110 305
Tin Tức » Phật Sự
Chia sẻ với bạn bè qua:
Đông Triều. 21:16:45 03-06-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Lễ Vinh Danh Cây Bồ Đề 132 năm tuổi

Lễ Vinh Danh Cây Bồ Đề 132 năm tuổi
Sáng ngày 1.6.2015 tại sân nhà cộng đồng Buôn Yang Lành xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Daklak. Hội Bảo Vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt nam tổ chức trao tặng bằng công nhận Cây Di Sản Việt Nam theo Quyết định số 205/QĐ-HMTg ngày 28 tháng 5 năm 2015.

Đến tham dự có GS.TS Đặng Huy Huỳnh – Chủ Tịch Hội Đồng cây Di sản Việt Nam, Phó CT Hội Bảo Vệ TN&MT Trung ương. Ông Lê Quý Tuệ, Tổng biên tập Báo Điện tử trung ương hội, ủy viên BCH TW hội. Ông Đoàn Ngọc Khuê ủy viên BCH TW Hội, Tổng thư ký Hội Bảo Vệ TN&MT Tây nguyên. Bà Phạm Bích Thủy, Chánh văn phòng Trung ương Hội Bảo Vệ TN&MT VN.

            Về phía Tỉnh có Ông Y Dhăm Enoũl Phó Chủ Tịch UBND tỉnh DakLak. HT Thích Giác Chí, Ủy viên HĐTS- Phó thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Daklak. Ông  Y Ka nia Hsơn, Phó Giám đốc sở TN&MT tỉnh. Ông Huỳnh Tiến Thích, Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh DakLak. Ông Nghiêm Văn Chuẩn, Phó Ban Tôn giáo tỉnh, Ông Dương văn Xanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn. Ông Nguyễn Hiếu Lương, Trưởng CA huyện Buôn Đôn. Ông Hoàng Trọng Hiền, Phó phòng VHTT huyện. Ông Y Thông Khăm Niê KDăm, CT. UBND xã Krông Na và đông đảo bà con buôn Yang Lành, quý cơ quan ban ngành của tỉnh, huyện. phóng viên báo đài của Trung ương, địa phương,  Ban TTTT PG tỉnh Daklak đã đến chúc mừng và đưa tin cho buổi lễ.

            Qua phần nghi lễ chào cờ, KS Đoàn Ngọc Khuê, ủy viên BCH TW Hội Bảo Vệ TN&MTVN phát biểu khai mạc vài nét về nguồn gốc lịch sử cây Bồ Đề tại buôn Yang Lành – Xã Krông Na. “Theo nhà văn hóa dân tộc Trương Bi nguyên là phó giám đốc Sở Văn hóa – thể thao – Du lịch Đăk Lăk và Đại Đức Thích Hải Định ( ủy viên Kiểm soát BTS GHPGVN tỉnh, Trụ trì chùa Hoa Lâm TP BMT ) cung cấp thông tin qua quá trình điều tra thực tế. Đặc biệt nhờ sự giúp đỡ cung cấp thông tin khá đầy đủ của một số gia đình dân tộc M’Nông – Lào tại buôn Yang Lành và buôn Trí. Cây bồ đề này có nguồn gốc từ cây bồ đề 2.500 tuổi ở Ấn Độ, do nhà sư từ Pắc Xế của đất nước bạn Lào, đã mang cây đến trồng tại buôn Yang Lành, giao cho ông Y Thua chăm sóc.

            Từ khi có cây Bồ đề này dân trong buôn đã lập lên một cái am nhỏ bên cạnh gốc cây Bồ Đề thờ Phật. Hàng Năm vào ngày Phật Đản( 15/4al) các nhà sư Lào từ Pắc Xế cùng qua đây tổ chức lễ Phật Đản với dân làng Buôn. Cứ thế năm nào cũng có một lễ Phật đản tại Bản Đôn để dân làng thành kính dự lễ Phật, mong cuộc sống bình yên, no đủ, thực hành theo giáo lý đạo Phật thể hiện sự từ bi – Hỹ xã luôn  hướng  thiện trong cộng đồng dân tộc Việt – Lào. Chiến tranh xảy ra, việc tổ chức lễ Phật đản dừng lại, am thờ Phật bị hư hỏng. Tuy nhiên hàng năm cộng đồng Buôn Yang Lành vẫn đến thắp hương dâng hoa tưởng kính Đức Phật.
            Từ những thông tin được cung cấp các cụ già làng, của các gia đình trong cộng đồng Việt – Lào, đây là chứng tích lịch sử cây Bồ Đề được tổ chức kỷ lục Châu Á trao bằng xác lập kỷ lục Việt Nam, Văn hóa Phật giáo Lào đã đến vùng đất Bản Đôn từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đây cũng là một di sản Tôn giáo”.

            Ông Y Dhăm Enoũl Phó CT UBND tỉnh DakLak phát biểu chỉ đạo “ Trong nhiều năm qua, cùng với các nước trên thế giới, Việt Nam chúng ta cũng đặc biệt coi trong công tác bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường; coi đây là mục tiêu để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, bền vững. Đảng, nhà nước ta đã có nhiều quyết sách trong công tác bảo vệ môi trường khẳng định quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hôm nay tại Buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk; Trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam – Hội Đồng cây Di sản quốc gia tiến hành trao quyết định công nhận cây di sản Việt  Nam đối với cây Bồ Đề 132 năm tuổi; đây là một minh chứng rõ nét về việc bảo vệ cây lâu năm nói riêng và bảo vệ môi trường sống của cộng đồng nói chung, nó không những có ý nghĩa lịch sử  mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, của nhân dân các dân tộc tỉnh Đăk Lăk. Lần này là lần thứ 3, tỉnh được vinh danh cây Di sản Việt Nam, đây là một vinh dự lớn, khẳng định công tác bảo vệ thiên nhiên, môi trường gắn với bảo vệ những chứng tích văn hóa thiêng liêng của đồng bào  dân tộc trong tỉnh. Chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc phong trào bảo tồn cây di sản Việt Nam không ngoài sự mong muốn góp phần bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, đồng thời nhằm khơi dậy và phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt qua các thời đại, các thế hệ của nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt  trong việc vun trồng bảo vệ rừng, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ tài nguyên  khoáng sản thiên nhiên của tỉnh Đăk lăk nói riêng, và đất nước Việt Nam.

Bà Phạm Bích Thủy, Chánh văn phòng Trung ương Hội Bảo Vệ TN&MT VN đọc quyết định trao tặng bằng cây Di sản Việt Nam.

GS.TS Đặng Huy Huỳnh – Chủ Tịch Hội Đồng cây Di sản Việt Nam, Phó CT Hội Bảo Vệ TN&MT Trung ương. Thay mặt Hội Đồng cây Di sản Việt Nam trao tặng
Sau đây là hình ảnh buổi lễ vinh danh.


Văn nghệ chào mừng



Nghi lễ chào cờ


. Ông  Y Ka nia Hsơn, Phó Giám đốc sở TN&MT tỉnh 







Tin ảnh Đông triều
Ban TTTTPG DakLak
Chia sẻ với bạn bè qua: