810 822
Tin Tức » Phật Sự
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 13:50:56 17-06-2018 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Thông Báo V/v: Hoằng Pháp nhân Mùa Phật Đản PL. 2562 - DL. 2018

Thông Báo

V/v: Hoằng Pháp nhân Mùa Phật Đản PL. 2562 - DL. 2018Hòa chung niềm hoan hỷ của người con Phật đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, căn cứ cuộc họp toàn Ban Hoằng Pháp GHPGVN Tỉnh ĐakLak ngày 28/ 3/ 2018 và 14/ 4/ 2018. Nay Ban Hoằng Pháp thông báo đến chư Tôn Đức Tăng-Ni và quý Phật tử chương trình Hoằng pháp nhân mùa Phật Đản PL. 2562 - DL. 2018 như sau:
 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐĂKLĂK
BAN HOẰNG PHÁP
Buôn Ma Thuột, ngày 14 tháng 4 năm 2018

THÔNG BÁO
V/v: HOẰNG PHÁP NHÂN MÙA PHẬT ĐẢN PL. 2562 - DL. 2018

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
             Kính gửi: Ban Trị sự Phật Giáo thành phố; Huyện, Thị xã trong Tỉnh ĐakLak,
             Kính bạch chư Tôn Đức Tăng-Ni,
            Kính thưa quý Phật tử,
                   Hòa chung niềm hoan hỷ của người con Phật đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ
Thích Ca Mâu Ni, căn cứ cuộc họp toàn Ban Hoằng Pháp GHPGVN Tỉnh ĐakLak ngày 28/ 3/
2018 và 14/ 4/ 2018.
Nay Ban Hoằng Pháp thông báo đến chư Tôn Đức Tăng-Ni và quý Phật tử chương
trình Hoằng pháp nhân mùa Phật Đản PL. 2562 - DL. 2018 như sau:
    A. TỔ CHỨC THUYẾT GIẢNG:
Từ ngày 08 đến hết ngày 15 tháng 4 năm Mậu Tuất (22/ 5 đến 29/5/ 2018), Ban Hoằng
Pháp sẽ công cử giảng sư đi thuyết giảng tại các tự viện trong toàn tỉnh. Các đơn vị có nhu
cầu thông qua Ban Trị sự Phật Giáo Huyện, Thị sở tại để liên lệ sớm với Ban Hoằng Pháp.
Số điện thoại liên lạc : - Đại Đức Thích Giác Phổ -Trưởng Ban BHP: 0903 98 25 45
- Đại Đức Thích Vạn Năng -Phó Thường trực BHP: 0988 15 09 19
- Đại Đức Thích Hải Nguyện - Phó Ban BHP: 0905 444 674

    B. PHẦN THI GIÁO LÝ:
1 Đối tượng dự thi:
Mỗi chùa, Tịnh xá, Niệm Phật đường: 10 thí sinh (không hạn chế độ tuổi). Đề nghị BTS
GHPGVN các Huyện, Thị nộp danh sách về Văn Phòng Ban Hoằng Pháp GHPGVN Tỉnh, số
117 Phan Bội Châu, Tp. Buôn Ma Thuột trước ngày 15/5/2018 để BHP in đề thi.
2 Nội dung ôn thi: Tài liệu ôn thi gồm 100 câu hỏi được gửi kèm với thông báo này, BTS
GHPGVN các Huyện, Thị photocopy phát cho các thí sinh học.
Thí sinh sẽ thi 50 câu.
3 Địa điểm thi: Sẽ tổ chức tại địa điểm:
- Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, TP. BMT : Vào ngày 20/5/2018 (nhằm 06-04- Mậu Tuất)
số 117 Phan Bội Châu, Tp. Buôn Ma Thuột
4 Thời gian và chương trình hội thi giáo lý :
Vào buổi sáng ngày 20 tháng 5 năm 2018 (nhằm mùng 06 tháng 04 năm Mậu Tuất)
theo chương trình sau:
08g00-08g30: Khai mạc
08g30-09g00: Thi giáo lý.
09g00-10g30: Ban tổ chức chấm bài thi
09g00-10g30: Giao lưu + Hái hoa giáo lý dân chủ
10g30-11g00: Tổng kết phát thưởng
11g00-11g30: Bế mạc
11g30-12g00: Thọ trai
5 Phần thưởng: gồm có: các giải thưởng Nhất, Nhì, Ba và nhiều giải khuyến khích
● Các giải được Ban Hoằng Pháp GHPGVN Tỉnh phát thưởng trị giá như sau:
- Giải Nhất: 1.500.000 Đồng VN
- Giải Nhì : 1.000.000 Đồng VN
- Giải Ba : 500.000 Đồng VN
● Các giải Khuyến khích là một phần quà.
● Trường hợp đồng số điểm, thí sinh trả lời câu hỏi phụ bằng cách hái hoa dân chủ để
BGK chọn giải Nhất, Nhì, Ba.
6. Phương thức tổ chức hội thi giáo lý:
Các Ban được phân công:
a. Ban Giám Khảo & chấm bài thi:
Gồm chư Đại Đức: Thích Vạn Năng, Thích Tâm Định, Thích Nhuận Đài, Thích Giác Quân,
Thích Phương Trọng, Thích Lệ Thuận, Thích Giác Minh Hương, Sư cô Liên Hiếu, Sư cô
Chúc Thời, và thành viên Phân Ban Hướng Dẫn Phật tử
b. Ban Giám Thị:
Gồm chư Đại Đức Thích Minh Hạnh, Thích Minh Thiện, Thích Minh Huệ, Thích Nhuận
Bảo, Thích Như Tâm, Thích Nhuận Nghĩa, Sư cô Vạn Đăng, Sư cô Liên Thanh & Thành
viên Phân Ban hướng dẫn Phật tử và các Hoằng pháp viên cư sĩ.
c. Ban Hái Hoa Giáo Lý:
Gồm chư Đại Đức: Thích Giác Phổ, Thích Giác Hiền, Thích Giác Thăng, Thích Nhuận Tài,
Sư cô Tịnh Diệu, Cư sĩ Nguyên Thơ, Cư sĩ Tuệ Đức Quy.
d. Ban trần thiết:
Gồm chư Đại Đức Thích Hải Nguyện, Thích Minh Thiện, Thích Minh Đạo & Phân Ban
Hướng dẫn Phật tử tỉnh Đak Lak, Gia Đình Phật Tử chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
e. Trang trí và ẩm thực: Đơn vị đăng cai hỷ cúng và Phân Ban hướng dẫn Phật tử đảm nhiệm
f. Ban bảo vệ, trật tự: Phân Ban hướng dẫn Phật tử đảm nhiệm.
Điều phối chương trình: Đại Đức Thích Hải Nguyện, Phật tử Nguyên Thơ, PT. Tuệ Đức Quy.

Bức phông theo mẫu sau:
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐĂKLĂK
BAN HOẰNG PHÁP

HỘI THI GIÁO LÝ KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN PL 2562 – DL 2018

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, ngày 20/05/2018 (nhằm 06/04/Mậu Tuất)
Nay Ban Hoằng Pháp GHPGVN tỉnh Đăk Lăk kính thông báo đến Ban Trị sự Phật Giáo
Thành Phố; các Huyện, Thị, chư Tôn Đức Tăng-Ni, Phân Ban hướng dẫn Phật tử, Gia Đình
Phật Tử và quý vị Phật tử trong ban Hộ trì Tam bảo các tự viện trong toàn tỉnh liễu tri để Ban
Hoằng Pháp Phật giáo hoàn thành Phật sự đã nêu trên.
 
BAN HOẰNG PHÁP GHPGVN TỈNH ĐĂK LĂK
TRƯỞNG BAN
(Đã ký)
Đại Đức Thích Giác Phổ
 
Câu hỏi ÔN TẬP KỲ THI GIÁO LÝ DÀNH CHO
CƯ SĨ PHẬT TỬ-GĐPT __NĂM 2018

A.-PHẦN LƯỢC SỬ ĐỨC PHẬT VÀ THÁNH CHÚNG
Câu 1: Thân thế của Thái tử Tất-đạt-đa:
- Phụ thân là vua Tịnh-phạn trị vì kinh thành Ca-tỳ-la-vệ thuộc miền Trung Ấn Độ;
- Mẫu thân hoàng hậu Ma-gia;                 - Thái tử thuộc họ Cồ-đàm, bộ tộc Thích-ca.
Câu 2: Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh:  ngày 15 tháng 4 năm 624 trước Dương lịch.
Câu 3: Nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh: bên cội cây Vô Ưu tại vườn Lâm Tỳ Ni, kinh thành Ca Tỳ La Vệ. 
Câu 4: Sau khi dạo 4 cửa thành, Thái tử đã trình vua cha những điều nếu vua làm được thì Ngài sẽ không đi tu:
- Làm sao cho con TRẺ mãi không GIÀ ;             - Làm sao cho con MẠNH hoài không ĐAU
- Làm sao cho con SỐNG hoài không CHẾT;      - Làm sao cho mọi người HẾT KHỔ
Câu 5: Thái tử đi xuất gia vào năm:
- Theo Bắc truyền: mùng 08 tháng 02 ÂL năm 605 Trước Dương lịch. (624-19 = 605)
- Theo Nam Truyền: ngày 15 tháng 02 ÂL năm 595 trước Dương lịch. (624-29 = 595)
Câu 6: Thái tử đi xuất gia khi Ngài:       - Theo Bắc truyền: 19 tuổi.                               
- Theo Nam truyền: 29 tuổi.                         
Câu 7: Người thế phát xuất gia cho Thái tử là: Thái tử tự thế phát cho mình.
Câu 8: Những vị thầy mà Thái tử đã theo học khi tầm đạo:
- Ông A-đa-la Già-đà-na (Alara Kalama) chứng Vô Sở Hữu Xứ Định.
- Ông Uất-đầu-lam-Phất ( Uddaka Ramaputta) chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định.
Câu 9:  Thái tử đã tu khổ hạnh trong: 6 năm.
Câu 10: Sau thời gian tầm đạo và khổ hạnh ép xác, Thái tử vẫn chưa đạt được giác ngộ giải thoát.
Câu 11: Theo Đức Phật, chân lý Trung Đạo là rời xa 2 cực đoan: hưởng thọ dục lạc thái quá và khổ hạnh ép xác cùng cực, tự nỗ lực tu tập theo 37 Phẩm Trợ Đạo.
Câu 12: Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo vào:
- Theo Bắc truyền: ngày 08 tháng 12 năm 594 trước Dương Lịch.  (624-30 = 594)
- Theo Nam truyền: ngày 15 tháng 12 năm 589 trước Dương lịch.  (624-35 = 589)
Câu 13: Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo vào năm Ngài: a. 30 tuổi (Theo Bắc truyền)
b. 35 tuổi (Theo Nam truyền)
Câu 14: Sau khi thành đạo, Đức Phật chưa quyết định thuyết pháp độ sinh, người đã thỉnh Ngài thuyết pháp là: Phạm thiên Sa-ham-pa-ti.
Câu 15: Tam Bảo được hình thành từ khi:    Đức Phật thuyết bài pháp Tứ Diệu đế cho 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển.
Câu 16:  Người cúng dường Đức Phật đầu tiên là 2 thương gia: Taphassu (Đề Lê Phú Bà) và Bhallika (Bạc Lê Ca)
Câu 17:  Những vị đệ tử xuất gia đầu tiên của Phật là 5 anh em: Kiều Trần Như, A Xã Bệ Thệ, Bạt Đề, Thập Lục Ca Diếp, Ma Ha Câu Ly.
Câu 18: Đoàn giảng sư đầu tiên của Đức Phật gồm có:    60 vị Thánh Tăng (A-la-hán): 5 anh em Kiều Trần Như, Da Xá và 54 người bạn của Da Xá.
Câu 19: Vua Tịnh Phạn đã cử 9 phái đoàn đi thỉnh Phật về thăm Hoàng cung lần thứ nhất, nhưng không thành.
Câu 20:  Những phái đoàn do vua cử đi không thỉnh Phật về được hoàng cung là do:
   Các vị sứ giả và tùy tùng đều xin xuất gia theo Phật, tu hành chứng quả và quên thỉnh Phật về hoàng cung.
Câu 21:  Người thỉnh được Phật về thăm hoàng cung lần thứ nhất là:  Tôn giả Ca-lưu-đà-di (người sinh cùng giờ, cùng ngày, cùng tháng, cùng năm với Thái tử).
Câu 22: Đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ hai vì nhân duyên:   Vua Tịnh Phạn đã 90 tuổi và sắp băng hà, Phật thuyết chân lý vô thường cho vua nghe, vua đắc quả A La Hán.
Câu 23:  Người đứng ra tổ chức lễ trà tỳ cho vua Tịnh Phạn là: Đức Phật tự tay khâm liệm và tổ chức lễ trà tỳ.
Câu 24: Đức Phật thuyết pháp độ mẫu thân Ma Ha Ma Gia vào lúc: Mùa an cư kiết hạ thứ 7 tại cung trời Đao Lợi.
Câu 25: Công hạnh của Ngài Xá-Lợi-Phất là:         Trí tuệ đệ nhất.                    
Câu 26: Công hạnh của Ngài Mục Kiền Liên là:    Thần thông đệ nhất.
Câu 27: Công hạnh của Ngài Đại Ca Diếp là:        Khổ hạnh đệ nhất.
Câu 28: Công hạnh của Ngài A Nan là:                Đa văn đệ nhất.                        
Câu 29: Công hạnh của Ngài La Hầu La là:          Mật hạnh đệ nhất.
Câu 30: Công hạnh của Ngài Ưu Ba Ly là:           Trì giới đệ nhất.          
Câu 31: Vị vua diện kiến Đức Phật đầu tiên là:   Vua Tần Bà Sa La.                   
Câu 32: Vị thiện nam, đại thí chủ, đại hộ pháp của Đức Phật là:   Trưởng giả Cấp cô độc.      
Câu 33: Vị đệ tử tín nữ, đại thí chủ, đại hộ pháp của Đức Phật là:   Tín nữ Visakha.
Câu 34: Người dâng cúng Trúc Lâm Tịnh Xá lên Đức Phật và Tăng đoàn là:  Vua Tần Bà Sa La.
Câu 35: Người dâng cúng Tịnh Xá Kỳ viên lên Đức Phật và Tăng đoàn là:  Trưởng giả Cấp Cô Độc  và  Thái tử Kỳ Đà.
Câu 36: Vị đệ tử xuất gia cuối cùng của đức Phật là: Tôn giả Tu-bạt-đà-la (Subhadda).
Câu 37: Người dâng cúng bữa ăn trước khi Đức Phật thành đạo là:  nữ tín chủ Tu-xà-đề (Sujata) (dâng cúng bát sữa khi Phật kiệt sức bên sông Ni Liên Thuyền).
Câu 38: Người dâng cúng bữa ăn cuối cùng lên Đức Phật là: Người thợ rèn Thuần Đà (Cunda).
Câu 39: Đức Phật nhập Niết bàn vào: Ngày 15 tháng 02 năm 544 trước Dương Lịch.
Câu 40: Đức Phật nhập Niết bàn tại: Rừng Sa La song thọ thành Câu Thi Na.
Câu 41: Đức Phật nhập Niết bàn khi Ngài 80 tuổi.
Câu 42: Đức Phật nhập Niết bàn theo tư thế:  Nằm giữa hai cây sa la, nghiêng mình về bên phải, đầu hướng phía Bắc.
Câu 43:  Sau khi nhập Niết bàn, kim quan Đức Thế Tôn lưu lại 7 ngày.
Câu 44: Nguyên nhân kim quan Đức Thế Tôn lưu lại một thời gian mới trà tỳ là:  Đợi tôn giả Đại Ca Diếp đi du hóa phương xa trở về.
Câu 45: Sau khi trà tỳ, Xá Lợi của Phật được chia làm: 8 phần.
Câu 46: Người được thừa kế y bát của Đức Thế Tôn và lãnh đạo giáo đoàn sau khi Ngài nhập Niết bàn là: Tôn giả Đại Ca Diếp.
Câu 47: Đức Phật đã thuyết pháp độ sinh trong: 49 năm (theo Bắc truyền), 45 năm (Theo Nam truyền).
Câu 48: Những lời dạy cuối cùng của Đức Phật là:
-Hãy nương tựa vào chánh pháp, nương tựa vào chính mình.
-Lấy giới luật làm thầy dẫn đường.
Câu 49: 4 thánh tích cần chiêm bái lễ lạy là:
-Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca-tỳ- la-Vệ nơi Phật đản sanh.
-Bồ Đề Đạo Tràng, nước Ma Kiệt Đà nơi Phật thành đạo.
-Vườn Nai gần thành Ba-La-Nại nơi Phật chuyển pháp luân.
-Rừng Sa La song thọ thành Câu-Thi-Na nơi Phật nhập Niết bàn.
Câu 50: Đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên được diễn ra: Sau khi Phật nhập Niết bàn 3 tháng.             
Câu 51: Người đứng ra chủ trì buổi kết tập kinh điển lần đầu là: Tôn giả Đại Ca Diếp.
Câu 52: Có tổng số 500 Vị A-La-Hán tham gia đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất:
Câu 53: Tôn giả phụ trách trùng tuyên Kinh tạng trong đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất là: Tôn giả A Nan.
Câu 54: Tôn giả phụ trách trùng tuyên Luật tạng trong đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất là: Tôn Giả Ưu Bà Ly.
Câu 55: Giáo lý Phật dạy được kết tập ghi lại bằng: 2 ngôn ngữ chính là Pali và Sanskrit.
Câu 56: Sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, đạo Phật được truyền đi theo các hướng: Bắc và Nam.
Câu 57: Phật giáo Nguyên Thủy là:  Phật giáo Nam truyền (Nam Tông), truyền đến các nước: Lào, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan…
Câu 58: Phật giáo Phát triển là: Phật giáo Bắc Truyền (Bắc Tông), truyền đến các nước: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Câu 59: Cách tính Phật lịch: Năm Dương lịch hiện nay cộng với năm Phật Niết bàn. [DL2018 _ PL 2562 (=2018 + 544)].
Câu 60: Cách tính số lần kỷ niệm ngày Phật đản sanh: (= Năm Dương lịch hiện nay cộng với năm Phật Đản sinh) năm nay Phật giáo kỷ niệm ngày đản sanh của Phật lần thứ 2642 (= 2018 + 624).
B.-PHẦN GIÁO LÝ
Câu 1: Giáo lý của Đạo Phật gồm 3 tạng giáo điển: Kinh, Luật, Luận.
Câu 2: Tam Bảo là: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. 
Câu 3: Xuất thế gian Tam Bảo bao gồm: Xuất thế gian Phật Bảo, xuất thế gian Pháp Bảo, xuất thế gian Tăng Bảo.
Câu 4: Xuất thế gian Phật Bảo là:  Chư Phật đã tu hành giải thoát khỏi thế gian như Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Ca Diếp…
Câu 5: Xuất thế gian Pháp Bảo là:  Những chánh pháp của Phật có công năng đưa chúng sanh giải thoát giác ngộ khỏi sự ràng buộc của thế gian: Tứ Thánh đế, 12 nhân duyên, Lục độ, …
Câu 6: Xuất thế gian Tăng Bảo là:  Những vị Thánh Tăng đã giải thoát ra khỏi thế gian như Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Địa Tạng, Tôn giả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên …
Câu 7: Thế gian trụ trì Tam bảo bao gồm: Thế gian trụ trì Phật Bảo, Thế gian trụ trì Pháp Bảo, Thế gian trụ trì Tăng Bảo.
Câu 8: Thế gian trụ trì Phật Bảo là: Xá lợi Phật; Các tượng Phật được đúc bằng đồng, tạc bằng đá, khắc bằng gỗ, đúc bằng xi măng… ; Các hình ảnh của Phật được thêu trên vải, vẽ trên giấy, khắc trên tường đá…
Câu 9: Thế gian trụ trì Pháp Bảo là:  Tam tạng giáo điển được viết trên giấy, trên lá cây; khắc trên đá, gỗ, đồng; thêu trên vải…
Câu 10:  Thế gian trụ trì Tăng Bảo: Các vị Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni tu hành chơn chánh theo giáo lý Phật dạy.
Câu 11: Sám hối là: Sám: ăn năn lỗi trước; Hối: Ngăn ngừa lỗi sau; Sám hối là ăn năn lỗi trước, ngăn ngừa lỗi sau.
Câu 12: Các phương pháp sám hối: Tác pháp sám hối, Thủ tướng sám hối, Hồng danh sám hối, Vô sanh sám hối.
Câu 13: Các cách lễ Phật: 7 cách, trong đó 3 cách về sự, 4 cách về lý.  
Câu 14: Tụng kinh, trì chú, niệm Phật được những lợi ích: -Trí tuệ phát triển, hiểu rõ lời Phật dạy để tu tập đúng chánh pháp.    -Ba nghiệp được thanh tịnh, tiêu trừ nghiệp chướng.    -Tăng trưởng phước lành.
Câu 15: Sáu đại hạnh của Bồ-tát đưa đến cứu cánh viên mãn gọi là Lục độ (Lục Ba La Mật) gồm:   Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ.
Câu 16: Các loại trí tuệ là: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ.
Câu 17:  Văn tuệ là:  Trí tuệ có được nhờ nghe trực tiếp giáo pháp của Phật; nghiên tầm khảo cứu kinh điển và tụng đọc giáo lý mà lãnh hội ý nghĩa.
Câu 18: Tư tuệ là:  Trí tuệ có được nhờ tư duy phân tích những điều được nghe, được đọc như Tứ đế, lý Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã …và tu tập thiền định.
Câu 19:Tu tuệ là: Giai đoạn thứ 3 sau văn tuệ và tư tuệ, trên nền tảng đó mà tu tập, thực nghiệm từ đó thấu rõ thật tướng các pháp, phát sinh chánh trí. 
Câu 20:  Bát khổ gồm:  Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ.
Câu 21:  Các loài hữu tình biến đổi theo quy luật: Sinh, trụ, dị, diệt. 
Câu 22: Các loài vô tình biến đổi theo quy luật: Thành, trụ, hoại, không. 
Câu 23: Vô thường gồm có: Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường.
Câu 24: Nghiệp có 4 đặc tính:  -Hành động có tác ý;  - Vận hành theo quy luật (tất yếu) tự nhiên, khách quan; - Do hữu tình chúng sinh tạo ra và thọ nhận; - Chúng sinh có thể chuyển hóa nghiệp.
Câu 25: Phân loại theo thời gian, nghiệp có 4 loại là:
- Hiện nghiệp: Nghiệp nhân và nghiệp quả xảy ra trong cuộc sống hiện tại (đời này).
- Hậu nghiệp: Nghiệp quả xảy ra ở đời sau. 
- Vô hạn định nghiệp: thời gian hình thành nghiệp quả không hạn định được ở thời điểm nào.
- Nghiệp vô hiệu lực: Nghiệp nhân không đủ năng lực hình thành nghiệp quả.
Câu 26: Phân loại theo tính chất thiện ác, nghiệp có 2 loại gồm: Bạch nghiệp (thiện nghiệp), Hắc nghiệp (ác nghiệp)
Câu 27: Lý do của việc giữ giới không sát sinh :  -Tôn trọng sự công bằng.  -Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.  -Nuôi dưỡng lòng từ bi.  -Tránh nhân quả báo ứng oán thù.
Câu 28: Lợi ích của việc giữ giới không trộm cướp:
-Tránh quả báo của việc trộm cướp gây ra.
-Tránh xảy ra trộm cướp, đem lại an bình trong xã hội.
Câu 29: Lý do giữ giới không nói dối:  -Tôn trọng sự thật.  -Nuôi dưỡng lòng từ bi. -Giữ gìn và xây dựng uy tín. -Được mọi người tin tưởng. -Tránh quả báo do nói dối gây ra.
Câu 30: Lý do giữ giới không uống rượu:
-Bảo toàn hạt giống trí tuệ, được trí tuệ sáng suốt.
-Ngăn ngừa nguyên nhân gây ra lỗi lầm.
-Tránh quả báo do uống rượu gây ra.
Câu 31: Người Phật tử tại gia có những bổn phận:  
-Bổn phận đối với tự thân.
- Bổn phận đối với gia đình quyến thuộc.
- Bổn phận đối với người ngoài gia đình.
Câu 32: Những việc mà người Phật tử tại gia nên quyết tâm thực hiện để làm tròn bổn phận đối với tự thân là tu tâm dưỡng tánh: Giữ gìn Ngũ giới, thực hành Thập thiện, niệm Phật sám hối, bố thí cúng dường.
Câu 33Bổn phận của Phật tử đối với chư Tăng và thiện hữu tri thức:  -Hết lòng thành thật với chư Tăng và thiện hữu tri thức;   -Cung kính và vâng lời dạy bảo của các vị minh sư.   -Chăm chỉ nghe giảng dạy, thẩm xét cho kỹ rồi theo đó mà thực hành; những chỗ chưa thông hiểu nên tham cầu chư Tăng.  -Thỉnh các vị minh sư chỉ dạy những pháp môn cần yếu: niệm Phật, ngồi thiền để ngày đêm chuyên tâm tu trì.
Câu 34: Khi đến chùa Phật tử nên giữ các oai nghi như:
-Khi thấy chư Tăng nên cung kính chắp tay xá chào với vẻ mặt hoan hỷ.  
-Trước khi vào khóa lễ, phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, xếp giày dép ngay ngắn ngoài thềm, không mang giày dép dơ bẩn vào trong chánh điện.   
-Vào chùa, không nên đi chính giữa mà nên theo cửa bên trái, bên phải mà vào.   
-Không xả rác bừa bãi, ho nhổ xuống nền và vệ sinh đúng nơi quy định.
Câu 35: Khi lạy Phật, Phật tử nên: 
-5 vóc: đầu, 2 tay, 2 chân phải sát đất;   
- Nhất tâm chí thành niệm Phật.
- Nghe theo tiếng khánh để lạy cho đều.
Câu 36: Khi cầm kinh sách để xem hoặc tụng đọc, Phật tử nên:
- Rửa tay sạch sẽ, cầm bằng hai tay, không được dùng miệng thổi bụi trên kinh.
- Kính trọng kinh như kính trọng Phật, không được cầm kinh mà xá chào người, không được để kinh dưới đất
- Không được mượn kinh của người để coi mà không trả hoặc làm hư hỏng.
Câu 37: Con người ở trên đời thường tham muốn 5 món, đó là: Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ.
Câu 38: Tác hại của lòng tham muốn quá độ:  Mất hết tự chủ, lo buồn giận dữ, cạnh tranh xâu xé, lừa đảo dối trá,  đưa đến chiến tranh,  đọa vào ác đạo.
Câu 39: Những đặc tính của luật nhân quả:    
-Nhân nào quả nấy;    
-Một nhân không thể sanh ra quả;     
-Trong nhân có quả, trong quả có nhân;  
-Sự phát triển nhanh, chậm từ nhân đến quả.
Câu 40: Luật nhân quả chi phối, tác động đến: Các vật vô tri, các loài cây cối, các loài động vật, con người.
                                       -HẾT-

 
Chia sẻ với bạn bè qua: