Admin. 13:26:10 26-06-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Thiền Viện Trúc Lâm Tự Giác mở khóa tập tu
Vừa qua Thiền Viện Trúc Lâm Tự Giác ở huyện Krông Pắk, mời Đại đức Thích Thông Trụ về Thiền Viện tuyết giảng cho các Cư sĩ, đạo tràng Phật tử đang theo học khoá tu.
Tại buổi thuyết giảng Đại đức Thích Thông Trụ dạy rằng: Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta. Ngón tay tượng trưng cho kinh sách, cho lời giảng của Phật, mặt trăng tượng trưng cho chân lý, tức kinh nghiệm trực tiếp và sự thực hiện Giác ngộ. Nếu ta lầm lẫn ngón tay với mặt trăng, ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy mặt trăng. Cũng thế, nếu đến chùa ta chỉ thấy các Thầy nhưng không thấy Phật, hoặc nhận ra Phật mà không nghe thấy những lời giảng của Phật, hoặc chỉ nghe thấy những lời giảng của Phật mà không thấy ngược về những hành vi và tâm ý của chính ta để tự xét đoán và tu tập, cũng giống như ta chỉ thấy ngón tay mà thôi.
Tất cả những gì ta thấy ở chùa, từ chuông mõ cho đến nghi lễ, lắm khi chỉ là hình thức và màu mè. Lời giảng của các vị Thầy có thể chỉ là một vài câu lỏm bỏm trong kinh sách đem ra tán rộng. Nhìn vào kinh sách thì như rừng, có những bộ kinh hàng trăm ngàn trang. Nhìn vào các tông phái và học phái thì không biết đâu để phân biệt. Vậy Đạo Phật thật ra là gì? Đi tìm Đạo Pháp ở đâu? Phải tu tập như thế nào?
Phóng tâm thức ra bên ngoài, chờ đợi từ bên ngoài là hoàn toàn đi ngược với Phật giáo và Đạo Pháp. Đạo Pháp hay Phật giáo là một « khoa học nội tâm », và đối tượng của nền khoa học đó là «tâm thức ». Nổ lực thực hiện trực tiếp những kinh nghiệm do nền khoa học ấy đem đến tức là Tu tập.
Nhưng tu tập cái gì? Tu tập có nghĩa là khắc phục, biến cải và phát huy tâm thức. Tại sao lại phải khắc phục, biến cải và phát huy tâm thức? Vì chính tâm thức là nguồn gốc của mọi xúc cảm bấn loạn, của mọi tư duy lệch lạc và méo mó, của mọi thứ khổ đau, nhưng đồng thời tâm thức cũng là cội nguồn của phúc hạnh, của mọi đức tính tích cực và cao cả nhất. Tu tập còn có nghĩa là làm cho tâm thức lắng xuống, quan sát, phân tích, tìm hiểu sự vận hành của tâm thức để ý thức được bản chất thật sự của nó. Cái bản chất ấy thường xuyên bị che lấp bởi vô minh, tức sự hiểu biết sai lạc về thực thể của vạn vật. Tâm thức liên tục bị khống chế bởi lầm lẫn, bởi ảo giác, bởi bản năng thú tính và những xúc cảm đủ loại, giống như nó đang bị một chủ nhân ông điều khiển, và vị chủ nhân ông ấy chẳng qua chính là « cái ngã » hay « cái tôi » mà người ta thường lầm tưởng là một thứ gì trường tồn và bất biến.
Tu tập gồm có ba cấp bậc hay ba khía cạnh khác nhau : tu giới (shila), tu định (samatha) và tu tuệ (prajna) :
a) Tu giới còn gọi là tu hạnh, tức tự nguyện tuân theo một số giới luật trong mục đích đơn giản hoásự sống của ta, giúp điều hoà và chủ động những hành vi của ta. Ngoài mục đích căn bả đó, tu giới còn hàm chứa những ý nghĩa cao cả hơn : hướng sự sống vào lý tưởng bất bạo động, tạo ra một cuộc sống hài hoà, an vui, hội nhập với những người chung quanh và tất cả chúng sinh. Tóm lại tu hạnh hay giữ giới là tôn trọng và yêu thương sự sống, gần gũi, hoà đồng và hội nhập với sự sống.
b) Tu định còn gọi là thiền định (samatha) là cách giúp ta sống thật sự và trọn vẹn, sống trực tiếp với những giây phút đang xảy ra với tâm thức và thân xác. Tu định giúp ta loại trừ những chướng ngại cản trở tâm thức, chẳng hạn như : xao lãng, lo âu, đờ đẫn, bồn chồn, lo âu, sợ hãi, giận dữ, hận thù…tóm lại là tránh những xúc cảm bấn loạn, tái lập sự an bình và vắng lặng cho tâm thức. Từ sự an bình và vắng lặng đó, tâm thức sẽ nhận ra bản thể đích thực của chính nó và tự nó sẽ làm gia tăng sức mạnh cảm nhận giúp cho ta suy luận và quán thấy thực tính của vạn vật chung quanh.
c) Tu tuệ. Sự quán thấy tối thượng hay trí tuệ (prajna) là sự hiểu biết vượt lên trên những biểu hiện trong tâm thức, vì những biểu hiện trong tâm thức chỉ là những giác cảm như những giác cảm khác, không phải là sự hiểu biết. Tu tuệ để quán thấy bản chất vô thường của mọi hiện tượng, để nhận thức được thực tính vô ngã của chúng, để hiểu rằng mọi hiện tượng, tức mọi vật thể và biến cố, trong đó có « cái ta », chúng không hàm chứa một sự hiện hữu nội tại hay tự tại nào cả.
Ba phép tu trên có thể xem như ba cấp bậc khác nhau, chẳng hạn như việc học vấn ở trường : từ tiểu học đến trung học, rồi đại học. Nhưng thật ra, ba cấp bậc tu tập có phần uyển chuyển hơn, do đó ta có thể thực hiện song hành với nhau. Dù sao cũng cần hiểu rằng : nếu không có một thân xác tinh khiết, một ngôn từ ngay thật, một tâm thức lương thiện thì không thể nào tu định được ; nếu không có một tâm thức an bình loại bỏ được mọi xúc cảm bấn loạn thì không thể nào phát huy được trí tuệ.
Sau hết, sự tu tập còn cần đến một sức mạnh để thúc đẩy và nuôi dưỡng. Nguồn sinh lực đem đến sức mạnh cần thiết cho việc tu tập chính là lòng từ bi. Từ bi luôn luôn là động lực cho từng cử chỉ, ngôn từ và tư duy của ta, là sức sống thiêng liêng nhất và cần thiết nhất để liên kết, thống nhất mọi hành vi trong chủ đích đem đến kết quả cho việc tu tập.
Ba phép tu tập trên đây thật ra là một cách trình bày đơn giản hoá và tóm lược của Bát chính đạo(chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định, chính tư duy và chính kiến) và Lục Ba-la-mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ).
Hình tướng (gồm những hiện tượng thuộc ngoại cảnh và tư duy thuộc tâm thức) được các giác cảm nhận biết hay cảm nhận, từ cảm nhận sinh ra tạo tác, tạo tác biến thành tri thức, tâm thức bám víu vào những tạo tác hay tri thức ấy và cho đấy là « cái ta » hay « cái ngã », cái ta hay cái ngã là nguồn gốc sinh ra mọi bấn loạn. Vậy đơn giản hoá tức là không cho quá trình trên đây hoàn tất chu kỳ lôi cuốn của nó, chận đứng không cho các tên cướp tung hoành và khuấy động. Một cách cụ thể, khi ta ngồi thiền, ta nghe có tiếng động chung quanh, ta nhận biết là có tiếng động, và giản dị chỉ có vậy, nhưng không cho tiếng động (có thể là tiếng ho của một người nào đó, tiếng xe chạy, tiếng đàn hát…) sinh ra tạo tác, tức tiếng động không làm cho ta bực bội hay ưa thích. Khi có người nói chuyện, ta nghe tiếng nói, nhưng không phân biệt xem tiếng nói êm ái hay cọc cằn, ý nghĩa của câu nói là gì, họ nói chuyện với ai, khen ngợi hay châm biếm ai…, không phân biệt tức là ta không diễn đạt, không cho phép tiếng nói tạo tác. Khi một tư duy hiển hiện ra trong tâm thức, dù tư duy đó hướng về quá khứ hay phóng nhìn vào tương lại, dù tư duy đó bám vào bất cứ một sự kiện nào hay một hình tướng nào, ta cũng không cho phép nó tạo tác để đưa đến những xúc cảm như ưa thích, ghét bỏ, hối tiếc, nóng giận, yêu thương, oán hờn, vui sướng, thích thú, hy vọng, tính toán, hoạch định v.v. và v.v…, tóm lại là những xúc cảm bấn loạn. Hãy « nhìn », quan sát và theo dõi tư duy ấy hiển hiện ra sao, nó phát triển như thế nào rồi biến mất như thế nào, sau đó một tư duy khác lại tiếp tục hiển hiện ra sao…và cứ liên tục như thế. Khi ta nhận ra những tư duy ấy xuất phát bằng sự cảm nhận của giác quan tâm thức, không phải là những gì có sẳn và tự tại trong ta, chúng giống như những tên giặc cướp ẩn nấp sẵn sàng lôi kéo ta vào những xúc cảm bấn loạn, và khi đã thực hiện được như thế tức là ta đã đạt được kết quả của tu định (samatha), tức là thể dạng thăng bằng và phẳng lặng của tâm thức : có nghĩa là tiếp nhận một cách đơn giản mọi cảm nhận nhưng không bám víu gì cả.
Trong kinh A-hàm, Phật có giảng như thế này :
« Khi tâm thức được kiểm soát, nó sẽ giống như một khối đá nằm phơi ra bốn hướng : khối đá nằm giữa sân, dù mưa có rơi cũng không làm cho nó tan ra được, dù mặt trời nung nóng cũng không làm cho nó chảy ra được, dù gió có thổi cũng không nhấc bổng nó lên được.
Một tâm thức được kiểm soát sẽ giống như khối đá ấy »
Tu định và Tư thế ngồi thiền
Một cách thực tế, muốn tu định phải làm như thế nào? Trước hết phải ngồi xuống để thiền, sau đó khi đã quen thì ta có thể thiền bất cứ lúc nào : khi đi, khi đứng, khi ăn, khi làm việc…Tư thế ngồi thiền thật quan trọng vì đó là kinh nghiệm hàng ngàn năm lưu lại, tư thế ngồi thiền giúp ta giữ cho thân xác bất động thật lâu nhưng không cần cố gắng nhiều. Tại sao lại giữ cho thân xác bất động? Vì thân xác tương đối dễ cho ta giữ yên, nhưng nếu ta không chủ động được thân xác, thì đối với tâm thức luôn luôn bay nhảy và biến động, làm thế nào để nắm bắt được nó. Thân xác và tâm thức liên hệ mật thiết với nhau, giữ bất động và thăng bằng cho thân xác sẽ giúp khắc phục tâm thức và đem đến sự an bình dễ dàng hơn. Tư thế ngồi thiền được tóm tắt trong bảy điểm như sau :
Ngồi như thế để tạo cho tâm thức sự an bình, cởi mở và không vướng mắc. Nhưng đạt thể dạng ấy để làm gì ? Tu định không phải là một đặc thù của Phật giáo, một vài truyền thống ngoài Phật giáo cũng tập thiền như thế, nhưng cách tu tập của các truyền thống ấy chỉ cốt tạo ra sự cân bằng và trong sáng cho cho tâm thức, và dừng lại ở đó. Người Phật giáo phải nhìn xa hơn như thế, tu thiền trong Phật giáo không phải ngồi xuống để tìm lấy sự thăng bằng và an vui cho ta, nhưng ta ngồi xuống vì sự an lành của chúng sinh. Tạo sự an bình và trong sáng cho tâm thức để quán thấy thực thể của vạn vật, nhìn thấy bản chất rốt ráo và tối thượng của hiện thực chung quanh để tự Giác ngộ, trong mục đích giúp đỡ và hướng dẫn tất cả chúng sinh một cách hữu hiệu hơn. Trong tập 1 của bộ Quảng thích Bồ đề tâm luận (Bhavanakrama) của ngài Liên hoa Giới (Kamalasila), thế kỷ thứ VIII, có viết như sau : « Khi đã buộc được tâm thức vào một đối tượng thiền định, ta sẽ có thể khảo sát đối tượng ấy nhờ vào sự quán xét sâu xa. Và chính từ đó sẽ bùng lên sự hiểu biết trong sáng và rồi hạt mầm của vô minh sẽ bị loại bỏ. Nhưng nếu không thực hiện được như thế, thì việc tập luyện thiền định một cách đơn giản, theo lối của những người ngoài Phật giáo sẽ không thể nào loại trừ được những ô nhiễm ».
Sự hiểu biết trong sáng và quán thấy tối thượng là Trí tuệ. Trí tuệ đưa đến Giác ngộ, và Giác ngộ đưa đến Giải thoát. Vậy tu định tức chuẩn bị cho tâm thức đạt được sự hiểu biết siêu nhiên.
Một số hình ảnh trong buồi thuyết giảng:
Tất cả những gì ta thấy ở chùa, từ chuông mõ cho đến nghi lễ, lắm khi chỉ là hình thức và màu mè. Lời giảng của các vị Thầy có thể chỉ là một vài câu lỏm bỏm trong kinh sách đem ra tán rộng. Nhìn vào kinh sách thì như rừng, có những bộ kinh hàng trăm ngàn trang. Nhìn vào các tông phái và học phái thì không biết đâu để phân biệt. Vậy Đạo Phật thật ra là gì? Đi tìm Đạo Pháp ở đâu? Phải tu tập như thế nào?
Phóng tâm thức ra bên ngoài, chờ đợi từ bên ngoài là hoàn toàn đi ngược với Phật giáo và Đạo Pháp. Đạo Pháp hay Phật giáo là một « khoa học nội tâm », và đối tượng của nền khoa học đó là «tâm thức ». Nổ lực thực hiện trực tiếp những kinh nghiệm do nền khoa học ấy đem đến tức là Tu tập.
Nhưng tu tập cái gì? Tu tập có nghĩa là khắc phục, biến cải và phát huy tâm thức. Tại sao lại phải khắc phục, biến cải và phát huy tâm thức? Vì chính tâm thức là nguồn gốc của mọi xúc cảm bấn loạn, của mọi tư duy lệch lạc và méo mó, của mọi thứ khổ đau, nhưng đồng thời tâm thức cũng là cội nguồn của phúc hạnh, của mọi đức tính tích cực và cao cả nhất. Tu tập còn có nghĩa là làm cho tâm thức lắng xuống, quan sát, phân tích, tìm hiểu sự vận hành của tâm thức để ý thức được bản chất thật sự của nó. Cái bản chất ấy thường xuyên bị che lấp bởi vô minh, tức sự hiểu biết sai lạc về thực thể của vạn vật. Tâm thức liên tục bị khống chế bởi lầm lẫn, bởi ảo giác, bởi bản năng thú tính và những xúc cảm đủ loại, giống như nó đang bị một chủ nhân ông điều khiển, và vị chủ nhân ông ấy chẳng qua chính là « cái ngã » hay « cái tôi » mà người ta thường lầm tưởng là một thứ gì trường tồn và bất biến.
Tu tập gồm có ba cấp bậc hay ba khía cạnh khác nhau : tu giới (shila), tu định (samatha) và tu tuệ (prajna) :
a) Tu giới còn gọi là tu hạnh, tức tự nguyện tuân theo một số giới luật trong mục đích đơn giản hoásự sống của ta, giúp điều hoà và chủ động những hành vi của ta. Ngoài mục đích căn bả đó, tu giới còn hàm chứa những ý nghĩa cao cả hơn : hướng sự sống vào lý tưởng bất bạo động, tạo ra một cuộc sống hài hoà, an vui, hội nhập với những người chung quanh và tất cả chúng sinh. Tóm lại tu hạnh hay giữ giới là tôn trọng và yêu thương sự sống, gần gũi, hoà đồng và hội nhập với sự sống.
b) Tu định còn gọi là thiền định (samatha) là cách giúp ta sống thật sự và trọn vẹn, sống trực tiếp với những giây phút đang xảy ra với tâm thức và thân xác. Tu định giúp ta loại trừ những chướng ngại cản trở tâm thức, chẳng hạn như : xao lãng, lo âu, đờ đẫn, bồn chồn, lo âu, sợ hãi, giận dữ, hận thù…tóm lại là tránh những xúc cảm bấn loạn, tái lập sự an bình và vắng lặng cho tâm thức. Từ sự an bình và vắng lặng đó, tâm thức sẽ nhận ra bản thể đích thực của chính nó và tự nó sẽ làm gia tăng sức mạnh cảm nhận giúp cho ta suy luận và quán thấy thực tính của vạn vật chung quanh.
c) Tu tuệ. Sự quán thấy tối thượng hay trí tuệ (prajna) là sự hiểu biết vượt lên trên những biểu hiện trong tâm thức, vì những biểu hiện trong tâm thức chỉ là những giác cảm như những giác cảm khác, không phải là sự hiểu biết. Tu tuệ để quán thấy bản chất vô thường của mọi hiện tượng, để nhận thức được thực tính vô ngã của chúng, để hiểu rằng mọi hiện tượng, tức mọi vật thể và biến cố, trong đó có « cái ta », chúng không hàm chứa một sự hiện hữu nội tại hay tự tại nào cả.
Ba phép tu trên có thể xem như ba cấp bậc khác nhau, chẳng hạn như việc học vấn ở trường : từ tiểu học đến trung học, rồi đại học. Nhưng thật ra, ba cấp bậc tu tập có phần uyển chuyển hơn, do đó ta có thể thực hiện song hành với nhau. Dù sao cũng cần hiểu rằng : nếu không có một thân xác tinh khiết, một ngôn từ ngay thật, một tâm thức lương thiện thì không thể nào tu định được ; nếu không có một tâm thức an bình loại bỏ được mọi xúc cảm bấn loạn thì không thể nào phát huy được trí tuệ.
Sau hết, sự tu tập còn cần đến một sức mạnh để thúc đẩy và nuôi dưỡng. Nguồn sinh lực đem đến sức mạnh cần thiết cho việc tu tập chính là lòng từ bi. Từ bi luôn luôn là động lực cho từng cử chỉ, ngôn từ và tư duy của ta, là sức sống thiêng liêng nhất và cần thiết nhất để liên kết, thống nhất mọi hành vi trong chủ đích đem đến kết quả cho việc tu tập.
Ba phép tu tập trên đây thật ra là một cách trình bày đơn giản hoá và tóm lược của Bát chính đạo(chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định, chính tư duy và chính kiến) và Lục Ba-la-mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ).
Hình tướng (gồm những hiện tượng thuộc ngoại cảnh và tư duy thuộc tâm thức) được các giác cảm nhận biết hay cảm nhận, từ cảm nhận sinh ra tạo tác, tạo tác biến thành tri thức, tâm thức bám víu vào những tạo tác hay tri thức ấy và cho đấy là « cái ta » hay « cái ngã », cái ta hay cái ngã là nguồn gốc sinh ra mọi bấn loạn. Vậy đơn giản hoá tức là không cho quá trình trên đây hoàn tất chu kỳ lôi cuốn của nó, chận đứng không cho các tên cướp tung hoành và khuấy động. Một cách cụ thể, khi ta ngồi thiền, ta nghe có tiếng động chung quanh, ta nhận biết là có tiếng động, và giản dị chỉ có vậy, nhưng không cho tiếng động (có thể là tiếng ho của một người nào đó, tiếng xe chạy, tiếng đàn hát…) sinh ra tạo tác, tức tiếng động không làm cho ta bực bội hay ưa thích. Khi có người nói chuyện, ta nghe tiếng nói, nhưng không phân biệt xem tiếng nói êm ái hay cọc cằn, ý nghĩa của câu nói là gì, họ nói chuyện với ai, khen ngợi hay châm biếm ai…, không phân biệt tức là ta không diễn đạt, không cho phép tiếng nói tạo tác. Khi một tư duy hiển hiện ra trong tâm thức, dù tư duy đó hướng về quá khứ hay phóng nhìn vào tương lại, dù tư duy đó bám vào bất cứ một sự kiện nào hay một hình tướng nào, ta cũng không cho phép nó tạo tác để đưa đến những xúc cảm như ưa thích, ghét bỏ, hối tiếc, nóng giận, yêu thương, oán hờn, vui sướng, thích thú, hy vọng, tính toán, hoạch định v.v. và v.v…, tóm lại là những xúc cảm bấn loạn. Hãy « nhìn », quan sát và theo dõi tư duy ấy hiển hiện ra sao, nó phát triển như thế nào rồi biến mất như thế nào, sau đó một tư duy khác lại tiếp tục hiển hiện ra sao…và cứ liên tục như thế. Khi ta nhận ra những tư duy ấy xuất phát bằng sự cảm nhận của giác quan tâm thức, không phải là những gì có sẳn và tự tại trong ta, chúng giống như những tên giặc cướp ẩn nấp sẵn sàng lôi kéo ta vào những xúc cảm bấn loạn, và khi đã thực hiện được như thế tức là ta đã đạt được kết quả của tu định (samatha), tức là thể dạng thăng bằng và phẳng lặng của tâm thức : có nghĩa là tiếp nhận một cách đơn giản mọi cảm nhận nhưng không bám víu gì cả.
Trong kinh A-hàm, Phật có giảng như thế này :
« Khi tâm thức được kiểm soát, nó sẽ giống như một khối đá nằm phơi ra bốn hướng : khối đá nằm giữa sân, dù mưa có rơi cũng không làm cho nó tan ra được, dù mặt trời nung nóng cũng không làm cho nó chảy ra được, dù gió có thổi cũng không nhấc bổng nó lên được.
Một tâm thức được kiểm soát sẽ giống như khối đá ấy »
Tu định và Tư thế ngồi thiền
Một cách thực tế, muốn tu định phải làm như thế nào? Trước hết phải ngồi xuống để thiền, sau đó khi đã quen thì ta có thể thiền bất cứ lúc nào : khi đi, khi đứng, khi ăn, khi làm việc…Tư thế ngồi thiền thật quan trọng vì đó là kinh nghiệm hàng ngàn năm lưu lại, tư thế ngồi thiền giúp ta giữ cho thân xác bất động thật lâu nhưng không cần cố gắng nhiều. Tại sao lại giữ cho thân xác bất động? Vì thân xác tương đối dễ cho ta giữ yên, nhưng nếu ta không chủ động được thân xác, thì đối với tâm thức luôn luôn bay nhảy và biến động, làm thế nào để nắm bắt được nó. Thân xác và tâm thức liên hệ mật thiết với nhau, giữ bất động và thăng bằng cho thân xác sẽ giúp khắc phục tâm thức và đem đến sự an bình dễ dàng hơn. Tư thế ngồi thiền được tóm tắt trong bảy điểm như sau :
- Ngồi trên một cái gối gọi là tọa cụ, hai chân tréo vào nhau theo tư thế kiết già : mu bàn chân này gác lên đùi của bàn chân kia. Nếu không làm được như thế thì ngồi bán già : mu của một bàn chân gác lên đùi của chân kia. Cần nhất phải thoải mái, nếu thấy mỏi hay tê buốt có thể đổi bên.
- Xương sống thật thẳng, phần xương sống ngang thắt lưng có thể hơi ưỡn ra phía trước một tí, giúp cho phần bụng không bị ép, đồng thời giúp màng ngăn nội tạng giữa bụng và ngực căng thẳng. Xương sống hơi ưỡn ra ở vị trí ngang thắt lưng cũng giúp cho hai vai được thoải mái.
- Hai vai dang thẳng ra để mở rộng lồng ngực, giữ hai vai tự nhiên, không co rút cũng không buông xệ.
- Hai tay để trước bụng, đặt lên hai chân, mu bàn tay phải đặt lên lòng bàn tay trái, hai ngón tay cái chạm nhẹ vào nhau. Đối với thiền tông Zen, có thể đặt tay phải bên dưới và tay trái bên trên, hai ngón cái chạm vào nhau, hơi cong lên hợp chung với ngón trỏ bên dưới tạo thành một vòng tròn. (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khuyên nên đặt bàn tay trái bên dưới hiệu quả hơn).
- Đầu hơi cúi xuống cho gáy được thẳng.
- Miệng, hàm và lưỡi để tự nhiên, lưỡi dán lên nóc họng, đầu lưỡi chạm vào răng.
- Mắt hé mở nhìn ra phía trước, hơi ngó xuống, nhìn vào một khoảng cách trước mặt xa độ 3m trên mặt đất, nhưng chỉ nhìn một cách mờ ảo không chú tâm vào các vật thể bên ngoài, phải nhìn vào bên trong để theo dõi những biến động của tâm thức. Nếu như hai mi mắt tự động xụp xuống, có thể giữ yên như thế, không cần cố gắng giữ cho mắt hé mở hay mở to.
Ngồi như thế để tạo cho tâm thức sự an bình, cởi mở và không vướng mắc. Nhưng đạt thể dạng ấy để làm gì ? Tu định không phải là một đặc thù của Phật giáo, một vài truyền thống ngoài Phật giáo cũng tập thiền như thế, nhưng cách tu tập của các truyền thống ấy chỉ cốt tạo ra sự cân bằng và trong sáng cho cho tâm thức, và dừng lại ở đó. Người Phật giáo phải nhìn xa hơn như thế, tu thiền trong Phật giáo không phải ngồi xuống để tìm lấy sự thăng bằng và an vui cho ta, nhưng ta ngồi xuống vì sự an lành của chúng sinh. Tạo sự an bình và trong sáng cho tâm thức để quán thấy thực thể của vạn vật, nhìn thấy bản chất rốt ráo và tối thượng của hiện thực chung quanh để tự Giác ngộ, trong mục đích giúp đỡ và hướng dẫn tất cả chúng sinh một cách hữu hiệu hơn. Trong tập 1 của bộ Quảng thích Bồ đề tâm luận (Bhavanakrama) của ngài Liên hoa Giới (Kamalasila), thế kỷ thứ VIII, có viết như sau : « Khi đã buộc được tâm thức vào một đối tượng thiền định, ta sẽ có thể khảo sát đối tượng ấy nhờ vào sự quán xét sâu xa. Và chính từ đó sẽ bùng lên sự hiểu biết trong sáng và rồi hạt mầm của vô minh sẽ bị loại bỏ. Nhưng nếu không thực hiện được như thế, thì việc tập luyện thiền định một cách đơn giản, theo lối của những người ngoài Phật giáo sẽ không thể nào loại trừ được những ô nhiễm ».
Sự hiểu biết trong sáng và quán thấy tối thượng là Trí tuệ. Trí tuệ đưa đến Giác ngộ, và Giác ngộ đưa đến Giải thoát. Vậy tu định tức chuẩn bị cho tâm thức đạt được sự hiểu biết siêu nhiên.
Một số hình ảnh trong buồi thuyết giảng:
HỒ VĂN TRINH (PD. Minh Nghiêm)
Ban TTTT Giáo hội Phật giáo Dak Lak
Ban TTTT Giáo hội Phật giáo Dak Lak
Các tin đã đăng: