Đông Triều. 13:03:46 01-07-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
CHÚNG TA CẦN HIỂU ĐÚNG VÀ LÀM ĐÚNG LỄ HỘI
Lễ hội không phải là cúng bái và tế chỉ là một phần của lễ mà thôi. Hội không hẳn là trò chơi. Hội trước hết là sự tập hợp một cộng đồng người nhất định để thực hiện những điều về lễ. Cho nên lễ hội là cập phàm trù tương hỗ, không thể tách rời. Vì rằng trong trò chơi cũng chỉ là một phần của lễ hội. Nhưng khi nó vào trong không gian thiêng, thời gian thiêng thì tự nhiên nó mang ý nghĩa thiêng liêng, Trong ý nghĩa thiêng liêng ấy nó mang giá trị biểu tượng.
Đáng tiếc ngày nay, những người không hiểu biết cứ để lễ hội phát triển tự nhiên. Lễ hội rơi vào cái bẫy của thị trường, có người lợi dụng lễ hội để kiếm ăn. Đi lễ hội, chùa chiền là điều tốt đẹp, hướng đến điều thiện của nhiều người. Ngoài cầu cho bản thân những điều tốt đẹp, may mắn, họ còn cầu cho “Quốc thái dan an” là điều rất tốt đẹp. Nhưng buồn thay! Những điều tốt dẹp đó đã mai một thay vào đó là cảnh bát nháo, lộn xộn, họ hiểu sai lệch về tín ngưỡng lễ hội. Họ đến để cầu may, cầu thăng quan tiến chức, cầu trúng số, trúng đề, cầu nhiều vàng bạc.
Rất nhiều người ăn mặc phản cảm khi đến chùa chiền, lễ hội, không chút gì tỏ nghiêm trang tín ngưỡng. Họ tự đắc ngang nhiên, từng cử chỉ tướng đi không chút dè dặt. Rất nhiều thiện nam tín nữ ăn vận sang trọng khi vào chùa chiền, lễ hội, tay cầm xấp tiền lẽ mơi cáu sau khi van vái, tranh thủ dúi tiền vào tay Bà, tượng Phật, trông vô cùng phản cảm.
Ngoài việc thiện nam tín nữ đi chùa để “hội lộ” Thánh Thần còn không ít người đi lễ hội theo phong trào, số nầy thực ra là họ chẳng biết là mình đang vái lạy ai, cầu điều đó có phù hợp không. Điều nầy đang bị nhiều người nghĩ lệch lạc về nét đẹp lễ hội, chùa chiền.
Ví dụ ở An Giang, mỗi năm có hàng triệu người đến miếu Bà Chúa Xứ. thế nên rất nhiều người chưa hiểu biết Bà ở nơi nầy là ai. Như ở ngày hội tắm bà (rửa tượng) tại miếu Bà Chúa Xứ thì nhiều nhà nghiên cứu cũng phải lắc đầu chào thua. Bởi tượng bà ở đây thực ra là hình người phụ nữ được đẽo rất tinh xảo và đẹp mắt bằng đá.(Theo tác gỉa Huỳnh Thượng Đẳng).Tượng Bà là của Ấn Độ giáo (Hindu)Thuở ban đầu tượng nầy xuất hiện ở lưng chừng núi Sam trong dãy Thất Sơn (Bảy núi-An Giang), thấy pho tượng đẹp, lịnh thiêng lại xuát hiện nơi có nhiều giai thoại như vùng nầy, một số người đã thỉnh tượng từ núi Sam xuống chân núi.
Từ đó, câu chuyện càng về sau được thần thoại thêm tạo nên sự linh thiêng bí ẩn về ngôi miếu nầy. Về nguồn gốc, có tài liệu cho rằng, pho tượng nầy là của quốc vương Phù Nam với nên văn hóa Óc Eo. Bản thân tượng nầy vốn không mặc gì cả, thế nhưng đến thời điểm nầy, pho tượng lại được tô son, điểm phấn rất lòe loẹt. Chưa hết, người ta lại khoác lên pho tượng những bộ y phục hết sức lộng lẫy do khách thập phương “cúng” Bà lộng lẫy như một nhân vật trong tuồng hát.
Ở chùa cũng không kém phần bát nháo, lộn xộn, người ta thâm chí còn có câu “Tả tơi đi hội” nói thế thôi, dân mình có phép tắc lắm, chen lấn nhau ở đâu không biết chứ vào lễ họ cũng trang nghiêm. Có điều họ còn “mê và tin” như cúng sao giải hạn. tại sao nhà chùa vẫn chấp nhận. Có lần tôi hỏi bạn tôi tốt nghiệp cử nhân Phật học lại là thầy trụ trì, được thầy trả lời: Đây là tùy duyên, nếu Phật tử muốn mà mình không làm thì họ sẽ đi chùa khác, để giữ Phật tử phải tùy thuận. Sau đó mình hướng dẫn, giải thích sự sai trái về giáo lý nhà Phật không mê tìn về cúng sao giả hạn, chỉ có tự mình thấp đuộc mà đi, không có thần thành nào cứu mình được. Đến Phật cũng không cứu được, Phật chỉ là người mở đường mình đi, đi hay không là do mình quyết định. Nhưng cũng có chùa lập đàn dược sư để cầu an cho phật tử. Đó là sự nhập thế, Phật giáo cũng phải theo phong tục. Thầy chùa- bùa làng. Người dân cần một niềm tin để đưa vào, tại sao không giúp họ. Trước làn sóng kinh tế thị trường cái gì cũng muốn nhanh, ngắn thì phật giáo cũng bị thử thách. Rõ ràng phật giáo không đề cao điều đó nhưng bất khả kháng phải chấp nhận “Tùy thuận chúng sanh nhi vi lợi ích”
Để giữ gìn trong sạch môi trường, tránh hỏa hoạn cũng như để bảo tồn cổ vật trong chùa chiền, lễ hội được lâu dài, khỏi bị hương khói làm hư hỏng, cần phải hiểu đúng về việc thấp hương. Trong kinh Phật nói, có cầu thì được ứng nghiệm, tuy nhiên cần hiểu đúng ý nghĩa, bởi hương đốt rồi thì hóa thành tro bụi, tức biểu thị sự vô tư, cống hiến không đòi hỏi, Giáo lý nhà Phật còn nói: Mệnh là do mình tự tạo, phúc là do tự mình cầu lấy. Đốt một vài nén tâm hương không khiến người ta phát tài phát lộc. vận hạn của mỗi người cũng vậy, đều do “nhân” mình đã gieo. Có vượt qua được hay không còn nhờ vào phúc đức mà mình tích được đến đâu.
Đức Phật rất công bằng vô tư, không vì chúng sanh người nầy đốt nhiều hương, người kia đốt ít hương mà ban phát thiệt hơn. Vì vậy, khi đi chùa chỉ cần cầm 3 nén hương trước bảo điện, sau khi đốt nhang xong, không nên cầm hương trên tay để vái. Nén hương thứ nhất nên cấm ở chính giữa lư hương, khi cấm thì trong lòng niệm thầm “con lạy Phật, giác nhi bất mê”. Nén hương thứ hai cấm bên tay phải niệm thầm “con lạy Pháp, chính nhi bất tà” Nén hương thứ ba cấm bên tay trái niệm thầm “ con lạy Tăng, tịnh nhi bất nhiễm”. Sau khi cấm hương xong, chỉnh sửa quần áo ngay ngắn rồi chấp tay cung kính lễ Phật, có nhiều cách vái lạy, theo lễ tiết nhà Phật, quỳ gối, dập đầu cung kính là cách tốt nhất.
Lễ hội là các hành động biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với xã hội, thiên nhiên, vũ trụ. Lễ hội trong quan điểm của người Việt Nam là tiến đến sự hòa hợp và cuối cùng thúc đẩy cho tinh thần đoàn kết. Mà đỉnh cao của tinh thần đoàn kết là tinh thần yêu nước. Lễ hội mà không đạt được tinh thần đó là không xong. Bởi trong lễ hội người ta dám quên đi chính mình để lo chuyện cộng đồng làng xã, cái chung. Đoàn kết trong một làng sẽ biết đoàn kết với những công đồng lớn hơn. Mong rằng chúng ta nên hiểu đúng và làm đúng tinh thần lễ hội để đi đến đoàn kết, yêu nước, bình an, hạnh phúc, không hạn ách bệnh tật, an khang thịnh vượng.
Rất nhiều người ăn mặc phản cảm khi đến chùa chiền, lễ hội, không chút gì tỏ nghiêm trang tín ngưỡng. Họ tự đắc ngang nhiên, từng cử chỉ tướng đi không chút dè dặt. Rất nhiều thiện nam tín nữ ăn vận sang trọng khi vào chùa chiền, lễ hội, tay cầm xấp tiền lẽ mơi cáu sau khi van vái, tranh thủ dúi tiền vào tay Bà, tượng Phật, trông vô cùng phản cảm.
Ảnh minh họa
Không chỉ có nam thanh nữ tú, những người lớn tuổi, buồn làm sao khi giữa dòng người đang “hối lộ” Phật, Thánh, có cả những đứa trẻ. Để con được tích phước tụ đức hay được thông minh, giỏi giang, học giỏi… hay gì gì đó, vậy là không ít ông bố bà mẹ gí tiền vào tay con, bày chỉ cho con trẻ cách nhét tiền cho Phật, Thánh…Những đứa trẻ mới dăm bảy tuổi đã được người lớn “luyện” như thế, chả trách gì mai nầy khi lớn lên, với các em, có lẽ chuyện dúi tiền “hối lộ” Thánh Thần và a’hối lộ” người này người kia để đạt được việc nầy việc nọ trở thành chuyện đời thường, biết đâu chừng mọi việc “hối lộ” đã bắt đầu từ đây, từ cái thói hư nầy mà ra.Ngoài việc thiện nam tín nữ đi chùa để “hội lộ” Thánh Thần còn không ít người đi lễ hội theo phong trào, số nầy thực ra là họ chẳng biết là mình đang vái lạy ai, cầu điều đó có phù hợp không. Điều nầy đang bị nhiều người nghĩ lệch lạc về nét đẹp lễ hội, chùa chiền.
Ví dụ ở An Giang, mỗi năm có hàng triệu người đến miếu Bà Chúa Xứ. thế nên rất nhiều người chưa hiểu biết Bà ở nơi nầy là ai. Như ở ngày hội tắm bà (rửa tượng) tại miếu Bà Chúa Xứ thì nhiều nhà nghiên cứu cũng phải lắc đầu chào thua. Bởi tượng bà ở đây thực ra là hình người phụ nữ được đẽo rất tinh xảo và đẹp mắt bằng đá.(Theo tác gỉa Huỳnh Thượng Đẳng).Tượng Bà là của Ấn Độ giáo (Hindu)Thuở ban đầu tượng nầy xuất hiện ở lưng chừng núi Sam trong dãy Thất Sơn (Bảy núi-An Giang), thấy pho tượng đẹp, lịnh thiêng lại xuát hiện nơi có nhiều giai thoại như vùng nầy, một số người đã thỉnh tượng từ núi Sam xuống chân núi.
Từ đó, câu chuyện càng về sau được thần thoại thêm tạo nên sự linh thiêng bí ẩn về ngôi miếu nầy. Về nguồn gốc, có tài liệu cho rằng, pho tượng nầy là của quốc vương Phù Nam với nên văn hóa Óc Eo. Bản thân tượng nầy vốn không mặc gì cả, thế nhưng đến thời điểm nầy, pho tượng lại được tô son, điểm phấn rất lòe loẹt. Chưa hết, người ta lại khoác lên pho tượng những bộ y phục hết sức lộng lẫy do khách thập phương “cúng” Bà lộng lẫy như một nhân vật trong tuồng hát.
Ở chùa cũng không kém phần bát nháo, lộn xộn, người ta thâm chí còn có câu “Tả tơi đi hội” nói thế thôi, dân mình có phép tắc lắm, chen lấn nhau ở đâu không biết chứ vào lễ họ cũng trang nghiêm. Có điều họ còn “mê và tin” như cúng sao giải hạn. tại sao nhà chùa vẫn chấp nhận. Có lần tôi hỏi bạn tôi tốt nghiệp cử nhân Phật học lại là thầy trụ trì, được thầy trả lời: Đây là tùy duyên, nếu Phật tử muốn mà mình không làm thì họ sẽ đi chùa khác, để giữ Phật tử phải tùy thuận. Sau đó mình hướng dẫn, giải thích sự sai trái về giáo lý nhà Phật không mê tìn về cúng sao giả hạn, chỉ có tự mình thấp đuộc mà đi, không có thần thành nào cứu mình được. Đến Phật cũng không cứu được, Phật chỉ là người mở đường mình đi, đi hay không là do mình quyết định. Nhưng cũng có chùa lập đàn dược sư để cầu an cho phật tử. Đó là sự nhập thế, Phật giáo cũng phải theo phong tục. Thầy chùa- bùa làng. Người dân cần một niềm tin để đưa vào, tại sao không giúp họ. Trước làn sóng kinh tế thị trường cái gì cũng muốn nhanh, ngắn thì phật giáo cũng bị thử thách. Rõ ràng phật giáo không đề cao điều đó nhưng bất khả kháng phải chấp nhận “Tùy thuận chúng sanh nhi vi lợi ích”
Để giữ gìn trong sạch môi trường, tránh hỏa hoạn cũng như để bảo tồn cổ vật trong chùa chiền, lễ hội được lâu dài, khỏi bị hương khói làm hư hỏng, cần phải hiểu đúng về việc thấp hương. Trong kinh Phật nói, có cầu thì được ứng nghiệm, tuy nhiên cần hiểu đúng ý nghĩa, bởi hương đốt rồi thì hóa thành tro bụi, tức biểu thị sự vô tư, cống hiến không đòi hỏi, Giáo lý nhà Phật còn nói: Mệnh là do mình tự tạo, phúc là do tự mình cầu lấy. Đốt một vài nén tâm hương không khiến người ta phát tài phát lộc. vận hạn của mỗi người cũng vậy, đều do “nhân” mình đã gieo. Có vượt qua được hay không còn nhờ vào phúc đức mà mình tích được đến đâu.
Đức Phật rất công bằng vô tư, không vì chúng sanh người nầy đốt nhiều hương, người kia đốt ít hương mà ban phát thiệt hơn. Vì vậy, khi đi chùa chỉ cần cầm 3 nén hương trước bảo điện, sau khi đốt nhang xong, không nên cầm hương trên tay để vái. Nén hương thứ nhất nên cấm ở chính giữa lư hương, khi cấm thì trong lòng niệm thầm “con lạy Phật, giác nhi bất mê”. Nén hương thứ hai cấm bên tay phải niệm thầm “con lạy Pháp, chính nhi bất tà” Nén hương thứ ba cấm bên tay trái niệm thầm “ con lạy Tăng, tịnh nhi bất nhiễm”. Sau khi cấm hương xong, chỉnh sửa quần áo ngay ngắn rồi chấp tay cung kính lễ Phật, có nhiều cách vái lạy, theo lễ tiết nhà Phật, quỳ gối, dập đầu cung kính là cách tốt nhất.
Lễ hội là các hành động biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với xã hội, thiên nhiên, vũ trụ. Lễ hội trong quan điểm của người Việt Nam là tiến đến sự hòa hợp và cuối cùng thúc đẩy cho tinh thần đoàn kết. Mà đỉnh cao của tinh thần đoàn kết là tinh thần yêu nước. Lễ hội mà không đạt được tinh thần đó là không xong. Bởi trong lễ hội người ta dám quên đi chính mình để lo chuyện cộng đồng làng xã, cái chung. Đoàn kết trong một làng sẽ biết đoàn kết với những công đồng lớn hơn. Mong rằng chúng ta nên hiểu đúng và làm đúng tinh thần lễ hội để đi đến đoàn kết, yêu nước, bình an, hạnh phúc, không hạn ách bệnh tật, an khang thịnh vượng.
Huỳnh Phong Lưu
Các tin đã đăng: