nhẫn, muốn làm phước?
TT TCK: Nhưng do đâu người ta lại bắt chim, bẫy cá? Cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, tự do tự tại, không cần ai phóng sinh hết. Nhưng do có người muốn phóng sinh, mua chim cá để thả, nên mới có người tìm bắt để bán! Một trong những nguyên nhân của việc bẫy chim, bắt cá là do có nhu cầu từ những người muốn phóng sinh. Nếu không có ai phóng sinh thì người ta bắt để làm gì?
Có lần thầy qua Mỹ, các Phật tử lớn tuổi gửi tiền nhờ Thầy về Việt Nam mua chim, cá phóng sinh. Thầy hỏi tại sao quý Phật tử không phóng sinh bên này, mà gửi tiền nhờ Thầy về Việt Nam mua chim, cá phóng sinh? Các Phật tử đều nói là ở Mỹ không thể tìm mua được con vật để phóng sinh như ở Việt Nam. Vì không có ai bán chim, bán cá để phóng sinh cả! Còn ở Việt Nam ta, ngày Lễ vía chư Phật, chư Bồ tát và các ngày sóc vọng, có nhiều người phóng sinh, nên chim cá bị bắt cũng nhiều. Thậm chí, trước cửa một vài ngôi chùa, người bán chim phóng sinh tụ tập đông đảo như một cái chợ nhỏ!
Chúng ta phải thấy là chính hành vi phóng sinh, nhu cầu mua chim, cá phóng sinh đã tạo nên cái chợ đó. Bao nhiêu con chim được mua thả thì bấy nhiêu con chim bị vây bắt, e rằng còn nhiều hơn nữa, vì trong quá trình đánh bẫy, giăng lưới, số chim bị bắt rồi bị chết rất nhiều. Đối với cá cũng vậy. Tại sao những con vật đó bị bắt, bị chết? Đó là vì do có người mua chúng để phóng sinh. Phóng sinh trước hết là thúc đẩy người khác làm ác, tạo ra tà mạng (tà mạng có nghĩa là sống bằng nghề không chơn chính, không lương thiện). Mà đã thúc đẩy sát sinh thì làm sao mà có phước, trái lại còn có tội, vì hành động tìm mua sinh vật của mình gián tiếp làm hại sinh vật.
Việc làm hại sinh vật từ nhu cầu phóng sinh này rất rõ ràng, nhưng có nhiều người vẫn không thấy, do chỉ biết đến lúc cần phóng sinh thì bỏ tiền ra mua mà không có cái nhìn toàn diện. Phóng sinh, nhưng lại sát sinh, cái vòng lẫn quẫn này cứ diễn ra, có khi ngay trước mắt người phóng sinh. Chim, cá vừa được thả ra là bị kẻ xấu bắt lại ngay, trong quá trình bắt lại đó, người ta đã tiếp tục bán lại cho người khác!
CS MT: Bạch TT, như vậy, là chúng ta đã nói đến vấn đề trước khi phóng sinh diễn ra? Còn trong khi phóng sinh và sau khi phóng sinh thì thế nào?
TT TCK: Thực chất, trong cái vòng lẫn quẫn sát sinh – phóng sinh – sát sinh không có chuyện trước chuyện sau. Vì con vật vừa được phóng sinh lại là vật bị bắt lại để bán cho người khác. Con vật bị bắt, bị thả nhiều lần cho đến khi chết thì thôi, thiệt là tàn nhẫn quá! Tàn nhẫn vì "con vật bị thả là ảo mà bị bắt là thật". Chúng ta có thể phân tích theo 3 giai đoạn như sau:
1. Trước khi phóng sinh thì con vật bị đánh bắt do nhu cầu phóng sinh.
2. Trong giai đoạn bị bắt đó, con vật bị giam cầm, khủng hoảng, sợ hải, thương nhớ quyến thuộc, bỏ ăn, bỏ uống, kiệt sức, có nhiều con không chịu đựng nổi đã chết ngay trong lồng.
3. Có nơi chim phóng sinh bị cắt cụt cánh, thì làm sao bay để trở về rừng cây, với khung trời cao rộng. Thế nên con nào ra được khỏi lồng, chỉ bay được vài thước là rơi xuống bị người bán chim bắt lại để bán tiếp cho người khác. Còn cá khi thả xuống sông cũng không được mạnh khỏe và an toàn, vì từ trên cao đổ xuống, có con thì dập mật, có con thì hoảng loạn, có con thì bị người ta chích điện, bủa lưới để bắt lại!
Thầy biết rất nhiều trường hợp người phóng sinh cho tiền những kẻ đánh bắt với lời khuyên họ nên tha mạng chim cá phóng sinh, họ nhận tiền nhưng sau đó chẳng bao lâu thì họ cũng bao vây, thả lưới, chích điện, nên cá phóng sinh không thể thoát được. Vì vậy, giai đoạn 3 này cũng chính là giai đoạn 1.
Tệ hơn nữa, việc bắt cá còn gây chết đuối trẻ em. Ở kênh Tàu Hủ, gần chùa Thiên Tôn, cách đây khoảng 3, 4 tháng đã một em chết đuối do vớt cá phóng sinh. Và trước đó cũng có vài trường hợp do tranh bắt cá phóng sinh, các em xô đẩy nhau, té sông, hụt chân chết đuối. Việc xảy ra rất đau lòng!
Ven kênh Nhiêu Lộc, chính quyền địa phương có treo bảng “Cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức”, nhưng trên bờ luôn có người cắm câu, dưới nước thì chiều chiều người ta xuống thả lưới. Đoạn nào gần chùa, Phật tử phóng sinh nhiều lần thì người ta đến câu đến bắt đông hơn, tất nhiên là không tránh khỏi nguy hiểm. Vì thế, dòng sông trước chùa đã không còn là khúc sông an lành mà thành khúc sông dữ, nguy hiểm ngay cho sinh mạng con người!
CS MT: Bạch TT, nhưng có ý kiến cho rằng người ta càng bắt thì người Phật tử càng phải phóng sinh nhiều. Ai bắt thì chịu tội, riêng người Phật tử phóng sinh thì được phước. Có tâm phóng sinh là được phước rồi?
TT TCK: Thầy hỏi lại đạo hữu,qua những điều trình bày nêu trên, rõ ràng có phóng sinh, nhưng có cứu mạng được sinh vật nào mà có phước? Chẳng những thế vô tình còn thúc đẩy chuyện đánh bắt giam cầm chim cá, thì sao tránh khỏi tội báo. Cái hoan hỷ trong giây lát chỉ là cảm giác mình tự lừa mình. Nhìn toàn cục thì đó là sát hại chúng sinh, tạo điều kiện cho người khác hành nghề bất thiện.
Tóm lại, phóng sinh nhiều thì người ta đánh bắt nhiều, đánh bắt càng nhiều thì sinh vật càng bị tai họa nhiều! Nếu không có người phóng sinh, thì người ta bắt để làm gì? Trong năm 2004 và 2006 thầy có dành ra 4 tháng để hoằng pháp và thăm chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử ở Châu Âu và Bắc Mỹ, tại 2 khu vực này không hề có ai sống bằng nghề săn bắt mua bán chim cá, để phóng sinh cả!
CS MT: Bạch TT, vậy nếu thả cá nuôi ra môi trường tự nhiên thì sao?
TT TCK: Theo thầy, cũng không nên, vì sinh vật được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thì rất khó sống được khi đột ngột đưa về đời sống tự nhiên. Mà có sống được, tỷ lệ cũng không cao. Mật độ sinh vật đông nhiều ở một nơi cụ thể, sẽ thúc đẩy việc đánh bắt tại nơi đó. Vô tình chúng ta lại khuyến khích sát sinh hại vật.
Theo thầy là không nên can thiệp vào môi trường thiên nhiên theo kiểu làm cho mật độ sinh vật gia tăng bất thường. Cứ để tự nhiên, có môi trường thích hợp thì cá tự sinh sôi nảy nở.
CS MT: Bạch TT, còn nếu việc phóng sinh có nghiên cứu cẩn thận về mặt môi trường, nhất là tôm cá, có cơ quan chức năng tư vấn, phóng sinh lớn ở ao hồ sông biển, thả sinh vật nhỏ chưa trưởng thành như tôm bột, cá con chẳng hạn?
TT TCK: Thầy nghĩ, nếu có việc đó thì cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm vận động quần chúng nhân dân thực hiện. Hoặc kết hợp với Giáo hội địa phương có văn bản hướng dẫn do cơ quan chức năng phát hành, khi thực hiện thì phải chọn thời gian, địa điểm thích hợp, tránh cho bằng được mọi sự lợi dụng việc phóng sinh. Nói thì dễ, nhưng thực tế không dễ cho tâm nguyện tốt đẹp của chúng ta.
Tốt hơn là chúng ta nên giữ giới theo lời Phật dạy, không sát sinh và thêm ăn chay nữa là rất tốt. Và đây là kiểu phóng sinh gián tiếp nhưng hiệu quả, như: tự chúng ta không giết hại sinh vật, khuyến khích mọi người không sát sinh, không hành hạ súc vật; phát tâm ăn chay, tài trợ cho các nhóm từ thiện xã hội nấu cơm chay giúp đỡ bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện, tài trợ những quán cơm chay từ thiện giúp công nhân nghèo, hoặc tự mình mở quán cơm chay từ thiện bên cạnh các khu công nghiệp, trường học, v.v.. để họ có thêm điều kiện ăn chay. Vì ăn chay tức gián tiếp phóng sinh, không tạo điều kiện cho người khác bắt giết sinh vật, làm như thế chắc chắn có phước một cách thanh tịnh và hoàn hảo.
Vấn đề Thầy nêu ra có thể không phù hợp với quan niệm một số Phật tử, và có thể một số Tăng Ni nữa. Vì vậy, thầy sẵn sàng đối thoại. Nếu có ý kiến thắc mắc hay không đồng tình, xin cứ gửi đến thầy, để chúng ta có dịp trao đổi ý kiến, cùng nhau thảo luận giúp cho việc tu hành có kết quả lợi ích thiết thực.
CS MT: Thành kính cảm ơn TT đã dành cho cuộc phỏng vấn.
CS MT: Bạch TT, vậy nếu thả cá nuôi ra môi trường tự nhiên thì sao?
TT TCK: Theo thầy, cũng không nên, vì sinh vật được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thì rất khó sống được khi đột ngột đưa về đời sống tự nhiên. Mà có sống được, tỷ lệ cũng không cao. Mật độ sinh vật đông nhiều ở một nơi cụ thể, sẽ thúc đẩy việc đánh bắt tại nơi đó. Vô tình chúng ta lại khuyến khích sát sinh hại vật.
Theo thầy là không nên can thiệp vào môi trường thiên nhiên theo kiểu làm cho mật độ sinh vật gia tăng bất thường. Cứ để tự nhiên, có môi trường thích hợp thì cá tự sinh sôi nảy nở.
CS MT: Bạch TT, còn nếu việc phóng sinh có nghiên cứu cẩn thận về mặt môi trường, nhất là tôm cá, có cơ quan chức năng tư vấn, phóng sinh lớn ở ao hồ sông biển, thả sinh vật nhỏ chưa trưởng thành như tôm bột, cá con chẳng hạn?
TT TCK: Thầy nghĩ, nếu có việc đó thì cơ quan hữu quan chịu trách nhiệm vận động quần chúng nhân dân thực hiện. Hoặc kết hợp với Giáo hội địa phương có văn bản hướng dẫn do cơ quan chức năng phát hành, khi thực hiện thì phải chọn thời gian, địa điểm thích hợp, tránh cho bằng được mọi sự lợi dụng việc phóng sinh. Nói thì dễ, nhưng thực tế không dễ cho tâm nguyện tốt đẹp của chúng ta.
Tốt hơn là chúng ta nên giữ giới theo lời Phật dạy, không sát sinh và thêm ăn chay nữa là rất tốt. Và đây là kiểu phóng sinh gián tiếp nhưng hiệu quả, như: tự chúng ta không giết hại sinh vật, khuyến khích mọi người không sát sinh, không hành hạ súc vật; phát tâm ăn chay, tài trợ cho các nhóm từ thiện xã hội nấu cơm chay giúp đỡ bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện, tài trợ những quán cơm chay từ thiện giúp công nhân nghèo, hoặc tự mình mở quán cơm chay từ thiện bên cạnh các khu công nghiệp, trường học, v.v.. để họ có thêm điều kiện ăn chay. Vì ăn chay tức gián tiếp phóng sinh, không tạo điều kiện cho người khác bắt giết sinh vật, làm như thế chắc chắn có phước một cách thanh tịnh và hoàn hảo.
Vấn đề Thầy nêu ra có thể không phù hợp với quan niệm một số Phật tử, và có thể một số Tăng Ni nữa. Vì vậy, thầy sẵn sàng đối thoại. Nếu có ý kiến thắc mắc hay không đồng tình, xin cứ gửi đến thầy, để chúng ta có dịp trao đổi ý kiến, cùng nhau thảo luận giúp cho việc tu hành có kết quả lợi ích thiết thực.
CS MT: Thành kính cảm ơn TT đã dành cho cuộc phỏng vấn.
Thông tin, thảo luận, phản hồi riêng và các bài tranh luận đặc biệt,
xin gởi về: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.
xin gởi về: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh.
Cư sĩ Minh Thạnh
Nguồn HDPT TƯ
Nguồn HDPT TƯ
Các tin đã đăng: