Đông Triều. 05:00:38 06-01-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
"Đốt Vàng Mã Mang Ý Nghĩa Nhân Văn Sâu Sắc Và Làm Cho Tâm An"
Đây là câu trả lời của TT. T. Thanh Quyết khi nhà báo "khoa học đời sống" phỏng vấn. Lần lượt xin nghe Thượng Tọa trả lời những phỏng vấn của phóng viên Lê Na - Thu Hiền (Khoa học đời sống).
Trong khi không ít ý kiến chỉ trích sự lãng phí của việc đốt vàng mã thì Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh, phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa 13 (2011-2016) cho rằng, nguồn gốc của tục lệ này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và nếu để cho tâm mình thanh thản, an vui thì đó cũng là việc có thể làm.
- Lễ Vu Lan đang đến gần, thời gian này đến bất kỳ ngôi chùa nào cũng gặp cảnh nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày lễ. Xin Thượng tọa cho biết nguồn gốc lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 là từ đâu?
Theo Kinh Vu Lan bồn, đệ tử Phật là ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn trông thấy thân mẫu bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não, ngài dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ. Nhưng do mẹ ngài chịu quả báo của nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ.
Phật dạy vào ngày rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc ba tháng kiết hạ an cư), khi đó công đức tu hành tăng lên rất nhiều, nên có thể nhờ vào phúc đức của tăng chúng để cứu bạt chúng sinh.
Nếu dùng thức ăn uống đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam Bảo vào dịp này sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời... Ngài Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy đã cứu được mẹ. Từ đó mới có lễ Vu Lan Bồn, là nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm.
Vu Lan bồn có nghĩa Hành sự, theo tự điển Phật học Tuệ Quang thì Vu Lan bồn còn gọi là Ô Lam Bà Noa - Đảo Huyền, nghĩa là treo ngược. Chữ "bồn" theo Phật Quang đại từ điển, có nghĩa là "cứu hộ" chứ không phải là bát đựng thực phẩm.
- Người đốt vàng mã sẽ được gì, thưa Thượng Tọa?
Cái được lớn nhất là được báo hiếu. Tâm mình sẽ cảm thấy đã làm được điều gì đó báo ân, báo hiếu cho cha mẹ, tổ tiên, rộng hơn nữa là dân tộc, là quảng đại chúng sinh. Khi tâm niệm này đã ăn vào máu thịt, đến ngày đó nếu không làm lễ, sẽ có cảm giác tâm mình bất an, thấy như mình chưa làm tròn trách nhiệm. Do vậy, theo tôi nếu việc đốt vàng mã là để cho tâm mình an vui, thanh thản thì cũng nên làm.
”Đốt vàng mã, cái được lớn nhất là được báo hiếu", nghe cũng lạ, trong kinh Phật khuyên, báo hiếu lớn nhất là giúp cha mẹ hiểu Phật pháp, giúp thân nhân tránh sát hại sinh mạng và biết bố thí chứ chưa bao giờ nghe nói đốt vàng mã là được báo hiếu lớn nhất. Cái cảm giác bất an khi mình không thực hiện là một ảo giác do quan niệm sai lầm, chứ không phải đốt vàng mã để tâm được an vui thanh thản. Nếu thực hiện việc sai lầm để thanh thản an vui thì biết bao hành động sai lầm trong cuộc sống đem lại thích thú đều cần khuyến khích nên làm? Ví dụ nạn cờ bạc, các tệ nạn xã hội...
Trong bài giảng về BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT, có phần nói về CHÁNH TÍN VÀ MÊ TÍN của HT. T.Thanh Từ, Ngài có đề cập đến việc đốt giấy tiền vàng mã:
g) Đốt giấy tiền vàng mã
Tục đốt giấy tiền vàng mã lại là việc vô lý trên vô lý. Không thể người có đôi chút nhận xét, lý luận mà chấp nhận việc ấy được. Chính trên thế gian này, đồng tiền của nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận, huống là nhân gian in, xuống âm phủ xài, có lý lẽ gì tin được. Những chiếc lầu bằng giấy, quần áo bằng giấy, làm xong đốt gởi xuống âm phủ cho thân nhân dùng, quả là việc làm phí của vô ích.
Thử hỏi thân nhân họ là cái gì mà chờ đốt quần áo gởi xuống. Họ đều là đồ vô chủ cô hồn hết sao? Hay họ đã theo nghiệp lành dữ mà sanh nơi khác? Nếu là Phật tử còn không ai biết rõ Phật dạy: “Chúng sanh tùy nghiệp thiện ác, theo đó thác sanh nơi cõi lành cõi dữ.” Thân nhân chúng ta chết cũng theo nghiệp thọ sanh, chớ đâu ngồi chờ chúng ta gởi nhà cửa áo quần xuống xài. Như thế, việc làm ấy vừa trái đạo lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích. Người Phật tử không bao giờ chấp nhận việc làm mù quáng ấy.
(Thiền Tông vn.net)
Văn hóa và tín ngưỡng dân gian không phải lúc nào cũng ưu việt, cũng đáng trân trọng cần bảo vệ, cần cổ súy. Ví dụ gốc đa, bình vôi cũng là một trong những loại tín ngưỡng dân gian. Xin xăm, bói toán cũng là loại tín ngưỡng tạo lo sợ nhiều hơn là hy vọng. Những hiện tượng mang tính tiêu cực, hao tốn, nếu cần chăng, xem đó là phương tiện tùy nghi để dẫn dắt quần chúng vào đạo. Dùng những hiện tượng mê tín để phát triển nguồn lợi là đi ngược lại với giáo lý nhà Phật. Tùy thuận khác với tùy tiện.
Hiện nay, có rất nhiều vị diễn đạt giáo lý theo cảm tính, muốn dung hòa tâm lý xã hội, tín ngưỡng dân gian, tập tục địa phương bằng cách quần chúng hóa giáo lý, cái được lớn nhất là được lòng quần chúng, được lượng số tín đồ nhưng cái thiệt hại lớn nhất vẫn là cốt tủy giải thoát của nhà Phật bị xem nhẹ và hiểu sai lệch. Rồi đây, qua cuộc hội thảo Hoằng Pháp toàn quốc tại Bà Rịa, thành lập giảng sư đoàn có chắt lọc được những giảng sư ưu việt hay rồi cũng là những khuôn mặt như xưa đang làm hoen ố thêm giáo lý nhà Phật.
- Lễ Vu Lan đang đến gần, thời gian này đến bất kỳ ngôi chùa nào cũng gặp cảnh nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày lễ. Xin Thượng tọa cho biết nguồn gốc lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 là từ đâu?
Theo Kinh Vu Lan bồn, đệ tử Phật là ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn trông thấy thân mẫu bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não, ngài dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ. Nhưng do mẹ ngài chịu quả báo của nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ.
Phật dạy vào ngày rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc ba tháng kiết hạ an cư), khi đó công đức tu hành tăng lên rất nhiều, nên có thể nhờ vào phúc đức của tăng chúng để cứu bạt chúng sinh.
Nếu dùng thức ăn uống đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam Bảo vào dịp này sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời... Ngài Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy đã cứu được mẹ. Từ đó mới có lễ Vu Lan Bồn, là nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm.
Vu Lan bồn có nghĩa Hành sự, theo tự điển Phật học Tuệ Quang thì Vu Lan bồn còn gọi là Ô Lam Bà Noa - Đảo Huyền, nghĩa là treo ngược. Chữ "bồn" theo Phật Quang đại từ điển, có nghĩa là "cứu hộ" chứ không phải là bát đựng thực phẩm.
- Người đốt vàng mã sẽ được gì, thưa Thượng Tọa?
Cái được lớn nhất là được báo hiếu. Tâm mình sẽ cảm thấy đã làm được điều gì đó báo ân, báo hiếu cho cha mẹ, tổ tiên, rộng hơn nữa là dân tộc, là quảng đại chúng sinh. Khi tâm niệm này đã ăn vào máu thịt, đến ngày đó nếu không làm lễ, sẽ có cảm giác tâm mình bất an, thấy như mình chưa làm tròn trách nhiệm. Do vậy, theo tôi nếu việc đốt vàng mã là để cho tâm mình an vui, thanh thản thì cũng nên làm.
”Đốt vàng mã, cái được lớn nhất là được báo hiếu", nghe cũng lạ, trong kinh Phật khuyên, báo hiếu lớn nhất là giúp cha mẹ hiểu Phật pháp, giúp thân nhân tránh sát hại sinh mạng và biết bố thí chứ chưa bao giờ nghe nói đốt vàng mã là được báo hiếu lớn nhất. Cái cảm giác bất an khi mình không thực hiện là một ảo giác do quan niệm sai lầm, chứ không phải đốt vàng mã để tâm được an vui thanh thản. Nếu thực hiện việc sai lầm để thanh thản an vui thì biết bao hành động sai lầm trong cuộc sống đem lại thích thú đều cần khuyến khích nên làm? Ví dụ nạn cờ bạc, các tệ nạn xã hội...
Trong bài giảng về BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT, có phần nói về CHÁNH TÍN VÀ MÊ TÍN của HT. T.Thanh Từ, Ngài có đề cập đến việc đốt giấy tiền vàng mã:
g) Đốt giấy tiền vàng mã
Tục đốt giấy tiền vàng mã lại là việc vô lý trên vô lý. Không thể người có đôi chút nhận xét, lý luận mà chấp nhận việc ấy được. Chính trên thế gian này, đồng tiền của nước này mang sang nước khác còn khó được chấp nhận, huống là nhân gian in, xuống âm phủ xài, có lý lẽ gì tin được. Những chiếc lầu bằng giấy, quần áo bằng giấy, làm xong đốt gởi xuống âm phủ cho thân nhân dùng, quả là việc làm phí của vô ích.
Thử hỏi thân nhân họ là cái gì mà chờ đốt quần áo gởi xuống. Họ đều là đồ vô chủ cô hồn hết sao? Hay họ đã theo nghiệp lành dữ mà sanh nơi khác? Nếu là Phật tử còn không ai biết rõ Phật dạy: “Chúng sanh tùy nghiệp thiện ác, theo đó thác sanh nơi cõi lành cõi dữ.” Thân nhân chúng ta chết cũng theo nghiệp thọ sanh, chớ đâu ngồi chờ chúng ta gởi nhà cửa áo quần xuống xài. Như thế, việc làm ấy vừa trái đạo lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích. Người Phật tử không bao giờ chấp nhận việc làm mù quáng ấy.
(Thiền Tông vn.net)
Văn hóa và tín ngưỡng dân gian không phải lúc nào cũng ưu việt, cũng đáng trân trọng cần bảo vệ, cần cổ súy. Ví dụ gốc đa, bình vôi cũng là một trong những loại tín ngưỡng dân gian. Xin xăm, bói toán cũng là loại tín ngưỡng tạo lo sợ nhiều hơn là hy vọng. Những hiện tượng mang tính tiêu cực, hao tốn, nếu cần chăng, xem đó là phương tiện tùy nghi để dẫn dắt quần chúng vào đạo. Dùng những hiện tượng mê tín để phát triển nguồn lợi là đi ngược lại với giáo lý nhà Phật. Tùy thuận khác với tùy tiện.
Hiện nay, có rất nhiều vị diễn đạt giáo lý theo cảm tính, muốn dung hòa tâm lý xã hội, tín ngưỡng dân gian, tập tục địa phương bằng cách quần chúng hóa giáo lý, cái được lớn nhất là được lòng quần chúng, được lượng số tín đồ nhưng cái thiệt hại lớn nhất vẫn là cốt tủy giải thoát của nhà Phật bị xem nhẹ và hiểu sai lệch. Rồi đây, qua cuộc hội thảo Hoằng Pháp toàn quốc tại Bà Rịa, thành lập giảng sư đoàn có chắt lọc được những giảng sư ưu việt hay rồi cũng là những khuôn mặt như xưa đang làm hoen ố thêm giáo lý nhà Phật.
MINH MẪN
24/12/2015
24/12/2015
Các tin đã đăng: