Admin. 14:30:56 05-08-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Tổng Kết Công Tác Phật Sự Nhiệm Ký VI (2012 - 2017) và Phương Hướng Nhiệm Kỳ VII (2017 - 2022) của Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Đăk Lăk
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Chư Tôn Giáo phẩm Ban Chứng minh Đại hội;
Kính bạch chư Tôn đức Đoàn Chủ tọa;
Kính thưa quý vị khách Quý đại diện cho Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận, các Sở, Ban nghành, Đoàn thể trong tỉnh Đắk Lắk;
Kính thưa chư vị Đại biểu Đại diện Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành;
Kính thưa quý vị Đại diện lãnh đạo các Tôn giáo bạn;
Kính thưa quý Đại biểu;
Kính thưa Đại hội.
Hôm nay, tại Chùa Sắc tứ Khải Đoan, giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột - trung tâm văn hóa, chính trị kinh tế của tỉnh. Trong bầu không khí trang nghiêm, dưới sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm Đại diện Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, chư Tôn đức Lãnh đạo Ban Trị sự các tỉnh, thành; quý vị khách quý Lãnh đạo Chính quyền các cấp, quý vị Lãnh đạo Tôn giáo bạn tham dự. Những người con Phật từ thành thị đến các vùng xa xôi trong tỉnh vân tập về đây, cùng nhau tổng kết những thành quả hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà trong nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) thông qua dự thảo chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2017 - 2022) của của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk.
Thay mặt Ban Thường trực Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh, chúng tôi xin Báo cáo công tác hoạt động Phật sự của nhiệm kỳ qua và Phương hướng nhiệm kỳ tới, với nội dung như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
Kính thưa Đại hội,
Đắk Lắk, một tỉnh miền núi, diện tích rộng người thưa, đất bazan màu mỡ rất thích hợp trong sản xuất nông nghiệp. Dân cư quy tụ hầu hết các dân tộc trên cả nước đa phần là người Kinh, họ di dân đến định cư rải rác tại các vùng sâu vùng xa của tỉnh, đa số họ mang theo lòng tin Phật, do đó nhu Phật sự và cơ sở tu học lễ bái trong tỉnh mỗi năm mỗi tăng dần.
Nhu cầu tâm linh của bổn đạo tín đồ là thế, mãi đến cuối nhiệm kỳ IV (2002 - 2007) lực lượng nhân sự của Phật giáo tỉnh, đặc biệt là thành phần Tăng Ni vẫn còn quá mỏng. Một số Chùa, Tịnh xá có chư Tăng Ni trụ trì hầu hết đều tập trung tại thành phố, thị trấn, ngoài ra đều do Cư sĩ hướng dẫn sinh hoạt. Nhờ hàng Cư sĩ có đạo tâm, sẵn sàng đóng góp công sức của mình để tạo dựng nền móng các cơ sở ban đầu, tuy không thực hiện được Phật sự lớn lao như hàng Tăng bảo nhưng đoàn kết, kế thừa, duy trì và phát triển Cơ sở trong khả năng nhất định.
Đến nhiệm kỳ V và VI (2007 - 2017), chư Tăng Ni trong tỉnh và các tỉnh bạn đã tốt nghiệp tại các trường Phật học trong nước cũng như ngoài nước, phát tâm về Đắk Lắk để thực hiện lý tưởng của mình, được Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh tạo điều kiện tiếp nhận, bổ xứ đến trụ trì các Tự viện ngày càng nhiều, Tăng Ni, Tiểu điệu, Phật tử cũng từ đó tăng thêm. Đến cuối nhiệm kỳ VI, toàn tỉnh có: 564 Tăng Ni; 196 Chúng điệu; khoảng 195 ngàn tín đồ Phật tử và 154 tự viện chính thức hoạt động tôn giáo, đây là tiền đề cho sự phát triển Phật giáo tỉnh nhà.
Ý thức được trách nhiệm mà Giáo hội và Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà đã giao phó, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VI (2012 - 2017), áp dụng Nghị quyết và Chương trình hoạt động đã được thông qua tại Đại hội Phật giáo lần thứ VI, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã triển khai công tác trong hoàn cảnh tỉnh nhà có nhiều thuận duyên, đây là cơ sở vững chắc cho Ban Trị sự Phật giáo phát huy nội lực. Ban Trị sự đã lãnh đạo chư Tăng Ni và Phật tử sống tốt đời đẹp đạo, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh tiếp tục hoàn thành sự nghiệp hội nhập, đổi mới của đất nước.
Trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp với sự nổ lực của chư Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà; dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; sự cho phép và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Chính quyền, Mặt trận và Đoàn thể các cấp trong tỉnh. Ban Trị sự đã nắm bắt những thuận lợi, thực hiện và thu hoạch được những thành tựu đáng khích lệ, chúng tôi xin được trình bày sau đây.
II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ ĐÃ THỰC HIỆN:
A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:
- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VI gòm có 46 vị, đã viên tịch 02 vị, đề nghị Trung ương Giáo hội bãi miễn 01 vị.
- Ban Thường trực Ban Trị sự họp Giao ban mỗi tháng 01 lần vào chiều mùng 2 âm lịch, họp mở rộng các Ban Trị sự thành phố, thị xã, huyện Giáo hội và chư Tăng Ni Trụ trì cùng Ban Hộ tự các Tự viện vào dịp Sơ kết và Tổng kết Phật sự hằng năm.
- Ban Trị sự đã có Văn phòng làm việc mới từ đầu nhiệm kỳ VI, nhưng vẫn chưa đủ điều kiện phòng ốc để cho các Ban trực thuộc hoạt động. Trình đơn lên Ủy ban Nhân tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan hữu quan xin cấp quỹ đất, để xây dựng Trung tâm Văn hóa Hành chánh Phật giáo tỉnh Đắk Lắk.
- Củng cố các Ban, Phân ban trực thuộc: Hoằng pháp, Văn hóa, Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện Xã hội, Phân ban Ni giới, Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử, Phật tử dân tộc; thành lập Ban Thông tin Truyền thông.
- Cử 09 Thành viên Ban Trị sự tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII tại Thủ đô Hà Nội.
- Phổ biến Hiến chương GHPGVN được tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội; Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành; Nghị quyết của Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 2012 - 2017 đến các đơn vị trong toàn tỉnh.
- Thực hiện Thông tư số 292/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự đã ban hành Thông tư chỉ đạo các thị xã, huyện tổ chức thành công Đại hội. Thành lập Giáo hội Phật giáo TP. Buôn Ma Thuột và các huyện. Đến nay đã có 12/15 thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh đã tổ chức Đại hội và được thành lập Giáo hội, Ban Trị sự.
- Xin thành lập đơn vị Cơ sở mới gồm có 40 đơn vị. Đặc biệt là Ban Thường trực Ban Trị sự đã làm việc với Ủy ban Nhân dân, Phòng Nội vụ huyện Ea Súp và Ủy ban Nhân dân xã Ea Lê để xin phép thành lập đơn vị Phật giáo Cơ sở đầu tiên của huyện, đến nay đã thành lập được 03 đơn vị.
- Thành lập Tổ công tác để xác định niên đại Phật giáo du nhập vào tỉnh Đắk Lắk, đã thu hoạch được kết quả tương đối. Theo tài liệu về tuổi thọ của cây Bồ đề tại xã Ea Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, Hội đồng khoa học tỉnh đã đánh giá kết quả tại giấy xác nhận số 466/XNKQKHCN-SKHCN ngày 11/8/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk và qua các tài liệu có liên quan có thể khẳng định: “Phật giáo du nhập đầu tiên tại Cao nguyên Đắk Lắk do các nhà Sư Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) người Lào truyền sang, vào thập niên cuối của thế kỷ XIX tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nghĩa là cách đây trên 115 năm (khoảng năm 1900).” Tại cây Bồ đề có một thảo am. Thường trực Ban Trị sự đã trình đơn xin phục hồi di tích (thảo am), nơi Phật giáo du nhập đầu tiên vào Đắk Lắk thành cơ sở Phật giáo.
- Thực hiện Thông tư số: 179/TT-HĐTS ngày 04/9/2014, V/v Hướng dẫn thực hiện đổi và cấp con dấu các cấp Giáo hội theo Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ V), Ban Thường trực Ban Trị sự đã xin phép các cơ quan chức năng khắc 176 con dấu, để đổi và cấp cho 10 Ban, Phân ban trực thuộc; 12 Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện; 154 đơn vị Chùa, Tịnh xá, Thiền viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong tỉnh.
- Tháng 5/2013: cử 08 vị; năm 2014: cử 04 vị; năm 2015: cử 04 vị; năm 2016: cử 04 Ủy viên; tháng 4/2017: cử 03 Ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự tham dự Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội và Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội tiến tới Đại hội Phật giáo lần thứ VIII tại Văn phòng II do Trung ương Giáo hội tổ chức.
- Cử 4 vị Thường trực Ban Trị sự tham dự họp Giao ban tại tỉnh Gia Lai do Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN chủ trì và có sự tham dự của Đại diện Ban tôn giáo Chính phủ (phía Nam), Đại diện Ban Tôn giáo và Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh Đắk Lắk, Gia lai, Kon Tum, Bình Định; Cử 3 vị Ban Thường trực Ban Trị sự tham dự họp Giao ban tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN.
- Cung đón Phái đoàn chư Tôn đức Văn phòng II Trung ương GHPGVN về làm việc với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và thăm hành giả An cư Phật lịch 2559.
- Hằng năm, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; chư Tăng Ni Trụ trì và Ban Hộ tự các Tự viện sinh hoạt định kỳ mỗi Quý với Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh, nghe thông báo về tình hình kinh tế chính trị trong nước và tỉnh Đắk Lắk trong đó Ban Tôn giáo đã thông báo về vụ Formosa đã được Chính phủ giải quyết ổn định, đồng thời trao đổi nhiều vấn đề có liên quan đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, cấp huyện, cơ sở do Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tổ chức.
- Ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự; Trụ trì, Ban Hộ tự các đơn vị Phật giáo trong tỉnh tham dự học tập Nghị định 92 của Chính Phủ.
- Đề nghị Chính quyền cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Chùa, Tịnh xá, NPĐ để các cơ sở có đủ pháp nhân, pháp lý xin phép xây dựng có 25 trường hợp.
- Ban hành quyết định tán dương công đức cho các tập thể và cá nhân có công với đạo pháp trong dip Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, Bổ nhiệm trụ trì, công nhận chính thức cơ sở, gồm có 105 bằng.
- Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện Krông Pắc cấp quỹ đất thành lập Trung tâm Văn hóa Hành chánh Phật giáo huyện Krông Pak.
B- HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:
1. Công tác Tăng sự:
- Đại diện Ban Tăng sự dự Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc năm 2015.
1.1- Công tác thống kê Tăng Ni, Tự viện:
Thực hiện Thông tư số: 419 /TT. HĐTS ngày 12 tháng 11 năm 2015 V/v thống kê Giáo phẩm, Tăng Ni, tín đồ, Tự viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
a/ Tăng, Ni, chúng điệu:
- Giáo phẩm: 17 vị, trong đó:
Hòa thượng: 5 vị; Thượng tọa: 02 vị;
Ni trưởng: 1 vị; Ni sư: 09 vị.
- Tăng, Ni: 64 vị trong đó:
+ Tăng, Ni của các hệ phái Bắc tông: 36 vị
- Chư Tăng: 11 vị
- Chư Ni: 25 vị
+ Chư Tăng Phật giáo Nam tông Kinh: 2 vị
+ Tăng, Ni Khất sĩ: 26 vị
- Chư Tăng: 0 vị
- Chư Ni: 6 vị
- Chúng điệu: 96 vị
b/ Tự viện:
Trong nhiệm kỳ V (2007 - 2012) gồm có 162 đơn vị cơ sở sinh hoạt, trong đó 40 đơn vị chưa chính thức;
Cuối nhiệm kỳ VI (2012 - 2017):
- Toàn tỉnh có 207 Tự viện (Chùa, Tịnh xá, Thiền viện, Tịnh thất và Niệm Phật đường). Chính thức hoạt động: 154 Tự viện; chưa chính thức: 53 Tự viện.
Trong đó:
.Chùa: 92 ngôi (03 chưa chính thức hoạt động);
.Tịnh xá: 25 ngôi (09 chưa chính thức hoạt động);
.Thiền viện: 03 ngôi (chính thức);
.Tịnh thất: 26 ngôi (23 chưa chính thức hoạt động);
.Niệm Phật đường: 61 ngôi (18 chưa chính thức hoạt động).
c/ Tín đồ Phật tử: Khoảng 195.000 người.
1.2- Bổ nhiệm Trụ trì:
- Ban hành Quyết định Bổ nhiệm chư Tăng Ni Trụ trì các Tự viện gồm có 46 Tăng Ni (25 Tăng; 21 Ni).
- Đến cuối nhiệm kỳ VI có:
.121 đơn vị đã có Quyết định bỏ nhiệm Tăng Ni Trụ trì.
. 61 đơn vị có Tăng Ni tạm trú hướng dẫn Phật tử tu học.
.25 đơn vị chưa có Tăng Ni, do Ban Hộ tự quản lý.
- Ban hành Quyết định bãi miễn chức vụ Trụ trì 01 vị (Thích Thiện Thanh).
- Ban hành Quyết định tiếp nhận chư Tăng Ni gia nhập Tăng đoàn Phật giáo Tỉnh gồm 48 chư Tăng, Ni.
- Chấp thuận Phật tử xuất gia gồm có: 165 Phật tử, trong đó: Nam: 81; Nữ: 84.
- Đăng ký thuyên chuyển Tăng Ni về hoạt động tôn giáo tại các Tự viện: 72 vị.
1.3- Thọ giới:
- Giới thiệu 190 Tăng Ni sinh đi thọ giới tại các giới đàn của tỉnh, thành bạn, trong đó: Sa di Ni: 49 vị; Sa di: 40 vị; Thức xoa Mana: 39 vị; Tỳ kheo Ni: 35 vị; Tỳ kheo: 27 vị.
1.4- An cư Kiết hạ:
- Hằng năm Ban Trị sự đều tổ chức An Cư kiết hạ cho Tăng Ni, số lượng: từ 220 đến 345 vị.
Biểu đồ số lượng chư Tăng Ni An cư Kiết hạ của tỉnh trong Nhiệm kỳ VI:
- Những điểm An cư tập trung chính gồm: Chùa Sắc tứ Khải Đoan, TX. Ngọc Quang và Chùa Dược sư. Vì hoàn cảnh một số Tự viện có đệ tử Tỳ kheo nhưng đi học Phật học và an cư tập trung tại Trường, nên đa phần chư Tăng Ni an cư tại chỗ, học hỏi kinh luật và quá đường tại Chùa Trụ sở Huyện Giáo hội, mỗi tháng 02 lần tập trung về 03 điểm nói trên để Bố tát. Nội quy và Chương trình An cư từ đó cũng có “tùy nghi” theo huyện Giáo hội và Tự viện.
1.5- Phân ban Ni giới: Hoạt động ổn định, thống kê chư Ni toàn tỉnh, có kế hoạch chương trình An cư Kiết hạ hàng năm, vận động chư Ni đang trú xứ tại các Tịnh thất tự phát đăng ký sinh hoạt trong Tăng đoàn tỉnh quản lý. Kết hợp với Văn phòng Ban Trị sự nghiên cứu và đề xuất với Ban Trị sự tỉnh biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến Ni chúng. Tham dự và tặng hoa quà lưu niệm trong các dịp lễ Bổ nhiệm Trụ trì, Khánh thành và Đặt đá xây dựng các Tự viện. Tham gia tuần lễ hoạt động Văn hóa kính mừng Đại lễ Phật Đản năm 2014 tại Chùa Phổ Quang, do Phân Ban Ni giới Trung ương tổ chức. Chư Ni Phân ban tham dự Lễ giỗ tổ Kiều Đàm Di mẫu tại tỉnh Bình Dương. Tham dự cúng dường Trường hạ các năm do Phân ban Ni giới Trung ương tổ chức.
Bên cạnh đó, còn những tình trạng phức tạp như việc tu sĩ giả đi khất thực, bán nhang, bán kinh điển, giả mạo giấy tờ lạc quyên…làm ảnh hưởng uy tín chung cho Phật giáo. Nhiều lần, Thường trực đã ra thông báo cho các đơn vị và Phật tử nhìn nhận chính xác về những trường hợp nêu trên, nhưng đến nay sự việc vẫn còn tái diễn.
2- Công tác Giáo dục Tăng Ni:
Đây là một trong những trọng tâm được đề ra trong Đại hội lần thứ VI Nhiệm kỳ 2012 - 2017. Do Tăng Ni về Trụ trì từ tư, nhận tiểu điệu không nhiều nên chưa có điều kiện để mở các lớp nội điển cơ bản. Trụ trì các Tự viện nuôi chúng điệu, cho theo học chương trình Phổ thông và thầy dạy trò về nội điển (gia giáo), sau đó Ban Trị sự tỉnh gởi đi học tại các trường Phật học của tỉnh, thành bạn và du học nước ngoài.
2.1- Thống kê học vị Tăng Ni có 165 vị, trong đó:
Tốt nghiệp Tiến sĩ: 04 vị;
Tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam: 52 vị;
Tốt nghiệp Cao đẳng Phật giáo: 28 vị;
Tốt nghiệp Trung cấp Phật học: 82 vị.
2.2- Giới thiệu Tăng Ni theo học tại các trường Phật học:
Nước ngoài; Học viện PGVN tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế; Cao đẳng Phật học Bà Rịa-Vũng Tàu; Trường Trung cấp Phật học TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; tỉnh Ninh Thuận, Gia Lai, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, Lâm Đồng gồm có 166 Tăng Ni sinh các cấp Phật học:
Trong đó: Tiến sĩ Phật giáo: 01 vị; Học viện PGVN: 41vị; Cao đẳng Phật học: 18 vị; Trung cấp Phật học: 106 vị.
- Chư Tăng Ni đã tốt nghiệp các cấp Phật học, Ban Trị sự bố trí tham gia công tác Phật sự trong các Ban Trị sự tỉnh, thành phố, thị xã, huyện Giáo hội, các Ban trực thuộc hoặc bổ nhiệm Trụ trì các Tự viện.
Trên đây là thành quả khá khiêm tốn trong công tác giáo dục Tăng Ni nhiệm kỳ VI, tuy chưa nhiều, song với hoàn cảnh và điều kiện của một tỉnh miền núi, thì đây là một nỗ lực đáng trân trọng. Về lâu dài, Ban Trị sự tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa và có giải pháp thành lập trường đào tạo, nhằm đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp phát triển chung của Phật giáo tỉnh nhà.
3. Công tác Hoằng pháp:
Do nhu cầu học Phật ngày càng nhiều nên thành viên Ban Hoằng pháp trong nhiệm kỳ VI là 31 vị.
Với địa thế các Tự viện nằm rải rác trên diện rộng, chư Tăng Ni ít, nhưng với sự nổ lực của các thành viên Ban Hoằng pháp tỉnh đã thực hiện được các thành quả như:
- Giới thiệu chư Tăng Ni theo học các cấp Giảng sư: Trung cấp: 15 vị, Cao cấp: 02 vị.
- Hằng năm, cử Giảng sư thuyết giảng vào các dịp Đại lễ: Tuần lễ Phật đản, Vu lan, Thành đạo hoặc các khóa tu của các đạo tràng.
- Mỗi mùa Phật đản, Ban HP đều tổ chức thi Hái hoa giáo lý tập trung.
- Giảng pháp tại giảng đường Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Tịnh xá Ngọc Quang vào sáng Chủ nhật hằng tuần.
- Kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh đã khai giảng Lớp giáo lý Căn bản thời gian 04 năm cho Phật tử các giới theo học tại giảng đường Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Tịnh xá Ngọc Quang số lượng học viên dao động từ 100 đến 150.
- Thường xuyên cung thỉnh chư Tôn đức Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương về giảng pháp.
- Ban Hoằng pháp Trung ương phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức Hội thảo sinh hoạt với chủ đề “Sinh hoạt tôn giáo trong đồng bào các dân tộc vùng cao, miền núi Tây Nguyên” vào tháng 7 năm 2015.
- Cử Đoàn Thành viên Ban Hoằng pháp và Phật tử Hoằng pháp viên tham dự Hội thảo Hoằng pháp do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 12/2015 và Hội thảo nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN được tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự tại TP. Hồ Chí Minh.
4. Công tác Hướng Dẫn Phật tử:
Để hoạt động của Ban HDPT được triển khai đồng bộ, hiệu quả, vào đầu nhiệm kỳ Ban HDPT đã vạch ra phương hướng cho công tác HDPT. Với sự nổ lực của các Thành viên, công tác HDPT ngày càng có chiều sâu, ứng dụng giáo lý của đạo Phật vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển.
- Ban HDPT kết hợp cùng các Ban ngành trực thuộc BTS và đặc biệt là Ban Hoằng pháp, trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức được những Phật sự như sau:
4.1- Cư sĩ Phật tử:
- Thực hiện Thông tư số 308/TT-BHDPT ngày 3/3/2017 Ban HDPTT đã hướng dẫn tổ chức các mô hình sinh hoạt tu học dành cho giới trẻ, học sinh, sinh viên Phật tử các tỉnh thành toàn quốc trong mùa nghỉ hè năm 2017.
- Ban Trị sự GHPGVN TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức Khóa tu mùa hè cho khoảng 300 Phật tử dự tu.
- Nhiều năm liền Ban Trị sự GHPGVN huyện Krông Pắk tổ chức Khóa tu tại chùa Phước An cho khảng 300-500 Phật tử dự tu.
- Nhiều năm liền Chùa Liên Trì (TP. BMT) tổ chức Trại hè bồi dưỡng Phật pháp cho Phật tử; Khóa tu Thiện Tài Đồng Tử từ 1 đến 9, có khoảng 300 đến 500 Phật tử dự tu.
- Kết hợp với Trụ trì các Chùa Nam Thiên, Phổ Minh, Liên Trì (TP. BMT), chùa Hoa Nghiêm (H. Cư M’gar) mở nhiều khoá tu mùa hè cho các Thanh Thiếu nhi Phật tử, Phật tử Dân tộc trẻ, thời gian mỗi khoá tu 07 ngày và có khoảng 200 đến 500 em tham dự.
- Tổ chức các Đạo tràng như: Đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Niệm Phật, Bát quan trai…, được tổ chức thường xuyên trong các ngày Chủ nhật, Mùng 1, Mùng 8, 14, 23 hàng tháng tại các Chùa, Tịnh xá trong tỉnh, mỗi đạo tràng có từ 50 – 200 Phật tử tu tập.
- Khóa tu Thiền, Một ngày an lạc, Phật thất được tổ chức tại một số Chùa, Tịnh xá mỗi khóa có khoảng từ 50 – 150 Phật tử Kinh và Dân tộc ít người tham dự tu tập.
- Các đơn vị đã tổ chức cho hàng ngàn Phật tử Dân tộc ít người Quy y Tam bảo như: TX. Ngọc Quang, TX. Ngọc Khánh, C. Hoa Nghiêm, C. Bửu Thắng, C. Phước Bình, C. Thọ Thành, C. Phước Điền, C. Quảng Trạch v.v…
- Chùa Khải Đoan đã thành lập và ra mắt Đoàn Thiện sinh Phật tử vào năm 2011, sang nhiệm kỳ VI vẫn hoạt động tốt; có khoảng 100 Đoàn viên. Ngoài ra, một số Chùa đã thành lập Đoàn Thanh thiếu niên Phật tử như C. Hồng Phước, C. Phước Hòa, C. Liên Trì, C. Quán Thế Âm, C. Linh Thứu, C. Thọ Thành v.v…
- Chương trình “Phật hóa gia đình” do Trung ương Giáo hội đề xướng cũng được chư Tăng Ni phổ biến thường xuyên và rộng khắp trong các dịp thuyết pháp. Động viên các Tự viện thống kê các gia đình đã quy y Tam bảo toàn gia để tặng Bằng "Tán dương Phật hóa Gia đình".
Nhìn chung, từ đầu nhiệm kỳ Ban HDPT đã kết hợp với Ban Hoằng pháp phát động, dẫn dắt các đạo tràng phát triển rộng, quy tập nhiều Phật tử, hình thức hướng dẫn phong phú, đa dạng, nên quý Phật tử các Đạo tràng tinh tấn tu tập và được thâm hiểu giáo lý mà mình đang hành trì.
4.2- Gia Đình Phật tử:
Là một tập thể có mô hình sinh hoạt lớn mạnh, quy củ, có khả năng kế thừa các thế hệ lớn tuổi thực hiện các Phật sự trọng đại. Nhưng nhiều nhiệm kỳ qua, còn một số điểm chưa thống nhất trong Tổ chức GĐPT, nên vẫn còn một số đơn vị Gia đình và Huynh trưởng chưa đăng ký sinh hoạt trong tổ chức Giáo hội.
4.2.1- Về nhân sự:
- Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT đã tổ chức Hội nghị Huynh trưởng và bầu ra Ban Hướng dẫn Nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 30 Thành viên.
Đầu nhiệm kỳ VI (2012):
- Đơn vị GĐPT: 62 ĐV;
- Huynh trưởng 514, trong đó:
+ Cấp Tấn: 12 HTr; Cấp Tín: 59 HTr;
+ Cấp Tập: 193 HTr; Dự Tập: 250 HTr.
- Đoàn sinh: 3.246 ĐS
Cuối nhiệm kỳ VI (2017):
- Đơn vị GĐPT: 69 đơn vị;
- Huynh trưởng: 794 HTr, trong đó:
HTr cấp Dũng: 2 HTr; HTr cấp Tấn: 16/ 3 nữ;
HTr cấp Tín: 64/ 12 nữ; HTr cấp Tập: 196/ 69 nữ;
HTr Tập sự: 16 HTr.
- Đoàn sinh: .378/2117 nữ, trong đó:
Ngành Thanh: 700/ 508 nữ; Ngành Thiếu: 1.127/ 668 nữ;
Ngành Đồng: 1.551/ 941 nữ.
4.2.2- Về tu học và huấn luyện:
Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT tỉnh đã hướng dẫn các Ban Huynh trưởng GĐPT, Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT tu học, huấn luyện, thực hiện tốt các công tác Phật sự do BHD Phân ban GĐPT Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh giao phó.
- Tu học: Bậc Kiên: 167 học viên; Bậc Trì: 163 học viên
Bậc Định 78 học viên; Bậc lực: 09 học viên
- Huấn luyện: 765 trại sinh, trong đó:
Trại Lộc Uyển: 267 HTr; Trại A Dục: 181 HTr
Trại Huyền Trang: 78 HTr; Trại Vạn Hạnh: 08 HTr.
4.2.3- Các hoạt động khác:
- Hằng năm, tổ chức kỷ niệm ngày Dũng, ngày Hạnh và ngày Hiếu của GĐPT, tham dự ngày Chu niên của các Đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra sinh hoạt các đơn vị trong TP. BMT, Thị xã, huyện, hướng dẫn các dơn vị sinh hoạt đúng Nội quy GĐPT.
- Tổ chức bồi dưỡng khả năng kiến thức sinh hoạt chuyên môn,
- Cử Huynh trưởng và Đoàn sinh tham dự Trại do Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT Trung ương tổ chức:
- Ngày Rằm Trung thu, hầu hết các GĐPT đều tạo điều kiện cho các con em GĐPT vui chơi ăn tết Trung thu, thi giáo lý, làm lồng đèn, thi nấu ăn, nữ công gia chánh v.v.
- Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT, các đơn vị GĐPT cơ sở đã hỗ trợ cho Tăng Ni Trụ trì, Ban Hộ tự cơ sở thực hiện lễ đài, diễu hành xe hoa, cắm trại, diễn văn nghệ, giữ gìn an ninh trật tự trong các Đại lễ.
- Ngoài ra, một số GĐPT đã tổ chức ủy lạo ”bửa cơm, cháo tình thương” tại các BV Đa khoa, Lao, Tâm thần, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh, huyện, thị xã. Thăm và giúp đở một số Đoàn viên GĐPT neo đơn khó khăn tại các vùng sâu vùng xa.
Nhìn chung, các Tự viện trong tỉnh rất quan tâm đến công tác HDPT, trong đó trọng tâm là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng và GĐPT, đó là nền móng tương lai của đạo pháp.
4.3- Phân ban Phật tử Dân tộc: Thực hiện Thông tư số: 169/TT-HDPT ngày 19/10/2013, Thường trực Ban Trị sự đã chỉ đạo cho Ban HDPT thành lập Phân ban Phật tử Dân tộc gồm 23 thành viên, dưới sự hỗ trợ của Thường trực Ban Trị sự tỉnh, huyện và Trụ trì Tự viện, Phân ban hoạt động có hiệu quả:
- Hướng dẫn hàng ngàn bà con Phật tử Dân tộc quy y Tam bảo.
- Hướng dẫn bỏ bớt những lễ nghi cổ hủ, thiếu văn minh trong nhũng dịp ma chay, hiếu hỷ.
- Mở các Khóa tu cho Phật tử Dân tộc tu tập.
- Cứu trợ cho các Phật tử có hoàn cảnh neo đơn.
- Thành lập Đội cồng chiêng phục vụ các ngày Đại lễ Phật giáo của tỉnh.
5- Công tác Nghi lễ:
Mặc dù chưa thành lập được Ban Nghi lễ nhưng Ủy viên Nghi lễ đã cùng chư Tăng Ni đồng thực hiện và đạt được một số kết quả như:
5.1- Đại lễ Phật đản hằng năm:
- Tổ chức từ 12 đến 15 Lễ đài chính thức; Lễ đài các Tự viện cơ sở; thiết trí huyền môn, treo biểu ngữ, bandrol, cờ chào mừng ngày Khánh đản.
- Thực hiện từ 100 đến 300 xe đạp Hoa và từ 16 đến 40 xe Hoa diễu hành các trục đường chính tại TP. Buôn Ma Thuột, TT. Phước An, TX. Buôn Hồ, huyện Lak để cúng dường và chào mừng Đại lễ Phật đản.
- Cử Phái đoàn 11 Đại biểu Ban Trị sự tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – UN Vesak 2014. tại chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình.
5.2- Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu: Hằng năm, Thường trực Ban Trị sự đều ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu và Thường trực về chứng minh. Tuy không tổ chức quy mô như Đại lễ Phật đản (do không có hình thức bên ngoài Tự viện). Trong tháng 7 Âl, các Tự viện trong tỉnh luân phiên tổ chức với nội dung và hình thức phong phú như: Lập Lễ đài, Thiết trí tượng Phật, tượng Đại hiếu Mục Kiền Liên; treo cờ, phướng, bandroll, biểu ngữ; tổ chức Lễ Trai đàn cầu siêu bạc độ từ 1 đến 3 ngày, Lễ cài bông hồng, Lễ chúc thọ, Lễ dâng y Ca sa; tổ chức ca nhạc với chủ đề tình mẹ, tình cha, Vu lan báo hiếu vv.
5.3- Đại lễ Phật Thích Ca thành đạo: Tuy không ban hành Thông tư chỉ đạo, Thường trực Ban Trị sự đã vận động trong các cuộc họp Ban Thường trực Ban Trị sự. Mỗi năm, từ 50 đến 100 Tự viện tổ chức Đại lễ. Hình thức đơn giản, nội dung: Đọc lược sử cuộc đời của Đức Bổn sư, đọc kinh nhớ ơn Đức Phật, đạo từ nói đến công hạnh của Đức Phật vv.
5.4- Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông Niết bàn: Mỗi năm, thực hiện Thông bạch của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự đã triển khai tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 704 (2012), 705, 706, 707, 708 (2016) Ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Các năm 2012 - 2015 Đại lễ được tổ chức tại Hội trường chùa Sắc tứ Khải Đoan, quy tụ khoảng 400 Tăng Ni Phật tử. Năm 2016, Ban Trị sự kết họp với Thiền viện Trúc Lâm Vạn đức, Đại lễ được tổ chức long trọng trang nghiêm, có khoảng 2.000 Tăng Ni, Chính quyền và đồng bào tham dự.
5.5- Đại lễ Trai đàn cầu siêu bạt độ:
- Hướng về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Trung ương Giáo hội kết hợp với Ban Trị sự tổ chức Đại lễ Trai đàn cầu siêu bạt độ cho anh linh anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Km 5 (2016).
- Ban Trị sự các thị, huyện Giáo hội và Trụ trì/Ban Hộ tự các Tự viện đã phối hợp với chính quyền tổ chức Lễ Kỳ siêu các Anh linh Anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại địa phương: 18 Nghĩa trang tại các huyện/thị cho 69 Nghĩa trang xã/phường/TT.
- Tổ chức Lễ kỳ siêu bạc độ hương linh tử nạn giao thông tại cầu 14 (2012). Hưởng ứng sự vận động của Ban ATGT quốc gia và tỉnh, Thường trực Ban Trị sự đã tổ chức Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (năm 2014).
5.6- Lễ tang chư Tôn đức: Tổ chức Lễ tang Cố HT Thích Giác Dũng - Ủy viên Ban Thường trực HĐCM/GHPGVN, Chứng minh BTS/GHPGVN tỉnh Đắk Lắk (2013), Cố Ni trưởng TN Huyền Châu - Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh (2013), ĐĐ Thích Giác Phong - Thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk (2014).
5.7- Niêm hương tưởng niệm:
- Thường trực BTS đã dâng hoa, niêm nhang tưởng niệm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang (Tổ sư Hệ phái Khất sĩ) vắng bóng - ngày Mồng 1 tháng 2 Âm lịch.
- Dâng hoa, niêm nhang tưởng niệm Lễ Húy kỵ Cố HT Thích Quang Huy – Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh (02/10 Âl); Cố HT Thích Giác Dũng – Ủy viên Ban Thường trực HĐCM/GHPGVN, Chứng minh BTS/GHPGVN tỉnh (25/02 Âl) Cố HT Thích Viên Đức - Trụ trì chùa Dược Sư (10/7 Âl); Cố Ni trưởng TN Hoa Liên - Trưởng ban Từ thiện xã hội tỉnh (03/7 Âl); Cố Ni trưởng TN Diệu Ân - Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh, ngày (16/2 Âl).
5.8- Lễ viếng chư Tôn đức viên tịch: Đãnh lễ và thọ tang Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thích Minh Châu - Phó Pháp chủ HĐCM/GHPGVN (2012); Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Viên - Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP. Đà Nẵng viên tịch (2012); Cố Đại lão HT Thích Từ Nhơn - Phó chủ tịch Thường trực HĐTS (tháng 4/2013); Cố Đại lão HT Thích Trí Tịnh - Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch HĐTS/GHPGVN (tháng 3/2014); Cố HT Thích Chơn Thiện- Phó Pháp chủ, Chủ tịch Thường trực HĐTS/GHPGVN (tháng 11/2016); Cố Trưởng lão HT Thích Thiện Bình- Phó Pháp chủ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa (tháng 11/2016); Cố HT. Thích Pháp Chiếu - Ủy viên HĐTS, TB Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng (tháng 9/2016); dự Lễ tưởng niệm và cung tống Kim quang cố HT. Thích Chí Đạo - Ủy viên HĐTS; Cố HT. Thích Không Trú - Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng (tháng 3/2016) vv.
5.9- Cầu nguyện Hòa bình: Thực hiện Thông bạch số: 133/TB-HĐT (năm 2014), Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN các thị xã, huyện tổ chức Lễ Cầu nguyện Hòa bình cho Biển Đông, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và ký gởi lên Trung ương Giáo hội Bản Kiến nghị về việc “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam”.
5.10- Hằng năm, thăm chúc mừng Tết, chúc mừng Giáng sinh:
- Phái đoàn Ban Trị sự thăm Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Ủy ban MTTQ, Ban Tôn giáo, Công an tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và thị trấn, phường, xã chúc mừng năm mới nhân Tết đến Xuân về.
- Viếng thăm Giáo xứ Nhà thờ Chánh tòa, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh nhân ngày Lễ Giáng sinh.
6- Công tác Văn Hóa:
Sau Đại hội Nhiệm kỳ VI của Ban Trị sự PG tỉnh, Ban Văn hóa bắt tay thực hiện nhiệm vụ của mình trong chương trình hoạt động 5 năm. Đã tổ chức họp toàn Ban Văn hóa để triển khai một số công tác trong năm, đồng thời xây dựng chương trình hoạt động cho nhiệm kỳ 2012 - 2017. Được sự chỉ đạo của Thường trực BTS, với sự nổ lực của mỗi thành viên trong 5 năm qua Ban Văn hóa đã thực hiện được những Phật sư như sau:
- Kiện toàn và phân công nhân sự đảm nhiệm các bộ môn chuyên môn.
- Kết hợp Khóa Bồi dưỡng Hành chánh do Ban Trị sự tỉnh tổ chức, Ban Văn hóa đã bồi dưỡng kiến thức cho Ủy viên Văn hóa các Thị, Huyện Giáo hội và đơn vị Phật giáo Cơ sở.
- Vận động các Tự viện thành lập thư viện và tủ kinh sách; Khuyến khích các Tự viện có điều kiện lập Phòng phát hành kinh sách, báo Giác Ngộ, Nội san Vô Ưu và Văn hóa phẩm Phật giáo.
- Đã biên soạn và xuất bản cuốn “Lịch sử Tự viện Đắk Lắk”.
- Thực hiện tinh thần Công văn số: 027/CV-HĐTS ngày 15/3/2016, Ban Văn hóa phối họp với Ban Hoằng pháp tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn gia đình Phật tử có người thân qua đời, trên đường đưa tang không rải tiền vàng mã, các đồng tiền lưu hành khác (tiền Việt Nam, các loại tiền của nước ngoài).
- Thực hiện chương trình văn nghệ phục vụ Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ VI.
- Hằng năm vào dịp Đại lễ Phật Đản, bộ môn Văn nghệ phối hợp với Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT tỉnh tổ chức đêm Văn nghệ cúng dường Phật Đản.
- Thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, Ban Văn hóa khuyến khích Trụ trì, Ban Hộ tự các Tự viện tổ chức Lễ chúc thọ và ghi nhận công lao các tiền nhân đã tích cực đóng góp công sức vào sự phát triển chung của đạo pháp.
- Khuyến khích Trụ trì, Ban Hộ tự các Tự viện tổ chức ngày "Tri ân Giáo thọ sư" nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Viết tin, bài và hình ảnh phản ánh các hoạt động Phật sự trong Tỉnh cho báo Giác Ngộ, Giác Ngộ Online và Nội san Vô Ưu.
- Gởi 40 tấm ảnh khổ 35 x 45 giới thiệu hoạt động Phật sự của Phật giáo tỉnh triển lãm tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại thủ đô Hà Nội.
7- Công tác Tài chính:
Đây là một Phật sự không được nổi bật trong các Ban ngành tại Giáo hội tỉnh Đắk Lắk. Ban Trị sự không có quỹ hoạt động, chủ yếu là nhờ sự đóng góp của các đơn vị cơ sở.
Một số ít đơn vị cơ sở có đất rộng, sản xuất trồng trọt thêm cà phê và hoa màu, một số đơn vị có điều kiện mở các phòng phát hành kinh sách, văn hóa phẩm Phật giáo và cửa hàng cơm chay, tạo thêm kinh tế cho Tự viện, ngoài ra đều phụ thuộc vào sự phát tâm hỷ cúng của bá tánh thập phương.
8- Công tác Từ thiện Xã hội:
Ứng dụng phương châm “Ban vui cứu khổ”trong Phật giáo, Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh đã vậïn động các mạnh thường quân, đồng bào Phật tử các đơn vị ủng hộ bằng hiện kim và phẩm vật: Như Gạo, mì, bọt ngọt, đường, sửa, dầu ăn, sách vỡ, áo quần số lượng rất đáng kể, đồng thời vận động các tổ chức Từ thiện của các Tỉnh, Thành bạn hỗ trợ. Từ đó Ban Từ thiện Xã hội tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và các đơn vị cơ sở đã ủy lạo, cứu trợ thiên tai bão lụt và nhiều trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
- Thực hiện sự vận động của Ủy ban MTTQ, Hội Chữ thập đỏ các cấp và Trung ương Giáo hội, cứu trợ động đất Nepal; cứu trợ đồng bào lũ lụt các tỉnh miền Trung; cứu trợ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ.
- Cơ sở Từ thiện Chùa Bửu Thắng (Cơ sở 1 và 2) đang cưu mang người đủ mọi hoàn cảnh: trẻ sơ sinh; đang theo học lớp Mẫu giáo đến Cấp 3, cụ già neo đơn và người khuyết tật. Ngoài ra, Chùa cho các Ni sinh theo học Trung cấp Y tế và Trung cấp Sư phạm để về phục vụ cho Cơ sở Từ thiện trong tương lai.
- Tuệ Tĩnh đường Tịnh xá Ngọc Ban trong 5 năm qua đã khám bệnh, châm cứu, Lể, giác hơi, cấp thuốc miễn phí.
Ngoài ra, có những hình thức Từ thiện khác như:
- Tổ chức dạy Anh văn miễn phí; mở lớp học tình thương; Nhiều năm liền chùa Sắc tứ Khải Đoan tổ chức Lễ Cầu nguyện tiếp bước đến trường.
- Nhiều Tự viện hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Chữ thập đỏ: "Một Chùa gắn liền với 1, 2 địa chỉ nhân đạo"; tham gia là Chi hội Khuyến học, đăng ký là Chi hội Chữ thập đỏ địa phương.
- Gia đình Phật tử hoạt động Từ thiện: Bữa cơm tình thương; Bữa ăn cho người nghèo tại các bệnh viện; Hiến máu nhân đạo. Thăm và ủy lạo tài vật cho Đoàn sinh GĐPT gặp cảnh "neo đơn"; Riêng Gia đình Phật tử chùa Sắc tứ Khải Đoan thực hiện "Bữa cơm tình thương" tại các bệnh viện; " Bữa cơm tình thương Thiên gia phạn" vào ngày Chủ nhật tại chùa trong nhiều năm liên tục.
Công tác Từ thiện của tỉnh trong Nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) đã thực hiện được: 64 . 211. 178 . 227 đồng.
Trong đó:
Tự huy động trong tỉnh: 40.348.581.678 đồng;
Hướng dẫn các Đoàn Từ thiện: 23.862.596.594 đồng;
Bao gồm nhà Tình thương, Tình nghĩa: 66 nhà.
9- Công tác Thông tin Truyền thông:
Là Ban sanh sau đẻ muộn, gồm 28 thành viên.
9.1- Tổ chức:
- Họp phân công thành viên đảm nhiệm các chức vụ; mời Cộng tác viên.
- Cấp thẻ Chứng nhận thành viên, trang bị áo khoát đồng phục khi đi tác nghiệp.
- Cử 02 đại biểu tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo toàn quốc tại tỉnh Quảng Ninh từ ngày 11-13/6/2015.
- Cử 09 đại biểu tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ TTTT Phật giáo toàn quốc tại Thiền viện Quảng Đức - VP 2 GHPGVN tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23 - 24/4/2016.
9.2- Website “www.Phatgiaodaklak.org”.
Đã ra mắt Website “www.Phatgiaodaklak.org” giữa năm 2014, thành lập Cổng Thông tin điện tử Phatgiaodaklak.org để chào mừng Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 2 tại Việt Nam và kịp thời thông tin quảng bá cho Đại lễ. Gần 3 năm hiện hữu, hầu hết hoạt động Phật sự ở các đơn vị Phật giáo trong tỉnh đã được ghi nhận và đưa tin. Một số thông tin, văn bản hành chánh của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự PG tỉnh cũng đã được chuyển tải kịp thời. Đã có gần 200.000 độc giả tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới truy cập.
9.3- Tập san Vô Ưu:
Từ ngày thành lập (1998) do Ban Văn hóa phụ trách, vào giữa nhiệm kỳ VI do Ban Thông tin Truyền thông đảm nhiệm.
- Ban Biên tập đã tham dự Khoá Tập huấn Nghiệp vụ viết báo ngắn ngày do báo Giác Ngộ tổ chức.
- Nhiệm kỳ VI, đã xuất bản định kỳ trong những dịp Đại lễ Phật Đản - Vu Lan - Thành Đạo và Vía Quán Thế Âm, từ số 46 đến số 63 (18 số) với số lượng là 81.000 ấn bản. Tập san là tiếng nói của Phật giáo Đắk Lắk, phát hành rộng rãi đến Tăng Ni Phật tử trên 17 tỉnh, thành phía nam và một số độc giả ở Pháp, Canada, Mỹ, Nhật v.v...
- Trong dịp Đại lễ Vésak LHQ lần thứ 2 (2014), Tập san Vô Ưu đã gởi tặng 2.000 cuốn cho Đại biểu tham dự lễ.
- Hướng đến kỷ niệm 15 năm Nội san Vô Ưu ra mắt (1998 - 2013). Tổ chức cuộc thi “Thơ tứ tuyệt mở rộng” với chủ đề “Phật pháp trong cuộc sống” từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2013. Tổ chức “Cuộc thi viết văn xuôi” với chủ đề “Thể hiện tinh thần Phật giáo trong cuộc sống”.
- Tổ chức họp mặt kỷ niệm 18 năm Tập san Vô Ưu (1998 - 2016) và trao giải thưởng cuộc thi Văn “Đạo Phật, suối nguồn yêu thương”…; ngoài ra, các chuyên đề về Phật pháp, Văn hóa Phật giáo, Phật hóa gia đình, Danh Tăng, Tự viện, Phật giáo với đời sống xã hội, sáng tác Văn học nghệ thuật, sức khỏe, v.v…cũng đã được giới thiệu trong mỗi số báo. Trong 19 năm qua (1998 – 2017), Tập san Vô Ưu đã được sự ưu ái đón nhận của đông đảo Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài tỉnh, đóng góp tinh hoa cho sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp và phát triển nền Văn hóa nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.
10- Công tác Pháp chế và Kiểm soát:
- Ban Pháp chế và các Ủy viên kiểm soát đều làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, luôn tiếp thu những ý kiến phản ánh của Tăng Ni và Phật tử về những vướng mắc tại đơn vị và cùng với Ban Thường trực Ban Trị sự và nhờ sự giúp đở của các Cơ quan chức năng tìm cách tháo gỡ. Nổi cọm nhất là vụ Thích Thiện Thanh tại Chùa Đạt Hiếu-thị xã Buôn Hồ. Ngoài ra, những vụ việc khác do một vài vị Tăng Ni chưa làm tốt bổn phận của mình hoặc nội bộ Tự viện bất đồng v.v. đều giải quyết tạm ổn thỏa.
11- Công tác xây dựng mới Tự viện:
Ngoài nhiệm vụ phát triển đạo tràng, hướng dẫn Phật tử tu tập, xương minh chánh pháp, xây dựng và trùng tu Tự viện cũng là Phật sự mà các vị Trụ trì và Ban Hộ tự Tự viện rất quan tâm. Trong nhiệm kỳ VI,
11.1- Trình công văn xin phép xây dưng: 31 Tự viện.
11.2- Tự viện xây dựng và đưa vào hoạt động: 40 tự viện, kinh phí từ 3 tỷ đến 100 tỷ đồng.
11.3- Kinh phí xây dựng:
Kinh phí xây dựng trong nhiệm kỳ VI (2012 - 2017): 376.404.229.000 đồng
Trong đó:
- Kinh phí xây dựng Tự viện trong tỉnh: 376.000.429.000 đồng;
- Hỗ trợ xây dựng các Tự viện ngoài tỉnh: 403.800.000 đồng.
12- Công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Giới thiệu Chư Tăng Ni và thành viên BTS, các Ban Hộ tự cơ sở tham gia hoạt động Xã hội, Đoàn thể như: Hội đồng Nhân dân, UBMTTQ, Hội CTĐ, Hội Khuyến học Khuyến tài, Hội đồng Giáo dục các cấp, Hội Liên hiệp Thanh niên Tỉnh.
- Ủy viên Ban Trị sự tỉnh tham dự Hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Góp ý sửa đổi Luật đất đai.
- Tham dự Hội nghị Hiệp thương nhân sự bầu cử Quốc hội và HDND các Cấp.
- Cử Đại diện Ban Trị sự tỉnh tham dự Hội nghị về những vấn đề: Vệ sinh môi trường; Kinh tế Việt Nam và thế giới; Tình hình chính trị trong nước; Chương trình phòng chống ma túy; An toàn giao thông đô thị; Bảo vệ môi trường xanh - sạch – đẹp; Phổ biến nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” v.v. do Ủy ban Nhân dân, Ban Tuyên giáo, UBMTTQ, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tổ chức.
- Cùng Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ký kết phối hợp thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Sự trưởng thành của Ban Trị sự, những thành quả Phật sự của các Ban trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh rút ra những nhận định ưu, khuyết điểm của nhiệm kỳ qua như sau:
1. Ưu điểm :
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường trực HĐTS; sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của UBND, Ủy ban MTTQ, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh và Chính quyền các cấp. Đặc biệt là Chính quyền địa phương đã uyển chuyển linh động giải quyết những vướng mắc, mà trong quá trình thực hiện chủ trương của Giáo hội và Nhà nước đã không sao tránh khỏi, nên các Phật sự trong nhiệm kỳ qua có phần thuận lợi.
- Được sự hỗ trợ của Tăng Ni Trụ trì và Ban Hộ tự; sự tín nhiệm của bà con Phật tử. Đặc biệt là sự kiên định lập trường của Phật tử, luôn tuân thủ sự chỉ đạo của Giáo hội Trung ương và Ban Trị sự các cấp Giáo hội, là nhân tố thành công của Phật sự tỉnh nhà.
Nhìn chung, những thành quả đã đạt được của Ban Trị sự tỉnh trong nhiệm kỳ qua là một sự cố gắng nhất định, vận dụng công sức của mình và chấp hành sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Giáo hội của các thành viên trước trọng trách được giao phó, một nỗ lực lớn của Tăng Ni và Phật tử tỉnh nhà đã đồng lòng chung sức với Ban Trị sự.
2. Khuyến điểm :
- Là một tỉnh miền núi phương tiện giao thông khó khăn cách trở, khai triển các văn bản của Trung ương đến Tự viện hầu hết đều chậm trể, việc triển khai Phật sự không kip thời.
- Một số Thành viên Ban Trị sự do công việc kinh tế hằng ngày, Chư Tăng Ni bận nhiều việc ở bổn tự nên đôi lúc lơ là Phật sự chung. Đây một nhược điểm, tạo không ít trở ngại cho sinh hoạt chung.
- Một số vị lớn tuổi được Chư Tôn đức ngoài tỉnh tiếp nhận xuất gia sau thời gian một hai năm trở về địa phương lập nhiều am thất, không đăng ký với Chính quyền và Giáo hội, làm bận tâm Chính quyền và Ban Trị sự, đến nay vẫn còn phải giải quyết.
- Một số chư Tăng Ni Trụ trì tại các Tự viện còn yếu, chưa tròn nhiệm vụ; một số thành viên Ban Hộ tự các cơ sở hạn chế về năng lực chuyên môn trong sinh hoạt tu học, thiếu tinh thần đoàn kết nội bộ, tạo ra xích mích mà nhiều lần Thường trực BTS, Ban Pháp chế, Ủy viên Kiểm soát và Ban Trị sự Huyện, Thị đã phối hợp giải quyết.
- Đầu nhiệm kỳ, tình hình GĐPT có chiều hướng đi vào nề nếp, nhưng cũng còn có thiểu số Huynh trưởng chưa thích nghi được đường lối chủ trương của Giáo hội về ngành GĐPT nên có nơi còn trở ngại cho sự sinh hoạt tu học của Huynh trưởng và đoàn sinh.
- Ban Trị sự các huyện, thị Giáo hội, các đơn vị cơ sở làm công tác Phật sự thì nhiều nhưng việc báo cáo định kỳ, hàng quý hàng năm chưa được kịp thời đầy đủ làm kho khăn cho bộ phận tổng hợp Văn phòng BTS.
IV- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VII (2017-2022)
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được và những tồn tại trong nhiệm kỳ VI (2012-2017) của Ban Trị sự tỉnh nhà. Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Lắk xây dựng chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) có tính kế thừa, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội và Giáo hội như sau:
A- NHIỆM VỤ CHUNG:
1- Tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII GHPGVN, Nghị quyết Đại hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ VII (2017 - 2022) để làm cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả.
2- Tham dự Khóa bồi dưỡng hành chánh, học tập Nội quy hoạt động của Giáo hội do Trung ương Giáo hội tổ chức vào đầu mỗi nhiệm kỳ.
3- Tham dự học tập Luật tín ngưởng tôn giáo do Nhà nước phổ biến.
4- Tu chỉnh quy chế làm việc của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và Ban Hộ tự các đơn vị cơ sở cho phù hợp với công tác Phật sự.
5- Tăng cường trách nhiệm cho các Ủy viên Ban trực thuộc hoạt động có hiệu quả.
6- Lập thủ tục đề nghị thành lập Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN huyện Buôn Đôn.
7- Tiếp tục xin Nhà nước cấp quỹ đất thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh.
8- Tiếp tục xin phục hồi di tích Phật giáo du nhập đầu tiên vào Đắk Lắk, tạo nơi đây thành cơ sở Phật giáo để Phật tử Kinh và đồng bào dân tộc có nơi tu tập.
9- Đề nghị công nhận chính thức cho các đơn vị Phật giáo đang sinh hoạt tạm thời, nhất là tại thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Buk.
10- Liên hệ với Chính quyền các cấp đề nghị được thành lập các đơn vị Phật giáo cơ sở tại các xã vùng sâu, vùng xa.
11- Sự sáng tạo trong hoạt động công tác Phật sự của Ban Trị sự và các Ban Trực thuộc còn hạn chế, Ban Trị sự sẽ thực hiện tất cả các Văn bản chỉ đạo của Trung ương Giáo hội để công tác Phật sự được phong phú đa dạng hơn.
B- HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:
Từ những điểm chung trên để giao trách nhiệm cho các Ban trực thuộc như sau:
1- Công tác Tăng sự:
- Củng cố Ban Kiểm Tăng để hoạt động có hiệu quả, họp định kỳ hàng tháng.
- Lập thủ tục kê khai các Tự viện và Tăng Ni có tính khoa học để dễ quản lý trong sinh hoạt và tu tập.
- Có kế hoạch mở khóa bồi dưỡng Trụ trì cho các Tăng Ni vào mùa An cư kiết hạ năm 2018.
- Lập thủ tục bổ nhiệm trụ trì cho các đơn vị vùng sâu vùng xa để hướng dẫn cho các Phật tử tu học đúng chánh pháp.
- Có biện pháp vận động các tịnh thất tự phát gia nhập và sinh hoạt trong sự quản lý của Giáo hội tỉnh.
2- Công tác Giáo dục Tăng Ni:
- Lập thủ tục xin thành lập Trường Sơ, Trung cấp Phật học.
- Động viên và tạo điều kiện về thủ tục cho các Tăng Ni vào học tại các trường Cao đẳng, Học viện Phật giáo và du học nước ngoài.
- Sắp xếp, bố trí Tăng Ni đã tốt nghiệp Tiến sĩ, Đại học và sau Đại học vào phục vụ trong các Ban ngành như: Hoằng pháp, Giáo dục, Văn hóa…
3- Công tác Hoằng pháp:
- Khuyến khích Tăng Ni đăng ký theo học các lớp Trung, Cao cấp Hoằng pháp do Ban Hoằng pháp TƯ tổ chức.
- Tiếp tục mở các lớp giáo lý căn bản cho Phật tử theo học tại TP. Buôn Ma thuột và các thành phố, huyện, thị Giáo hội.
- Củng cố nhân sự Ban Hoằng pháp có chất lượng, có kế hoạch đi thuyết giảng đáp ứng nhu cầu thuyết giảng đến các Tự viện, để tiến đến thành lập Giảng sư Đoàn đi thuyết giảng lưu động, phổ biến kịp thời các chủ trương của Giáo hội và Nhà nước đến tận vùng sâu vùng xa.
- Kết hợp cùng Ban Văn hóa, vận động tài chính in thêm cuốn “ Nghi thức tụng niệm song ngữ Việt và Ê Đê” để phổ biến cho đồng bào dân tộc.
4- Công tác Nghi lễ:
- Tổ chức các ngày lễ lớn trong năm: Phật đản, Vu Lan, Thành đạo.
- Tổ chức lễ tưởng niệm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông Niết bàn.
- Tổ chức Lễ tưởng niệm tri ân chư Tôn đức Tăng Ni đã viên tịch.
- Đề nghị các Cơ quan chức năng hỗ trợ về pháp lý để các Tự viện được tổ chức các lễ như: Bổ nhiệm Trụ trì, Khánh thành, An vị, Công nhận chính thức đơn vị.
5- Công tác Hướng dẫn Phật tử:
- Thực hiện Thông tư số: 170 /TT-HDPT, ngày 17 tháng 10 năm 2013, Ban Trị sự sẽ chỉ đạo thành lập Phân Ban Thanh Thiếu Nhi Phật Tử các cấp và Câu Lạc Bộ Thanh Thiếu Nhi Phật Tử cơ sở, có chương trình sinh họat cụ thể.
- Củng cố, tổ chức, phát triển các đạo tràng sinh hoạt đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh, sinh hoạt có chất lượng, có những tư duy mới làm khơi dậy tinh thần học Phật.
- Kết hợp với Ban Hoằng pháp phát động phong trào "Phật hóa gia đình" đến các vùng sâu vùng xa.
- Cần quan tâm hơn nữa tổ chức GĐPT sinh hoạt đúng trọng tâm, HTr cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp sinh hoạt, tu tập phù hợp với thực tiễn xã hội mới.
- Xây dựng tình đoàn kết, hòa hợp để cùng nhau tiến bộ trên con đường phục vụ dân tộc và đạo pháp.
6- Công tác Văn hóa:
- Viết cuốn Lịch sử Phật giáo Đắk Lắk.
- Ra mắt cuốn “Lịch sử Tự viện Đắk Lắk”.
- Phát động phong trào diễn tập văn nghệ để tìm nhân tố có khả năng và thành lập ban Văn nghệ để phục vụ trong các dịp Đại lễ của Giáo hội.
- Tổ chức triển lãm văn hóa Phật giáo trong các dịp lễ lớn.
- Xác định sự hiện hữu Tập san Vô Ưu.
- Phát động phong trào thành lập tủ sách Phật học tại các Tự viện và gia đình.
- Động viên gia đình và các nam nữ Phật tử trẻ tổ chức lễ hằng thuận tại các Tự viện để tạo thành phong trào văn hóa mới.
7- Công tác Thông tin Truyền thông:
- Kết hợp với các Ban trực thuộc, Ban Trị sự Thành phố, Huyện, Thị Giáo hội tăng thêm Cộng tác viên để đưa các thông tin Phật sự của tỉnh lên trang Website "Phatgiaodaklak.org” đầy đủ và sốt dẽo hơn .
8- Công tác Từ thiện Xã hội:
- Củng cố nhân sự Ban Từ thiện Xã hội để hoạt động có hiệu quả hơn nữa, huy động nguồn ủy lạo các Tổ chức Từ thiện của tỉnh, thành bạn; Có kế hoạch chủ động nguồn tặng phẩm để kịp thời khi có nhu cầu cần thiết như: Thiên tai, bão lũ.
- Tổ chức thăm viếng, tặng quà vào các dịp lễ: Phật đản, Vu Lan, Thành đạo, tết Nguyên đản; thăm viếng các gia đình có công với nước và Giáo hội, các bệnh nhân nghèo, gia đình neo đơn…
- Có kế hoạch vận động xây nhà tình thương cho các hộ nghèo vùng sâu.
- Kết hợp với Ban Hoằng pháp trong các công tác Từ thiện Xã hội.
V- PHẦN KIẾN NGHỊ:
- Nhìn vào thực tế nhân sự Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà (và có thể nhiều tỉnh, thành bạn). Hầu hết đều phát tâm phục vụ cho Giáo hội, trình độ nghiệp vụ chưa cao. Kính đề nghị Trung ương Giáo hội có kế hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các Ban Trực thuộc từ 03 đến 07 ngày, để các Trưởng Ban, Phân ban, các Ủy viên Chuyên ngành có vốn thực thi công tác Phật sự cho Giáo hội tốt hơn, không dẫm chân lên nhau.
VI- PHẦN KẾT LUẬN:
Trên đây là báo cáo công tác Phật sự Nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) và phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2017 - 2022) của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk. Hoàn thành nhiệm vụ do Trung ương chỉ đạo và do Nghị quyết Đại hội VI đề ra có nhiều, nhưng tồn đọng công tác Phật sự nhiệm kỳ VI cũng đáng kể. Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh kính đề nghị Hội đồng Trị sự GHPGVN tiếp tục chỉ đạo, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tiếp tục góp ý, để Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VII tiếp thu, bổ sung vào phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ mới.
Kế thừa truyền thống ngàn đời của Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni và Phật tử tỉnh Đắk Lắk nguyện "Đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm Giáo hội", gắn bó và đồng hành cùng dân tộc trong tinh thần "Hộ quốc an dân", cùng đồng bào Phật tử xây dựng, hội nhập và phát triển đất nước trong thời bình. Trước mắt là đoàn kết hòa hợp, lập nhiều thành tích hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2022 tại thủ đô Hà Nội.
Trân trọng tri ân quý Đại biểu đã lắng nghe, kính chúc chư Tôn đức Giáo phẩm, chư Tôn đức Tăng Ni, chư vị khách Quý và toàn thể Đại biểu vô lượng an lạc.
Kính chúc Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 7 Nhiệm kỳ 2017 - 2022 thành công viên mãn.
Trân trọng kính chào./.
Kính bạch chư Tôn đức Đoàn Chủ tọa;
Kính thưa quý vị khách Quý đại diện cho Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Đảng ủy, Chính quyền, Mặt trận, các Sở, Ban nghành, Đoàn thể trong tỉnh Đắk Lắk;
Kính thưa chư vị Đại biểu Đại diện Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành;
Kính thưa quý vị Đại diện lãnh đạo các Tôn giáo bạn;
Kính thưa quý Đại biểu;
Kính thưa Đại hội.
Hôm nay, tại Chùa Sắc tứ Khải Đoan, giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột - trung tâm văn hóa, chính trị kinh tế của tỉnh. Trong bầu không khí trang nghiêm, dưới sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm Đại diện Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự GHPGVN, chư Tôn đức Lãnh đạo Ban Trị sự các tỉnh, thành; quý vị khách quý Lãnh đạo Chính quyền các cấp, quý vị Lãnh đạo Tôn giáo bạn tham dự. Những người con Phật từ thành thị đến các vùng xa xôi trong tỉnh vân tập về đây, cùng nhau tổng kết những thành quả hoạt động Phật sự của Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà trong nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) thông qua dự thảo chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2017 - 2022) của của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk.
Thay mặt Ban Thường trực Ban Trị sự Phật Giáo tỉnh, chúng tôi xin Báo cáo công tác hoạt động Phật sự của nhiệm kỳ qua và Phương hướng nhiệm kỳ tới, với nội dung như sau:
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
Kính thưa Đại hội,
Đắk Lắk, một tỉnh miền núi, diện tích rộng người thưa, đất bazan màu mỡ rất thích hợp trong sản xuất nông nghiệp. Dân cư quy tụ hầu hết các dân tộc trên cả nước đa phần là người Kinh, họ di dân đến định cư rải rác tại các vùng sâu vùng xa của tỉnh, đa số họ mang theo lòng tin Phật, do đó nhu Phật sự và cơ sở tu học lễ bái trong tỉnh mỗi năm mỗi tăng dần.
Nhu cầu tâm linh của bổn đạo tín đồ là thế, mãi đến cuối nhiệm kỳ IV (2002 - 2007) lực lượng nhân sự của Phật giáo tỉnh, đặc biệt là thành phần Tăng Ni vẫn còn quá mỏng. Một số Chùa, Tịnh xá có chư Tăng Ni trụ trì hầu hết đều tập trung tại thành phố, thị trấn, ngoài ra đều do Cư sĩ hướng dẫn sinh hoạt. Nhờ hàng Cư sĩ có đạo tâm, sẵn sàng đóng góp công sức của mình để tạo dựng nền móng các cơ sở ban đầu, tuy không thực hiện được Phật sự lớn lao như hàng Tăng bảo nhưng đoàn kết, kế thừa, duy trì và phát triển Cơ sở trong khả năng nhất định.
Đến nhiệm kỳ V và VI (2007 - 2017), chư Tăng Ni trong tỉnh và các tỉnh bạn đã tốt nghiệp tại các trường Phật học trong nước cũng như ngoài nước, phát tâm về Đắk Lắk để thực hiện lý tưởng của mình, được Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh tạo điều kiện tiếp nhận, bổ xứ đến trụ trì các Tự viện ngày càng nhiều, Tăng Ni, Tiểu điệu, Phật tử cũng từ đó tăng thêm. Đến cuối nhiệm kỳ VI, toàn tỉnh có: 564 Tăng Ni; 196 Chúng điệu; khoảng 195 ngàn tín đồ Phật tử và 154 tự viện chính thức hoạt động tôn giáo, đây là tiền đề cho sự phát triển Phật giáo tỉnh nhà.
Ý thức được trách nhiệm mà Giáo hội và Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà đã giao phó, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VI (2012 - 2017), áp dụng Nghị quyết và Chương trình hoạt động đã được thông qua tại Đại hội Phật giáo lần thứ VI, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã triển khai công tác trong hoàn cảnh tỉnh nhà có nhiều thuận duyên, đây là cơ sở vững chắc cho Ban Trị sự Phật giáo phát huy nội lực. Ban Trị sự đã lãnh đạo chư Tăng Ni và Phật tử sống tốt đời đẹp đạo, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh tiếp tục hoàn thành sự nghiệp hội nhập, đổi mới của đất nước.
Trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp với sự nổ lực của chư Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà; dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; sự cho phép và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Đảng, Chính quyền, Mặt trận và Đoàn thể các cấp trong tỉnh. Ban Trị sự đã nắm bắt những thuận lợi, thực hiện và thu hoạch được những thành tựu đáng khích lệ, chúng tôi xin được trình bày sau đây.
II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ ĐÃ THỰC HIỆN:
A. VỀ MẶT TỔ CHỨC:
- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VI gòm có 46 vị, đã viên tịch 02 vị, đề nghị Trung ương Giáo hội bãi miễn 01 vị.
- Ban Thường trực Ban Trị sự họp Giao ban mỗi tháng 01 lần vào chiều mùng 2 âm lịch, họp mở rộng các Ban Trị sự thành phố, thị xã, huyện Giáo hội và chư Tăng Ni Trụ trì cùng Ban Hộ tự các Tự viện vào dịp Sơ kết và Tổng kết Phật sự hằng năm.
- Ban Trị sự đã có Văn phòng làm việc mới từ đầu nhiệm kỳ VI, nhưng vẫn chưa đủ điều kiện phòng ốc để cho các Ban trực thuộc hoạt động. Trình đơn lên Ủy ban Nhân tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan hữu quan xin cấp quỹ đất, để xây dựng Trung tâm Văn hóa Hành chánh Phật giáo tỉnh Đắk Lắk.
- Củng cố các Ban, Phân ban trực thuộc: Hoằng pháp, Văn hóa, Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện Xã hội, Phân ban Ni giới, Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử, Phật tử dân tộc; thành lập Ban Thông tin Truyền thông.
- Cử 09 Thành viên Ban Trị sự tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII tại Thủ đô Hà Nội.
- Phổ biến Hiến chương GHPGVN được tu chỉnh lần thứ V tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội; Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành; Nghị quyết của Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 2012 - 2017 đến các đơn vị trong toàn tỉnh.
- Thực hiện Thông tư số 292/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự đã ban hành Thông tư chỉ đạo các thị xã, huyện tổ chức thành công Đại hội. Thành lập Giáo hội Phật giáo TP. Buôn Ma Thuột và các huyện. Đến nay đã có 12/15 thành phố, thị xã, huyện trong tỉnh đã tổ chức Đại hội và được thành lập Giáo hội, Ban Trị sự.
- Xin thành lập đơn vị Cơ sở mới gồm có 40 đơn vị. Đặc biệt là Ban Thường trực Ban Trị sự đã làm việc với Ủy ban Nhân dân, Phòng Nội vụ huyện Ea Súp và Ủy ban Nhân dân xã Ea Lê để xin phép thành lập đơn vị Phật giáo Cơ sở đầu tiên của huyện, đến nay đã thành lập được 03 đơn vị.
- Thành lập Tổ công tác để xác định niên đại Phật giáo du nhập vào tỉnh Đắk Lắk, đã thu hoạch được kết quả tương đối. Theo tài liệu về tuổi thọ của cây Bồ đề tại xã Ea Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, Hội đồng khoa học tỉnh đã đánh giá kết quả tại giấy xác nhận số 466/XNKQKHCN-SKHCN ngày 11/8/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk và qua các tài liệu có liên quan có thể khẳng định: “Phật giáo du nhập đầu tiên tại Cao nguyên Đắk Lắk do các nhà Sư Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) người Lào truyền sang, vào thập niên cuối của thế kỷ XIX tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nghĩa là cách đây trên 115 năm (khoảng năm 1900).” Tại cây Bồ đề có một thảo am. Thường trực Ban Trị sự đã trình đơn xin phục hồi di tích (thảo am), nơi Phật giáo du nhập đầu tiên vào Đắk Lắk thành cơ sở Phật giáo.
- Thực hiện Thông tư số: 179/TT-HĐTS ngày 04/9/2014, V/v Hướng dẫn thực hiện đổi và cấp con dấu các cấp Giáo hội theo Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ V), Ban Thường trực Ban Trị sự đã xin phép các cơ quan chức năng khắc 176 con dấu, để đổi và cấp cho 10 Ban, Phân ban trực thuộc; 12 Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện; 154 đơn vị Chùa, Tịnh xá, Thiền viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong tỉnh.
- Tháng 5/2013: cử 08 vị; năm 2014: cử 04 vị; năm 2015: cử 04 vị; năm 2016: cử 04 Ủy viên; tháng 4/2017: cử 03 Ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự tham dự Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội và Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội tiến tới Đại hội Phật giáo lần thứ VIII tại Văn phòng II do Trung ương Giáo hội tổ chức.
- Cử 4 vị Thường trực Ban Trị sự tham dự họp Giao ban tại tỉnh Gia Lai do Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN chủ trì và có sự tham dự của Đại diện Ban tôn giáo Chính phủ (phía Nam), Đại diện Ban Tôn giáo và Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh Đắk Lắk, Gia lai, Kon Tum, Bình Định; Cử 3 vị Ban Thường trực Ban Trị sự tham dự họp Giao ban tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN.
- Cung đón Phái đoàn chư Tôn đức Văn phòng II Trung ương GHPGVN về làm việc với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và thăm hành giả An cư Phật lịch 2559.
- Hằng năm, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; chư Tăng Ni Trụ trì và Ban Hộ tự các Tự viện sinh hoạt định kỳ mỗi Quý với Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh, nghe thông báo về tình hình kinh tế chính trị trong nước và tỉnh Đắk Lắk trong đó Ban Tôn giáo đã thông báo về vụ Formosa đã được Chính phủ giải quyết ổn định, đồng thời trao đổi nhiều vấn đề có liên quan đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, cấp huyện, cơ sở do Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tổ chức.
- Ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự; Trụ trì, Ban Hộ tự các đơn vị Phật giáo trong tỉnh tham dự học tập Nghị định 92 của Chính Phủ.
- Đề nghị Chính quyền cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Chùa, Tịnh xá, NPĐ để các cơ sở có đủ pháp nhân, pháp lý xin phép xây dựng có 25 trường hợp.
- Ban hành quyết định tán dương công đức cho các tập thể và cá nhân có công với đạo pháp trong dip Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, Bổ nhiệm trụ trì, công nhận chính thức cơ sở, gồm có 105 bằng.
- Đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện Krông Pắc cấp quỹ đất thành lập Trung tâm Văn hóa Hành chánh Phật giáo huyện Krông Pak.
B- HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:
1. Công tác Tăng sự:
- Đại diện Ban Tăng sự dự Hội nghị công tác Tăng sự toàn quốc năm 2015.
1.1- Công tác thống kê Tăng Ni, Tự viện:
Thực hiện Thông tư số: 419 /TT. HĐTS ngày 12 tháng 11 năm 2015 V/v thống kê Giáo phẩm, Tăng Ni, tín đồ, Tự viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
a/ Tăng, Ni, chúng điệu:
- Giáo phẩm: 17 vị, trong đó:
Hòa thượng: 5 vị; Thượng tọa: 02 vị;
Ni trưởng: 1 vị; Ni sư: 09 vị.
- Tăng, Ni: 64 vị trong đó:
+ Tăng, Ni của các hệ phái Bắc tông: 36 vị
- Chư Tăng: 11 vị
- Chư Ni: 25 vị
+ Chư Tăng Phật giáo Nam tông Kinh: 2 vị
+ Tăng, Ni Khất sĩ: 26 vị
- Chư Tăng: 0 vị
- Chư Ni: 6 vị
- Chúng điệu: 96 vị
b/ Tự viện:
Trong nhiệm kỳ V (2007 - 2012) gồm có 162 đơn vị cơ sở sinh hoạt, trong đó 40 đơn vị chưa chính thức;
Cuối nhiệm kỳ VI (2012 - 2017):
- Toàn tỉnh có 207 Tự viện (Chùa, Tịnh xá, Thiền viện, Tịnh thất và Niệm Phật đường). Chính thức hoạt động: 154 Tự viện; chưa chính thức: 53 Tự viện.
Trong đó:
.Chùa: 92 ngôi (03 chưa chính thức hoạt động);
.Tịnh xá: 25 ngôi (09 chưa chính thức hoạt động);
.Thiền viện: 03 ngôi (chính thức);
.Tịnh thất: 26 ngôi (23 chưa chính thức hoạt động);
.Niệm Phật đường: 61 ngôi (18 chưa chính thức hoạt động).
c/ Tín đồ Phật tử: Khoảng 195.000 người.
1.2- Bổ nhiệm Trụ trì:
- Ban hành Quyết định Bổ nhiệm chư Tăng Ni Trụ trì các Tự viện gồm có 46 Tăng Ni (25 Tăng; 21 Ni).
- Đến cuối nhiệm kỳ VI có:
.121 đơn vị đã có Quyết định bỏ nhiệm Tăng Ni Trụ trì.
. 61 đơn vị có Tăng Ni tạm trú hướng dẫn Phật tử tu học.
.25 đơn vị chưa có Tăng Ni, do Ban Hộ tự quản lý.
- Ban hành Quyết định bãi miễn chức vụ Trụ trì 01 vị (Thích Thiện Thanh).
- Ban hành Quyết định tiếp nhận chư Tăng Ni gia nhập Tăng đoàn Phật giáo Tỉnh gồm 48 chư Tăng, Ni.
- Chấp thuận Phật tử xuất gia gồm có: 165 Phật tử, trong đó: Nam: 81; Nữ: 84.
- Đăng ký thuyên chuyển Tăng Ni về hoạt động tôn giáo tại các Tự viện: 72 vị.
1.3- Thọ giới:
- Giới thiệu 190 Tăng Ni sinh đi thọ giới tại các giới đàn của tỉnh, thành bạn, trong đó: Sa di Ni: 49 vị; Sa di: 40 vị; Thức xoa Mana: 39 vị; Tỳ kheo Ni: 35 vị; Tỳ kheo: 27 vị.
1.4- An cư Kiết hạ:
- Hằng năm Ban Trị sự đều tổ chức An Cư kiết hạ cho Tăng Ni, số lượng: từ 220 đến 345 vị.
Biểu đồ số lượng chư Tăng Ni An cư Kiết hạ của tỉnh trong Nhiệm kỳ VI:
Năm 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
220 vị: Tỳ kheo Tăng: 115 vị, Tỳ kheo Ni: 105 vị. |
243 vị: 119 vị 124 vị |
282 vị: 132 vị, 150 vị. |
303 vị: 151 vị, 152 vị. |
345 vi: 170 vị, 175 vị. |
1.5- Phân ban Ni giới: Hoạt động ổn định, thống kê chư Ni toàn tỉnh, có kế hoạch chương trình An cư Kiết hạ hàng năm, vận động chư Ni đang trú xứ tại các Tịnh thất tự phát đăng ký sinh hoạt trong Tăng đoàn tỉnh quản lý. Kết hợp với Văn phòng Ban Trị sự nghiên cứu và đề xuất với Ban Trị sự tỉnh biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến Ni chúng. Tham dự và tặng hoa quà lưu niệm trong các dịp lễ Bổ nhiệm Trụ trì, Khánh thành và Đặt đá xây dựng các Tự viện. Tham gia tuần lễ hoạt động Văn hóa kính mừng Đại lễ Phật Đản năm 2014 tại Chùa Phổ Quang, do Phân Ban Ni giới Trung ương tổ chức. Chư Ni Phân ban tham dự Lễ giỗ tổ Kiều Đàm Di mẫu tại tỉnh Bình Dương. Tham dự cúng dường Trường hạ các năm do Phân ban Ni giới Trung ương tổ chức.
Bên cạnh đó, còn những tình trạng phức tạp như việc tu sĩ giả đi khất thực, bán nhang, bán kinh điển, giả mạo giấy tờ lạc quyên…làm ảnh hưởng uy tín chung cho Phật giáo. Nhiều lần, Thường trực đã ra thông báo cho các đơn vị và Phật tử nhìn nhận chính xác về những trường hợp nêu trên, nhưng đến nay sự việc vẫn còn tái diễn.
2- Công tác Giáo dục Tăng Ni:
Đây là một trong những trọng tâm được đề ra trong Đại hội lần thứ VI Nhiệm kỳ 2012 - 2017. Do Tăng Ni về Trụ trì từ tư, nhận tiểu điệu không nhiều nên chưa có điều kiện để mở các lớp nội điển cơ bản. Trụ trì các Tự viện nuôi chúng điệu, cho theo học chương trình Phổ thông và thầy dạy trò về nội điển (gia giáo), sau đó Ban Trị sự tỉnh gởi đi học tại các trường Phật học của tỉnh, thành bạn và du học nước ngoài.
2.1- Thống kê học vị Tăng Ni có 165 vị, trong đó:
Tốt nghiệp Tiến sĩ: 04 vị;
Tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam: 52 vị;
Tốt nghiệp Cao đẳng Phật giáo: 28 vị;
Tốt nghiệp Trung cấp Phật học: 82 vị.
2.2- Giới thiệu Tăng Ni theo học tại các trường Phật học:
Nước ngoài; Học viện PGVN tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên Huế; Cao đẳng Phật học Bà Rịa-Vũng Tàu; Trường Trung cấp Phật học TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; tỉnh Ninh Thuận, Gia Lai, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương, Lâm Đồng gồm có 166 Tăng Ni sinh các cấp Phật học:
Trong đó: Tiến sĩ Phật giáo: 01 vị; Học viện PGVN: 41vị; Cao đẳng Phật học: 18 vị; Trung cấp Phật học: 106 vị.
- Chư Tăng Ni đã tốt nghiệp các cấp Phật học, Ban Trị sự bố trí tham gia công tác Phật sự trong các Ban Trị sự tỉnh, thành phố, thị xã, huyện Giáo hội, các Ban trực thuộc hoặc bổ nhiệm Trụ trì các Tự viện.
Trên đây là thành quả khá khiêm tốn trong công tác giáo dục Tăng Ni nhiệm kỳ VI, tuy chưa nhiều, song với hoàn cảnh và điều kiện của một tỉnh miền núi, thì đây là một nỗ lực đáng trân trọng. Về lâu dài, Ban Trị sự tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa và có giải pháp thành lập trường đào tạo, nhằm đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp phát triển chung của Phật giáo tỉnh nhà.
3. Công tác Hoằng pháp:
Do nhu cầu học Phật ngày càng nhiều nên thành viên Ban Hoằng pháp trong nhiệm kỳ VI là 31 vị.
Với địa thế các Tự viện nằm rải rác trên diện rộng, chư Tăng Ni ít, nhưng với sự nổ lực của các thành viên Ban Hoằng pháp tỉnh đã thực hiện được các thành quả như:
- Giới thiệu chư Tăng Ni theo học các cấp Giảng sư: Trung cấp: 15 vị, Cao cấp: 02 vị.
- Hằng năm, cử Giảng sư thuyết giảng vào các dịp Đại lễ: Tuần lễ Phật đản, Vu lan, Thành đạo hoặc các khóa tu của các đạo tràng.
- Mỗi mùa Phật đản, Ban HP đều tổ chức thi Hái hoa giáo lý tập trung.
- Giảng pháp tại giảng đường Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Tịnh xá Ngọc Quang vào sáng Chủ nhật hằng tuần.
- Kết hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh đã khai giảng Lớp giáo lý Căn bản thời gian 04 năm cho Phật tử các giới theo học tại giảng đường Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Tịnh xá Ngọc Quang số lượng học viên dao động từ 100 đến 150.
- Thường xuyên cung thỉnh chư Tôn đức Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương về giảng pháp.
- Ban Hoằng pháp Trung ương phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh tổ chức Hội thảo sinh hoạt với chủ đề “Sinh hoạt tôn giáo trong đồng bào các dân tộc vùng cao, miền núi Tây Nguyên” vào tháng 7 năm 2015.
- Cử Đoàn Thành viên Ban Hoằng pháp và Phật tử Hoằng pháp viên tham dự Hội thảo Hoằng pháp do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 12/2015 và Hội thảo nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập GHPGVN được tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự tại TP. Hồ Chí Minh.
4. Công tác Hướng Dẫn Phật tử:
Để hoạt động của Ban HDPT được triển khai đồng bộ, hiệu quả, vào đầu nhiệm kỳ Ban HDPT đã vạch ra phương hướng cho công tác HDPT. Với sự nổ lực của các Thành viên, công tác HDPT ngày càng có chiều sâu, ứng dụng giáo lý của đạo Phật vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển.
- Ban HDPT kết hợp cùng các Ban ngành trực thuộc BTS và đặc biệt là Ban Hoằng pháp, trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức được những Phật sự như sau:
4.1- Cư sĩ Phật tử:
- Thực hiện Thông tư số 308/TT-BHDPT ngày 3/3/2017 Ban HDPTT đã hướng dẫn tổ chức các mô hình sinh hoạt tu học dành cho giới trẻ, học sinh, sinh viên Phật tử các tỉnh thành toàn quốc trong mùa nghỉ hè năm 2017.
- Ban Trị sự GHPGVN TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức Khóa tu mùa hè cho khoảng 300 Phật tử dự tu.
- Nhiều năm liền Ban Trị sự GHPGVN huyện Krông Pắk tổ chức Khóa tu tại chùa Phước An cho khảng 300-500 Phật tử dự tu.
- Nhiều năm liền Chùa Liên Trì (TP. BMT) tổ chức Trại hè bồi dưỡng Phật pháp cho Phật tử; Khóa tu Thiện Tài Đồng Tử từ 1 đến 9, có khoảng 300 đến 500 Phật tử dự tu.
- Kết hợp với Trụ trì các Chùa Nam Thiên, Phổ Minh, Liên Trì (TP. BMT), chùa Hoa Nghiêm (H. Cư M’gar) mở nhiều khoá tu mùa hè cho các Thanh Thiếu nhi Phật tử, Phật tử Dân tộc trẻ, thời gian mỗi khoá tu 07 ngày và có khoảng 200 đến 500 em tham dự.
- Tổ chức các Đạo tràng như: Đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Niệm Phật, Bát quan trai…, được tổ chức thường xuyên trong các ngày Chủ nhật, Mùng 1, Mùng 8, 14, 23 hàng tháng tại các Chùa, Tịnh xá trong tỉnh, mỗi đạo tràng có từ 50 – 200 Phật tử tu tập.
- Khóa tu Thiền, Một ngày an lạc, Phật thất được tổ chức tại một số Chùa, Tịnh xá mỗi khóa có khoảng từ 50 – 150 Phật tử Kinh và Dân tộc ít người tham dự tu tập.
- Các đơn vị đã tổ chức cho hàng ngàn Phật tử Dân tộc ít người Quy y Tam bảo như: TX. Ngọc Quang, TX. Ngọc Khánh, C. Hoa Nghiêm, C. Bửu Thắng, C. Phước Bình, C. Thọ Thành, C. Phước Điền, C. Quảng Trạch v.v…
- Chùa Khải Đoan đã thành lập và ra mắt Đoàn Thiện sinh Phật tử vào năm 2011, sang nhiệm kỳ VI vẫn hoạt động tốt; có khoảng 100 Đoàn viên. Ngoài ra, một số Chùa đã thành lập Đoàn Thanh thiếu niên Phật tử như C. Hồng Phước, C. Phước Hòa, C. Liên Trì, C. Quán Thế Âm, C. Linh Thứu, C. Thọ Thành v.v…
- Chương trình “Phật hóa gia đình” do Trung ương Giáo hội đề xướng cũng được chư Tăng Ni phổ biến thường xuyên và rộng khắp trong các dịp thuyết pháp. Động viên các Tự viện thống kê các gia đình đã quy y Tam bảo toàn gia để tặng Bằng "Tán dương Phật hóa Gia đình".
Nhìn chung, từ đầu nhiệm kỳ Ban HDPT đã kết hợp với Ban Hoằng pháp phát động, dẫn dắt các đạo tràng phát triển rộng, quy tập nhiều Phật tử, hình thức hướng dẫn phong phú, đa dạng, nên quý Phật tử các Đạo tràng tinh tấn tu tập và được thâm hiểu giáo lý mà mình đang hành trì.
4.2- Gia Đình Phật tử:
Là một tập thể có mô hình sinh hoạt lớn mạnh, quy củ, có khả năng kế thừa các thế hệ lớn tuổi thực hiện các Phật sự trọng đại. Nhưng nhiều nhiệm kỳ qua, còn một số điểm chưa thống nhất trong Tổ chức GĐPT, nên vẫn còn một số đơn vị Gia đình và Huynh trưởng chưa đăng ký sinh hoạt trong tổ chức Giáo hội.
4.2.1- Về nhân sự:
- Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT đã tổ chức Hội nghị Huynh trưởng và bầu ra Ban Hướng dẫn Nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm 30 Thành viên.
Đầu nhiệm kỳ VI (2012):
- Đơn vị GĐPT: 62 ĐV;
- Huynh trưởng 514, trong đó:
+ Cấp Tấn: 12 HTr; Cấp Tín: 59 HTr;
+ Cấp Tập: 193 HTr; Dự Tập: 250 HTr.
- Đoàn sinh: 3.246 ĐS
Cuối nhiệm kỳ VI (2017):
- Đơn vị GĐPT: 69 đơn vị;
- Huynh trưởng: 794 HTr, trong đó:
HTr cấp Dũng: 2 HTr; HTr cấp Tấn: 16/ 3 nữ;
HTr cấp Tín: 64/ 12 nữ; HTr cấp Tập: 196/ 69 nữ;
HTr Tập sự: 16 HTr.
- Đoàn sinh: .378/2117 nữ, trong đó:
Ngành Thanh: 700/ 508 nữ; Ngành Thiếu: 1.127/ 668 nữ;
Ngành Đồng: 1.551/ 941 nữ.
4.2.2- Về tu học và huấn luyện:
Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT tỉnh đã hướng dẫn các Ban Huynh trưởng GĐPT, Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPT tu học, huấn luyện, thực hiện tốt các công tác Phật sự do BHD Phân ban GĐPT Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh giao phó.
- Tu học: Bậc Kiên: 167 học viên; Bậc Trì: 163 học viên
Bậc Định 78 học viên; Bậc lực: 09 học viên
- Huấn luyện: 765 trại sinh, trong đó:
Trại Lộc Uyển: 267 HTr; Trại A Dục: 181 HTr
Trại Huyền Trang: 78 HTr; Trại Vạn Hạnh: 08 HTr.
4.2.3- Các hoạt động khác:
- Hằng năm, tổ chức kỷ niệm ngày Dũng, ngày Hạnh và ngày Hiếu của GĐPT, tham dự ngày Chu niên của các Đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra sinh hoạt các đơn vị trong TP. BMT, Thị xã, huyện, hướng dẫn các dơn vị sinh hoạt đúng Nội quy GĐPT.
- Tổ chức bồi dưỡng khả năng kiến thức sinh hoạt chuyên môn,
- Cử Huynh trưởng và Đoàn sinh tham dự Trại do Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT Trung ương tổ chức:
- Ngày Rằm Trung thu, hầu hết các GĐPT đều tạo điều kiện cho các con em GĐPT vui chơi ăn tết Trung thu, thi giáo lý, làm lồng đèn, thi nấu ăn, nữ công gia chánh v.v.
- Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT, các đơn vị GĐPT cơ sở đã hỗ trợ cho Tăng Ni Trụ trì, Ban Hộ tự cơ sở thực hiện lễ đài, diễu hành xe hoa, cắm trại, diễn văn nghệ, giữ gìn an ninh trật tự trong các Đại lễ.
- Ngoài ra, một số GĐPT đã tổ chức ủy lạo ”bửa cơm, cháo tình thương” tại các BV Đa khoa, Lao, Tâm thần, Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh, huyện, thị xã. Thăm và giúp đở một số Đoàn viên GĐPT neo đơn khó khăn tại các vùng sâu vùng xa.
Nhìn chung, các Tự viện trong tỉnh rất quan tâm đến công tác HDPT, trong đó trọng tâm là tầng lớp thanh thiếu niên nhi đồng và GĐPT, đó là nền móng tương lai của đạo pháp.
4.3- Phân ban Phật tử Dân tộc: Thực hiện Thông tư số: 169/TT-HDPT ngày 19/10/2013, Thường trực Ban Trị sự đã chỉ đạo cho Ban HDPT thành lập Phân ban Phật tử Dân tộc gồm 23 thành viên, dưới sự hỗ trợ của Thường trực Ban Trị sự tỉnh, huyện và Trụ trì Tự viện, Phân ban hoạt động có hiệu quả:
- Hướng dẫn hàng ngàn bà con Phật tử Dân tộc quy y Tam bảo.
- Hướng dẫn bỏ bớt những lễ nghi cổ hủ, thiếu văn minh trong nhũng dịp ma chay, hiếu hỷ.
- Mở các Khóa tu cho Phật tử Dân tộc tu tập.
- Cứu trợ cho các Phật tử có hoàn cảnh neo đơn.
- Thành lập Đội cồng chiêng phục vụ các ngày Đại lễ Phật giáo của tỉnh.
5- Công tác Nghi lễ:
Mặc dù chưa thành lập được Ban Nghi lễ nhưng Ủy viên Nghi lễ đã cùng chư Tăng Ni đồng thực hiện và đạt được một số kết quả như:
5.1- Đại lễ Phật đản hằng năm:
- Tổ chức từ 12 đến 15 Lễ đài chính thức; Lễ đài các Tự viện cơ sở; thiết trí huyền môn, treo biểu ngữ, bandrol, cờ chào mừng ngày Khánh đản.
- Thực hiện từ 100 đến 300 xe đạp Hoa và từ 16 đến 40 xe Hoa diễu hành các trục đường chính tại TP. Buôn Ma Thuột, TT. Phước An, TX. Buôn Hồ, huyện Lak để cúng dường và chào mừng Đại lễ Phật đản.
- Tổ chức Hội hoa đăng, tổ chức biểu diễn văn nghệ. Tổ chức Hội Buffet, ẩm thực chay.
- Thường trực BTS tỉnh, thành phố, TX. huyện và Ban Hộ tự cơ sở đề niêm hương tưởng niệm tại các Nghĩa trang Liệt sĩ.- Cử Phái đoàn 11 Đại biểu Ban Trị sự tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – UN Vesak 2014. tại chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình.
5.2- Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu: Hằng năm, Thường trực Ban Trị sự đều ban hành Thông tư hướng dẫn tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo Hiếu và Thường trực về chứng minh. Tuy không tổ chức quy mô như Đại lễ Phật đản (do không có hình thức bên ngoài Tự viện). Trong tháng 7 Âl, các Tự viện trong tỉnh luân phiên tổ chức với nội dung và hình thức phong phú như: Lập Lễ đài, Thiết trí tượng Phật, tượng Đại hiếu Mục Kiền Liên; treo cờ, phướng, bandroll, biểu ngữ; tổ chức Lễ Trai đàn cầu siêu bạc độ từ 1 đến 3 ngày, Lễ cài bông hồng, Lễ chúc thọ, Lễ dâng y Ca sa; tổ chức ca nhạc với chủ đề tình mẹ, tình cha, Vu lan báo hiếu vv.
5.3- Đại lễ Phật Thích Ca thành đạo: Tuy không ban hành Thông tư chỉ đạo, Thường trực Ban Trị sự đã vận động trong các cuộc họp Ban Thường trực Ban Trị sự. Mỗi năm, từ 50 đến 100 Tự viện tổ chức Đại lễ. Hình thức đơn giản, nội dung: Đọc lược sử cuộc đời của Đức Bổn sư, đọc kinh nhớ ơn Đức Phật, đạo từ nói đến công hạnh của Đức Phật vv.
5.4- Đại lễ tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông Niết bàn: Mỗi năm, thực hiện Thông bạch của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự đã triển khai tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 704 (2012), 705, 706, 707, 708 (2016) Ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Các năm 2012 - 2015 Đại lễ được tổ chức tại Hội trường chùa Sắc tứ Khải Đoan, quy tụ khoảng 400 Tăng Ni Phật tử. Năm 2016, Ban Trị sự kết họp với Thiền viện Trúc Lâm Vạn đức, Đại lễ được tổ chức long trọng trang nghiêm, có khoảng 2.000 Tăng Ni, Chính quyền và đồng bào tham dự.
5.5- Đại lễ Trai đàn cầu siêu bạt độ:
- Hướng về ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Trung ương Giáo hội kết hợp với Ban Trị sự tổ chức Đại lễ Trai đàn cầu siêu bạt độ cho anh linh anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Km 5 (2016).
- Ban Trị sự các thị, huyện Giáo hội và Trụ trì/Ban Hộ tự các Tự viện đã phối hợp với chính quyền tổ chức Lễ Kỳ siêu các Anh linh Anh hùng liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ và đồng bào tử nạn tại địa phương: 18 Nghĩa trang tại các huyện/thị cho 69 Nghĩa trang xã/phường/TT.
- Tổ chức Lễ kỳ siêu bạc độ hương linh tử nạn giao thông tại cầu 14 (2012). Hưởng ứng sự vận động của Ban ATGT quốc gia và tỉnh, Thường trực Ban Trị sự đã tổ chức Đại lễ cầu siêu các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (năm 2014).
5.6- Lễ tang chư Tôn đức: Tổ chức Lễ tang Cố HT Thích Giác Dũng - Ủy viên Ban Thường trực HĐCM/GHPGVN, Chứng minh BTS/GHPGVN tỉnh Đắk Lắk (2013), Cố Ni trưởng TN Huyền Châu - Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh (2013), ĐĐ Thích Giác Phong - Thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk (2014).
5.7- Niêm hương tưởng niệm:
- Thường trực BTS đã dâng hoa, niêm nhang tưởng niệm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang (Tổ sư Hệ phái Khất sĩ) vắng bóng - ngày Mồng 1 tháng 2 Âm lịch.
- Dâng hoa, niêm nhang tưởng niệm Lễ Húy kỵ Cố HT Thích Quang Huy – Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh (02/10 Âl); Cố HT Thích Giác Dũng – Ủy viên Ban Thường trực HĐCM/GHPGVN, Chứng minh BTS/GHPGVN tỉnh (25/02 Âl) Cố HT Thích Viên Đức - Trụ trì chùa Dược Sư (10/7 Âl); Cố Ni trưởng TN Hoa Liên - Trưởng ban Từ thiện xã hội tỉnh (03/7 Âl); Cố Ni trưởng TN Diệu Ân - Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh, ngày (16/2 Âl).
5.8- Lễ viếng chư Tôn đức viên tịch: Đãnh lễ và thọ tang Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thích Minh Châu - Phó Pháp chủ HĐCM/GHPGVN (2012); Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Viên - Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP. Đà Nẵng viên tịch (2012); Cố Đại lão HT Thích Từ Nhơn - Phó chủ tịch Thường trực HĐTS (tháng 4/2013); Cố Đại lão HT Thích Trí Tịnh - Đệ nhất Phó Pháp chủ, Chủ tịch HĐTS/GHPGVN (tháng 3/2014); Cố HT Thích Chơn Thiện- Phó Pháp chủ, Chủ tịch Thường trực HĐTS/GHPGVN (tháng 11/2016); Cố Trưởng lão HT Thích Thiện Bình- Phó Pháp chủ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa (tháng 11/2016); Cố HT. Thích Pháp Chiếu - Ủy viên HĐTS, TB Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng (tháng 9/2016); dự Lễ tưởng niệm và cung tống Kim quang cố HT. Thích Chí Đạo - Ủy viên HĐTS; Cố HT. Thích Không Trú - Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng (tháng 3/2016) vv.
5.9- Cầu nguyện Hòa bình: Thực hiện Thông bạch số: 133/TB-HĐT (năm 2014), Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN các thị xã, huyện tổ chức Lễ Cầu nguyện Hòa bình cho Biển Đông, phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và ký gởi lên Trung ương Giáo hội Bản Kiến nghị về việc “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam”.
5.10- Hằng năm, thăm chúc mừng Tết, chúc mừng Giáng sinh:
- Phái đoàn Ban Trị sự thăm Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Ủy ban MTTQ, Ban Tôn giáo, Công an tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và thị trấn, phường, xã chúc mừng năm mới nhân Tết đến Xuân về.
- Viếng thăm Giáo xứ Nhà thờ Chánh tòa, Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh nhân ngày Lễ Giáng sinh.
6- Công tác Văn Hóa:
Sau Đại hội Nhiệm kỳ VI của Ban Trị sự PG tỉnh, Ban Văn hóa bắt tay thực hiện nhiệm vụ của mình trong chương trình hoạt động 5 năm. Đã tổ chức họp toàn Ban Văn hóa để triển khai một số công tác trong năm, đồng thời xây dựng chương trình hoạt động cho nhiệm kỳ 2012 - 2017. Được sự chỉ đạo của Thường trực BTS, với sự nổ lực của mỗi thành viên trong 5 năm qua Ban Văn hóa đã thực hiện được những Phật sư như sau:
- Kiện toàn và phân công nhân sự đảm nhiệm các bộ môn chuyên môn.
- Kết hợp Khóa Bồi dưỡng Hành chánh do Ban Trị sự tỉnh tổ chức, Ban Văn hóa đã bồi dưỡng kiến thức cho Ủy viên Văn hóa các Thị, Huyện Giáo hội và đơn vị Phật giáo Cơ sở.
- Vận động các Tự viện thành lập thư viện và tủ kinh sách; Khuyến khích các Tự viện có điều kiện lập Phòng phát hành kinh sách, báo Giác Ngộ, Nội san Vô Ưu và Văn hóa phẩm Phật giáo.
- Đã biên soạn và xuất bản cuốn “Lịch sử Tự viện Đắk Lắk”.
- Thực hiện tinh thần Công văn số: 027/CV-HĐTS ngày 15/3/2016, Ban Văn hóa phối họp với Ban Hoằng pháp tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn gia đình Phật tử có người thân qua đời, trên đường đưa tang không rải tiền vàng mã, các đồng tiền lưu hành khác (tiền Việt Nam, các loại tiền của nước ngoài).
- Thực hiện chương trình văn nghệ phục vụ Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ VI.
- Hằng năm vào dịp Đại lễ Phật Đản, bộ môn Văn nghệ phối hợp với Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT tỉnh tổ chức đêm Văn nghệ cúng dường Phật Đản.
- Thể hiện tấm lòng “Uống nước nhớ nguồn”, Ban Văn hóa khuyến khích Trụ trì, Ban Hộ tự các Tự viện tổ chức Lễ chúc thọ và ghi nhận công lao các tiền nhân đã tích cực đóng góp công sức vào sự phát triển chung của đạo pháp.
- Khuyến khích Trụ trì, Ban Hộ tự các Tự viện tổ chức ngày "Tri ân Giáo thọ sư" nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Viết tin, bài và hình ảnh phản ánh các hoạt động Phật sự trong Tỉnh cho báo Giác Ngộ, Giác Ngộ Online và Nội san Vô Ưu.
- Gởi 40 tấm ảnh khổ 35 x 45 giới thiệu hoạt động Phật sự của Phật giáo tỉnh triển lãm tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại thủ đô Hà Nội.
7- Công tác Tài chính:
Đây là một Phật sự không được nổi bật trong các Ban ngành tại Giáo hội tỉnh Đắk Lắk. Ban Trị sự không có quỹ hoạt động, chủ yếu là nhờ sự đóng góp của các đơn vị cơ sở.
Một số ít đơn vị cơ sở có đất rộng, sản xuất trồng trọt thêm cà phê và hoa màu, một số đơn vị có điều kiện mở các phòng phát hành kinh sách, văn hóa phẩm Phật giáo và cửa hàng cơm chay, tạo thêm kinh tế cho Tự viện, ngoài ra đều phụ thuộc vào sự phát tâm hỷ cúng của bá tánh thập phương.
8- Công tác Từ thiện Xã hội:
Ứng dụng phương châm “Ban vui cứu khổ”trong Phật giáo, Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh đã vậïn động các mạnh thường quân, đồng bào Phật tử các đơn vị ủng hộ bằng hiện kim và phẩm vật: Như Gạo, mì, bọt ngọt, đường, sửa, dầu ăn, sách vỡ, áo quần số lượng rất đáng kể, đồng thời vận động các tổ chức Từ thiện của các Tỉnh, Thành bạn hỗ trợ. Từ đó Ban Từ thiện Xã hội tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và các đơn vị cơ sở đã ủy lạo, cứu trợ thiên tai bão lụt và nhiều trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ.
- Thực hiện sự vận động của Ủy ban MTTQ, Hội Chữ thập đỏ các cấp và Trung ương Giáo hội, cứu trợ động đất Nepal; cứu trợ đồng bào lũ lụt các tỉnh miền Trung; cứu trợ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ.
- Cơ sở Từ thiện Chùa Bửu Thắng (Cơ sở 1 và 2) đang cưu mang người đủ mọi hoàn cảnh: trẻ sơ sinh; đang theo học lớp Mẫu giáo đến Cấp 3, cụ già neo đơn và người khuyết tật. Ngoài ra, Chùa cho các Ni sinh theo học Trung cấp Y tế và Trung cấp Sư phạm để về phục vụ cho Cơ sở Từ thiện trong tương lai.
- Tuệ Tĩnh đường Tịnh xá Ngọc Ban trong 5 năm qua đã khám bệnh, châm cứu, Lể, giác hơi, cấp thuốc miễn phí.
Ngoài ra, có những hình thức Từ thiện khác như:
- Tổ chức dạy Anh văn miễn phí; mở lớp học tình thương; Nhiều năm liền chùa Sắc tứ Khải Đoan tổ chức Lễ Cầu nguyện tiếp bước đến trường.
- Nhiều Tự viện hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Chữ thập đỏ: "Một Chùa gắn liền với 1, 2 địa chỉ nhân đạo"; tham gia là Chi hội Khuyến học, đăng ký là Chi hội Chữ thập đỏ địa phương.
- Gia đình Phật tử hoạt động Từ thiện: Bữa cơm tình thương; Bữa ăn cho người nghèo tại các bệnh viện; Hiến máu nhân đạo. Thăm và ủy lạo tài vật cho Đoàn sinh GĐPT gặp cảnh "neo đơn"; Riêng Gia đình Phật tử chùa Sắc tứ Khải Đoan thực hiện "Bữa cơm tình thương" tại các bệnh viện; " Bữa cơm tình thương Thiên gia phạn" vào ngày Chủ nhật tại chùa trong nhiều năm liên tục.
Công tác Từ thiện của tỉnh trong Nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) đã thực hiện được: 64 . 211. 178 . 227 đồng.
Trong đó:
Tự huy động trong tỉnh: 40.348.581.678 đồng;
Hướng dẫn các Đoàn Từ thiện: 23.862.596.594 đồng;
Bao gồm nhà Tình thương, Tình nghĩa: 66 nhà.
9- Công tác Thông tin Truyền thông:
Là Ban sanh sau đẻ muộn, gồm 28 thành viên.
9.1- Tổ chức:
- Họp phân công thành viên đảm nhiệm các chức vụ; mời Cộng tác viên.
- Cấp thẻ Chứng nhận thành viên, trang bị áo khoát đồng phục khi đi tác nghiệp.
- Cử 02 đại biểu tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo toàn quốc tại tỉnh Quảng Ninh từ ngày 11-13/6/2015.
- Cử 09 đại biểu tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ TTTT Phật giáo toàn quốc tại Thiền viện Quảng Đức - VP 2 GHPGVN tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23 - 24/4/2016.
9.2- Website “www.Phatgiaodaklak.org”.
Đã ra mắt Website “www.Phatgiaodaklak.org” giữa năm 2014, thành lập Cổng Thông tin điện tử Phatgiaodaklak.org để chào mừng Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 2 tại Việt Nam và kịp thời thông tin quảng bá cho Đại lễ. Gần 3 năm hiện hữu, hầu hết hoạt động Phật sự ở các đơn vị Phật giáo trong tỉnh đã được ghi nhận và đưa tin. Một số thông tin, văn bản hành chánh của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự PG tỉnh cũng đã được chuyển tải kịp thời. Đã có gần 200.000 độc giả tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới truy cập.
9.3- Tập san Vô Ưu:
Từ ngày thành lập (1998) do Ban Văn hóa phụ trách, vào giữa nhiệm kỳ VI do Ban Thông tin Truyền thông đảm nhiệm.
- Ban Biên tập đã tham dự Khoá Tập huấn Nghiệp vụ viết báo ngắn ngày do báo Giác Ngộ tổ chức.
- Nhiệm kỳ VI, đã xuất bản định kỳ trong những dịp Đại lễ Phật Đản - Vu Lan - Thành Đạo và Vía Quán Thế Âm, từ số 46 đến số 63 (18 số) với số lượng là 81.000 ấn bản. Tập san là tiếng nói của Phật giáo Đắk Lắk, phát hành rộng rãi đến Tăng Ni Phật tử trên 17 tỉnh, thành phía nam và một số độc giả ở Pháp, Canada, Mỹ, Nhật v.v...
- Trong dịp Đại lễ Vésak LHQ lần thứ 2 (2014), Tập san Vô Ưu đã gởi tặng 2.000 cuốn cho Đại biểu tham dự lễ.
- Hướng đến kỷ niệm 15 năm Nội san Vô Ưu ra mắt (1998 - 2013). Tổ chức cuộc thi “Thơ tứ tuyệt mở rộng” với chủ đề “Phật pháp trong cuộc sống” từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2013. Tổ chức “Cuộc thi viết văn xuôi” với chủ đề “Thể hiện tinh thần Phật giáo trong cuộc sống”.
- Tổ chức họp mặt kỷ niệm 18 năm Tập san Vô Ưu (1998 - 2016) và trao giải thưởng cuộc thi Văn “Đạo Phật, suối nguồn yêu thương”…; ngoài ra, các chuyên đề về Phật pháp, Văn hóa Phật giáo, Phật hóa gia đình, Danh Tăng, Tự viện, Phật giáo với đời sống xã hội, sáng tác Văn học nghệ thuật, sức khỏe, v.v…cũng đã được giới thiệu trong mỗi số báo. Trong 19 năm qua (1998 – 2017), Tập san Vô Ưu đã được sự ưu ái đón nhận của đông đảo Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài tỉnh, đóng góp tinh hoa cho sự nghiệp hoằng dương Chánh pháp và phát triển nền Văn hóa nghệ thuật Phật giáo Việt Nam.
10- Công tác Pháp chế và Kiểm soát:
- Ban Pháp chế và các Ủy viên kiểm soát đều làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, luôn tiếp thu những ý kiến phản ánh của Tăng Ni và Phật tử về những vướng mắc tại đơn vị và cùng với Ban Thường trực Ban Trị sự và nhờ sự giúp đở của các Cơ quan chức năng tìm cách tháo gỡ. Nổi cọm nhất là vụ Thích Thiện Thanh tại Chùa Đạt Hiếu-thị xã Buôn Hồ. Ngoài ra, những vụ việc khác do một vài vị Tăng Ni chưa làm tốt bổn phận của mình hoặc nội bộ Tự viện bất đồng v.v. đều giải quyết tạm ổn thỏa.
11- Công tác xây dựng mới Tự viện:
Ngoài nhiệm vụ phát triển đạo tràng, hướng dẫn Phật tử tu tập, xương minh chánh pháp, xây dựng và trùng tu Tự viện cũng là Phật sự mà các vị Trụ trì và Ban Hộ tự Tự viện rất quan tâm. Trong nhiệm kỳ VI,
11.1- Trình công văn xin phép xây dưng: 31 Tự viện.
11.2- Tự viện xây dựng và đưa vào hoạt động: 40 tự viện, kinh phí từ 3 tỷ đến 100 tỷ đồng.
11.3- Kinh phí xây dựng:
Kinh phí xây dựng trong nhiệm kỳ VI (2012 - 2017): 376.404.229.000 đồng
Trong đó:
- Kinh phí xây dựng Tự viện trong tỉnh: 376.000.429.000 đồng;
- Hỗ trợ xây dựng các Tự viện ngoài tỉnh: 403.800.000 đồng.
12- Công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Giới thiệu Chư Tăng Ni và thành viên BTS, các Ban Hộ tự cơ sở tham gia hoạt động Xã hội, Đoàn thể như: Hội đồng Nhân dân, UBMTTQ, Hội CTĐ, Hội Khuyến học Khuyến tài, Hội đồng Giáo dục các cấp, Hội Liên hiệp Thanh niên Tỉnh.
- Ủy viên Ban Trị sự tỉnh tham dự Hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Góp ý sửa đổi Luật đất đai.
- Tham dự Hội nghị Hiệp thương nhân sự bầu cử Quốc hội và HDND các Cấp.
- Cử Đại diện Ban Trị sự tỉnh tham dự Hội nghị về những vấn đề: Vệ sinh môi trường; Kinh tế Việt Nam và thế giới; Tình hình chính trị trong nước; Chương trình phòng chống ma túy; An toàn giao thông đô thị; Bảo vệ môi trường xanh - sạch – đẹp; Phổ biến nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” v.v. do Ủy ban Nhân dân, Ban Tuyên giáo, UBMTTQ, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tổ chức.
- Cùng Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ký kết phối hợp thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Sự trưởng thành của Ban Trị sự, những thành quả Phật sự của các Ban trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh rút ra những nhận định ưu, khuyết điểm của nhiệm kỳ qua như sau:
1. Ưu điểm :
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Thường trực HĐTS; sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của UBND, Ủy ban MTTQ, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh và Chính quyền các cấp. Đặc biệt là Chính quyền địa phương đã uyển chuyển linh động giải quyết những vướng mắc, mà trong quá trình thực hiện chủ trương của Giáo hội và Nhà nước đã không sao tránh khỏi, nên các Phật sự trong nhiệm kỳ qua có phần thuận lợi.
- Được sự hỗ trợ của Tăng Ni Trụ trì và Ban Hộ tự; sự tín nhiệm của bà con Phật tử. Đặc biệt là sự kiên định lập trường của Phật tử, luôn tuân thủ sự chỉ đạo của Giáo hội Trung ương và Ban Trị sự các cấp Giáo hội, là nhân tố thành công của Phật sự tỉnh nhà.
Nhìn chung, những thành quả đã đạt được của Ban Trị sự tỉnh trong nhiệm kỳ qua là một sự cố gắng nhất định, vận dụng công sức của mình và chấp hành sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Giáo hội của các thành viên trước trọng trách được giao phó, một nỗ lực lớn của Tăng Ni và Phật tử tỉnh nhà đã đồng lòng chung sức với Ban Trị sự.
2. Khuyến điểm :
- Là một tỉnh miền núi phương tiện giao thông khó khăn cách trở, khai triển các văn bản của Trung ương đến Tự viện hầu hết đều chậm trể, việc triển khai Phật sự không kip thời.
- Một số Thành viên Ban Trị sự do công việc kinh tế hằng ngày, Chư Tăng Ni bận nhiều việc ở bổn tự nên đôi lúc lơ là Phật sự chung. Đây một nhược điểm, tạo không ít trở ngại cho sinh hoạt chung.
- Một số vị lớn tuổi được Chư Tôn đức ngoài tỉnh tiếp nhận xuất gia sau thời gian một hai năm trở về địa phương lập nhiều am thất, không đăng ký với Chính quyền và Giáo hội, làm bận tâm Chính quyền và Ban Trị sự, đến nay vẫn còn phải giải quyết.
- Một số chư Tăng Ni Trụ trì tại các Tự viện còn yếu, chưa tròn nhiệm vụ; một số thành viên Ban Hộ tự các cơ sở hạn chế về năng lực chuyên môn trong sinh hoạt tu học, thiếu tinh thần đoàn kết nội bộ, tạo ra xích mích mà nhiều lần Thường trực BTS, Ban Pháp chế, Ủy viên Kiểm soát và Ban Trị sự Huyện, Thị đã phối hợp giải quyết.
- Đầu nhiệm kỳ, tình hình GĐPT có chiều hướng đi vào nề nếp, nhưng cũng còn có thiểu số Huynh trưởng chưa thích nghi được đường lối chủ trương của Giáo hội về ngành GĐPT nên có nơi còn trở ngại cho sự sinh hoạt tu học của Huynh trưởng và đoàn sinh.
- Ban Trị sự các huyện, thị Giáo hội, các đơn vị cơ sở làm công tác Phật sự thì nhiều nhưng việc báo cáo định kỳ, hàng quý hàng năm chưa được kịp thời đầy đủ làm kho khăn cho bộ phận tổng hợp Văn phòng BTS.
IV- PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NHIỆM KỲ VII (2017-2022)
Trên cơ sở những thành quả đã đạt được và những tồn tại trong nhiệm kỳ VI (2012-2017) của Ban Trị sự tỉnh nhà. Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đắk Lắk xây dựng chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) có tính kế thừa, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội và Giáo hội như sau:
A- NHIỆM VỤ CHUNG:
1- Tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII GHPGVN, Nghị quyết Đại hội Phật giáo tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ VII (2017 - 2022) để làm cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả.
2- Tham dự Khóa bồi dưỡng hành chánh, học tập Nội quy hoạt động của Giáo hội do Trung ương Giáo hội tổ chức vào đầu mỗi nhiệm kỳ.
3- Tham dự học tập Luật tín ngưởng tôn giáo do Nhà nước phổ biến.
4- Tu chỉnh quy chế làm việc của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và Ban Hộ tự các đơn vị cơ sở cho phù hợp với công tác Phật sự.
5- Tăng cường trách nhiệm cho các Ủy viên Ban trực thuộc hoạt động có hiệu quả.
6- Lập thủ tục đề nghị thành lập Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN huyện Buôn Đôn.
7- Tiếp tục xin Nhà nước cấp quỹ đất thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tỉnh.
8- Tiếp tục xin phục hồi di tích Phật giáo du nhập đầu tiên vào Đắk Lắk, tạo nơi đây thành cơ sở Phật giáo để Phật tử Kinh và đồng bào dân tộc có nơi tu tập.
9- Đề nghị công nhận chính thức cho các đơn vị Phật giáo đang sinh hoạt tạm thời, nhất là tại thành phố Buôn Ma Thuột và huyện Krông Buk.
10- Liên hệ với Chính quyền các cấp đề nghị được thành lập các đơn vị Phật giáo cơ sở tại các xã vùng sâu, vùng xa.
11- Sự sáng tạo trong hoạt động công tác Phật sự của Ban Trị sự và các Ban Trực thuộc còn hạn chế, Ban Trị sự sẽ thực hiện tất cả các Văn bản chỉ đạo của Trung ương Giáo hội để công tác Phật sự được phong phú đa dạng hơn.
B- HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:
Từ những điểm chung trên để giao trách nhiệm cho các Ban trực thuộc như sau:
1- Công tác Tăng sự:
- Củng cố Ban Kiểm Tăng để hoạt động có hiệu quả, họp định kỳ hàng tháng.
- Lập thủ tục kê khai các Tự viện và Tăng Ni có tính khoa học để dễ quản lý trong sinh hoạt và tu tập.
- Có kế hoạch mở khóa bồi dưỡng Trụ trì cho các Tăng Ni vào mùa An cư kiết hạ năm 2018.
- Lập thủ tục bổ nhiệm trụ trì cho các đơn vị vùng sâu vùng xa để hướng dẫn cho các Phật tử tu học đúng chánh pháp.
- Có biện pháp vận động các tịnh thất tự phát gia nhập và sinh hoạt trong sự quản lý của Giáo hội tỉnh.
2- Công tác Giáo dục Tăng Ni:
- Lập thủ tục xin thành lập Trường Sơ, Trung cấp Phật học.
- Động viên và tạo điều kiện về thủ tục cho các Tăng Ni vào học tại các trường Cao đẳng, Học viện Phật giáo và du học nước ngoài.
- Sắp xếp, bố trí Tăng Ni đã tốt nghiệp Tiến sĩ, Đại học và sau Đại học vào phục vụ trong các Ban ngành như: Hoằng pháp, Giáo dục, Văn hóa…
3- Công tác Hoằng pháp:
- Khuyến khích Tăng Ni đăng ký theo học các lớp Trung, Cao cấp Hoằng pháp do Ban Hoằng pháp TƯ tổ chức.
- Tiếp tục mở các lớp giáo lý căn bản cho Phật tử theo học tại TP. Buôn Ma thuột và các thành phố, huyện, thị Giáo hội.
- Củng cố nhân sự Ban Hoằng pháp có chất lượng, có kế hoạch đi thuyết giảng đáp ứng nhu cầu thuyết giảng đến các Tự viện, để tiến đến thành lập Giảng sư Đoàn đi thuyết giảng lưu động, phổ biến kịp thời các chủ trương của Giáo hội và Nhà nước đến tận vùng sâu vùng xa.
- Kết hợp cùng Ban Văn hóa, vận động tài chính in thêm cuốn “ Nghi thức tụng niệm song ngữ Việt và Ê Đê” để phổ biến cho đồng bào dân tộc.
4- Công tác Nghi lễ:
- Tổ chức các ngày lễ lớn trong năm: Phật đản, Vu Lan, Thành đạo.
- Tổ chức lễ tưởng niệm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông Niết bàn.
- Tổ chức Lễ tưởng niệm tri ân chư Tôn đức Tăng Ni đã viên tịch.
- Đề nghị các Cơ quan chức năng hỗ trợ về pháp lý để các Tự viện được tổ chức các lễ như: Bổ nhiệm Trụ trì, Khánh thành, An vị, Công nhận chính thức đơn vị.
5- Công tác Hướng dẫn Phật tử:
- Thực hiện Thông tư số: 170 /TT-HDPT, ngày 17 tháng 10 năm 2013, Ban Trị sự sẽ chỉ đạo thành lập Phân Ban Thanh Thiếu Nhi Phật Tử các cấp và Câu Lạc Bộ Thanh Thiếu Nhi Phật Tử cơ sở, có chương trình sinh họat cụ thể.
- Củng cố, tổ chức, phát triển các đạo tràng sinh hoạt đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh, sinh hoạt có chất lượng, có những tư duy mới làm khơi dậy tinh thần học Phật.
- Kết hợp với Ban Hoằng pháp phát động phong trào "Phật hóa gia đình" đến các vùng sâu vùng xa.
- Cần quan tâm hơn nữa tổ chức GĐPT sinh hoạt đúng trọng tâm, HTr cần phải đầu tư hơn nữa về phương pháp sinh hoạt, tu tập phù hợp với thực tiễn xã hội mới.
- Xây dựng tình đoàn kết, hòa hợp để cùng nhau tiến bộ trên con đường phục vụ dân tộc và đạo pháp.
6- Công tác Văn hóa:
- Viết cuốn Lịch sử Phật giáo Đắk Lắk.
- Ra mắt cuốn “Lịch sử Tự viện Đắk Lắk”.
- Phát động phong trào diễn tập văn nghệ để tìm nhân tố có khả năng và thành lập ban Văn nghệ để phục vụ trong các dịp Đại lễ của Giáo hội.
- Tổ chức triển lãm văn hóa Phật giáo trong các dịp lễ lớn.
- Xác định sự hiện hữu Tập san Vô Ưu.
- Phát động phong trào thành lập tủ sách Phật học tại các Tự viện và gia đình.
- Động viên gia đình và các nam nữ Phật tử trẻ tổ chức lễ hằng thuận tại các Tự viện để tạo thành phong trào văn hóa mới.
7- Công tác Thông tin Truyền thông:
- Kết hợp với các Ban trực thuộc, Ban Trị sự Thành phố, Huyện, Thị Giáo hội tăng thêm Cộng tác viên để đưa các thông tin Phật sự của tỉnh lên trang Website "Phatgiaodaklak.org” đầy đủ và sốt dẽo hơn .
8- Công tác Từ thiện Xã hội:
- Củng cố nhân sự Ban Từ thiện Xã hội để hoạt động có hiệu quả hơn nữa, huy động nguồn ủy lạo các Tổ chức Từ thiện của tỉnh, thành bạn; Có kế hoạch chủ động nguồn tặng phẩm để kịp thời khi có nhu cầu cần thiết như: Thiên tai, bão lũ.
- Tổ chức thăm viếng, tặng quà vào các dịp lễ: Phật đản, Vu Lan, Thành đạo, tết Nguyên đản; thăm viếng các gia đình có công với nước và Giáo hội, các bệnh nhân nghèo, gia đình neo đơn…
- Có kế hoạch vận động xây nhà tình thương cho các hộ nghèo vùng sâu.
- Kết hợp với Ban Hoằng pháp trong các công tác Từ thiện Xã hội.
V- PHẦN KIẾN NGHỊ:
- Nhìn vào thực tế nhân sự Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhà (và có thể nhiều tỉnh, thành bạn). Hầu hết đều phát tâm phục vụ cho Giáo hội, trình độ nghiệp vụ chưa cao. Kính đề nghị Trung ương Giáo hội có kế hoạch Bồi dưỡng nghiệp vụ cho tất cả các Ban Trực thuộc từ 03 đến 07 ngày, để các Trưởng Ban, Phân ban, các Ủy viên Chuyên ngành có vốn thực thi công tác Phật sự cho Giáo hội tốt hơn, không dẫm chân lên nhau.
VI- PHẦN KẾT LUẬN:
Trên đây là báo cáo công tác Phật sự Nhiệm kỳ VI (2012 - 2017) và phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2017 - 2022) của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk. Hoàn thành nhiệm vụ do Trung ương chỉ đạo và do Nghị quyết Đại hội VI đề ra có nhiều, nhưng tồn đọng công tác Phật sự nhiệm kỳ VI cũng đáng kể. Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh kính đề nghị Hội đồng Trị sự GHPGVN tiếp tục chỉ đạo, Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) tỉnh tiếp tục góp ý, để Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhiệm kỳ VII tiếp thu, bổ sung vào phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ mới.
Kế thừa truyền thống ngàn đời của Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni và Phật tử tỉnh Đắk Lắk nguyện "Đoàn kết hòa hợp trưởng dưỡng đạo tâm trang nghiêm Giáo hội", gắn bó và đồng hành cùng dân tộc trong tinh thần "Hộ quốc an dân", cùng đồng bào Phật tử xây dựng, hội nhập và phát triển đất nước trong thời bình. Trước mắt là đoàn kết hòa hợp, lập nhiều thành tích hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017 – 2022 tại thủ đô Hà Nội.
Trân trọng tri ân quý Đại biểu đã lắng nghe, kính chúc chư Tôn đức Giáo phẩm, chư Tôn đức Tăng Ni, chư vị khách Quý và toàn thể Đại biểu vô lượng an lạc.
Kính chúc Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đắk Lắk lần thứ 7 Nhiệm kỳ 2017 - 2022 thành công viên mãn.
Trân trọng kính chào./.
BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH ĐẮK LẮK.
Các tin đã đăng: