Đông Triều. 08:08:43 15-11-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Lễ Tưởng Niệm Húy Nhật Lần Thứ 22 Cố Hòa Thượng Thích Quang Huy
Sáng ngày 02-10 năm Ất Mùi (13-11-2015), Chùa Sắc Tứ Khải Đoan long trọng tổ chức Lễ tượng niệm húy nhật cố Hòa thượng Thích Quang Huy. Về dự buổi Lễ có hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử các Tự viện tại thành phố Buôn Ma Thuột và các Huyện, thị trong tỉnh đã vân tập về chùa Sắc tứ Khải Đoan để dâng lễ tưởng niệm Húy nhật lần thứ 22 Cố Hòa thượng Thích Quang Huy, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đăk Lăk, Viện chủ Tổ đình Sắc tứ Khải Đoan, TP. Buôn Ma Thuột.
Thượng tọa Thích Châu Quang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, Trụ trì Chùa Sắc Tứ Khải Đoan đã sơ lược vài nét về Hành trạng nhị vị Hòa thượng trên đường hoằng hóa tại Tây Nguyên – Đăk Lăk.
Kính bạnh chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni.
Kính thưa chư Thiện tín hiện diện.
Trước kim đài Nhị vị Hòa thượng, thay mặt môn đồ Pháp quyền, chúng con thành kính đảnh lễ tri ân sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm, chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, vì tình Linh sơn cốt nhục, vì niệm tiếp dẫn hậu lai mà quang lâm chứng minh hộ niệm ngày Húy kỵ lần thứ 22 của Hòa thượng khai sơn và Hòa thượng Trụ trì đời thứ 5 của bổn tự Khải Đoan. Chúng tôi thành tâm ghi nhận sự có mặt của toàn thể thiện tín xa gần tại buổi lể này.
“Nhạn quá trường không
ảnh trầm hàn thủy;
nhạn vô lưu tích chí ý
thủy vô lưu ảnh chi tâm”
Đông Tây kim cổ, chư Tổ dấn thân vào đời, mang ánh sáng chân lý Phật đà truyền bá khắp các quốc độ, chẳng bao giờ tự mình kể lại cho đời về hành trạng của Ngài. Có chăng, những hành trạng của bao đời Tổ sư, hậu thế khắc ghi lại vì muốn cho con cháu thấm nhuần hạnh nguyện của các Ngài mà huân thành ý chí, phát khởi nguyện lực, kiên tấn hạnh nguyện, truyền đăng tục diện, phát huy tổ đức trên bước đường tu tập và hành đạo tiếp bước tiền nhân.
Trong ý nghĩa cao đẹp ấy, hôm nay, trước Kim đài nhị vị Hòa thượng nhân Lễ kỷ niệm Húy nhật Hòa thượng đệ ngũ trụ trì và hướng vọng Húy nhận Hòa thượng Khai Sơn chúng con ghi lại đôi dòng tưởng niệm.
Trước bối cảnh tổ quốc điêu linh, đất nước rơi vào tay giặc, nhân tâm ly loạn bởi văn hóa phương Tây; đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh niên dần dần quên mất truyền thống đạo đức vốn được bồi đắp từ văn hóa đạo Phật suốt hơn hai ngàn năm cùng truyền thống dân tộc. Phong trào chấn hưng Phật giáo khởi xướng từ những năm đầu thế kỷ 20, song hành cùng các phong trào yêu nước khác, nhằm vực lại tinh thần “hộ quốc an dân” của Đạo Phật Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, vv… một thời đi vào trang sử Việt.
Năm 1951, Phật giáo ba miền thống nhất, một hội nghị lịch sử diễn ta tại chùa Đàm – Huế. Phong trào chấn hưng Phật giáo lớn mạnh lan tỏa khắp khắp đất nước. Phật giáo Đăk Lăk, ân hưởng thành quả này bằng sự ra đời của tự viện Khải Đoan.
Năm ấy, Hòa thượng Đức Thiệu, thừa mạng bổn sư, đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, đương thời là Tổng trị sự trưởng Tổng hội Phật giáo Trung phần, dấn thân vào vùng Tây Nguyên, đứng trong coi xây dựng Chùa Sắc Tứ Khải Đoan và là vị Trụ trì đầu tiên. Hòa thượng là lớp Tăng sinh đầu tiên của Phật học đường Báo Quốc, một trong những cánh chim đầu đàn của lớp Tăng sĩ xuất thân từ hệ thống Phật học viện Trung phần, vỗ cánh tung bay đến khắp các tỉnh thành truyền bá giáo lý Phật đà, nối tiếp hạnh nguyện chư Tổ và các bậc tôn túc lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo.
Dưới sự phân công điều động của lãnh đạo Phật giáo và hệ thống Phật học viện Trung phần, sau 5 năm, thời gian vừa đủ để ổn định Phật sự, Hòa thượng Khai sơn được hoán chuyển đến Gia Lai, Lâm Đồng rồi Kon Tum, Phú Bổn vv…Hành trạng nổi bật của Hòa thượng là xây dựng già lam. Đến đâu, Ngài cũng bắt tay vào việc trang nghiêm tịnh độ Phật và ngôi Chùa cuối đời của Ngài là Chùa Liên Trì, Tp. Đà Lạt.
Giữa thời kỳ bom đạn, cuộc sống vốn vô thường lại càng quá bấp bênh đối với đời sống dân sinh, Ngài sử dụng sở học thâm uyên từ chiếc nôi Phật học đường Báo Quốc, chuyển tải giáo lý thậm thâm từ Kinh Luật Luận, vận dụng một cách thần diệu thần chú Mật tông nhiếp hóa nhân dân từ trí thức, tướng lĩnh, quần chúng cho đến cả những quan chức thực dân thảy đều tín phục. Dưới bàn tay Hòa thượng, một cánh hoa vạn thọ, một nhành liễu trước sân…cũng làm nên bài thuốc an tâm cho người đang khổ não.
Với đời sống đạo hạnh kiêm cung, tác phong giản dị, tâm hồn thoát đạt, dù đến đâu và với tầng lớp nào giữa xã hội, Hòa thượng Khai sơn đều dễ dàng dung hóa. Quần chúng đến với Hòa thượng như đàn con quây quần bên người cha hiền. Việc đến thì lo chu đáo, hoàn thành công việc được giao thì lại nhẹ nhàng ra đi, không một mảy may vướng bận. Phải chăng đó là phong cách được truyền thừa từ chư Tổ:
“Việc đến ngày đêm phải nghị suy
Việc xong quảy dép nhẹ ra đi,
Ưu tư một nỗi, dân còn khổ
Đã có lớp sau bước kịp thì”
Hòa thượng Khai sơn, đệ nhất Trụ trì rời Khải Đoan, tiếp bước Ngài có các vị đệ nhị, đệ tam, đệ tứ luân chuyển nhậm trách và đến vị đệ ngũ Trụ trì, Hòa thượng Thích Quang Huy, gắn với lịch sử Chùa Sắc Tứ Khải Đoan bước sang lộ trình mới. Hòa thượng Thích Quang Huy xuất thân từ Phật học viện Hải Đức Nha Trang. Sau khi vị đệ tứ Trụ trì Khải Đoan là Trưởng giả Thích Quảng Hương, vị pháp thiêu thân thì Ngài được bổ nhiệm chính thức Trụ trì, từ vai trò phó Trụ trì Ngài đang đảm nhận từ năm 1961.
Hòa thượng vốn có chí nguyện cho pháp môn Mật tông từ ngày còn trẻ tuổi, nên thời gian theo dõi kinh điển, tu tập tại Phật học viện Hải Đức và đặc biệt từ khi ra hành đạo, Ngài đã tùy cơ vận dụng Mật tông trong sự nghiệp tiếp chúng độ Tăng. Ròng rã hơn 30 năm, Hoằng hóa tại Đăk Lăk, trẻ già nam nữ, khắp nơi trong tỉnh, đâu đâu cũng được thoa dịu bằng bàn tay mật diệu của Hòa thượng.
Trên cương vị Trụ trì hay Chánh đại diện thời Giáo hội PGVNTN đến Trưởng ban Trị sự Giáo hội PGVN kể từ sau ngày Thống nhất đất nước, Hòa thượng vẫn mẫu mực trong nếp sống đạo hạnh thiền môn, vẫn bình dị trong đối nhân tiếp vật, vẫn giữ nếp sống thanh quy theo Tổ xưa “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”. Ngoài giờ công phu tu tập, sau giờ công tác Phật sự là giờ cần lao thanh bần cùng nương rẫy, tất cả hình ảnh đó còn rất gần gủi với những ai đã từng sống, gặp gỡ và làm việc cùng Hòa thượng.
Có lẽ, bước chân hoằng hóa của hai Ngài đều trong thời kỳ đạn bom khói lửa và trong khung cảnh của một thời Tây Nguyên vốn là “rừng thiêng nước độc”, tâm lý sợ hãi, bất an trước cảnh bấp bênh của sanh lão bệnh tử. Tịnh mật hai pháp môn thiết thực vận dụng trong sự nghiệp cứu nhân độ thế.
Bên cạnh đó, cuộc sống kham khổ vốn đã quen với sinh hoạt của các Ngài, cho nên đạo lý Tứ nhiếp pháp đối với các Ngài được vận dụng rất nhuần nhuyễn trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, quy tụ nhân tâm vô cùng lợi lạc trên con đường hoằng truyền đức tin Phật pháp.
Gương sáng tiền nhân xưa còn đó, chánh pháp nhãn tạng mãi truyền lưu bất tuyệt “tượng vương ký khứ tượng tử tùy, nhất đăng diệt nhi nhất đăng tục”, người kế tục vẫn thắp sáng ngọn truyền đăng, Đôi nét hành trạng của hai Ngài như một niệm tri ân của đồng môn pháp lữ và của Tông môn pháp truyền.
Nam mô tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tứ thế, Khai kiến Sắc Tứ Khải Đoan, đệ nhất Trụ trì, húy thượng Nguyên Hạ Minh, tự Đức Thiệu hiệu Hải Âu đại lão Hòa thượng giác linh.
Nam mô tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tam thế, Đăk Lăk Giáo hội Trị sự trưởng, Khải Đoan tự đệ ngũ Trụ trì, húy thượng Tâm hạ Trung, tự Hưng Quang, hiệu Quang Huy Hòa thượng giác linh.
Thùy từ mẫn giám.
Kính bạnh chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni.
Kính thưa chư Thiện tín hiện diện.
Trước kim đài Nhị vị Hòa thượng, thay mặt môn đồ Pháp quyền, chúng con thành kính đảnh lễ tri ân sự hiện diện của chư tôn đức giáo phẩm, chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, vì tình Linh sơn cốt nhục, vì niệm tiếp dẫn hậu lai mà quang lâm chứng minh hộ niệm ngày Húy kỵ lần thứ 22 của Hòa thượng khai sơn và Hòa thượng Trụ trì đời thứ 5 của bổn tự Khải Đoan. Chúng tôi thành tâm ghi nhận sự có mặt của toàn thể thiện tín xa gần tại buổi lể này.
“Nhạn quá trường không
ảnh trầm hàn thủy;
nhạn vô lưu tích chí ý
thủy vô lưu ảnh chi tâm”
Đông Tây kim cổ, chư Tổ dấn thân vào đời, mang ánh sáng chân lý Phật đà truyền bá khắp các quốc độ, chẳng bao giờ tự mình kể lại cho đời về hành trạng của Ngài. Có chăng, những hành trạng của bao đời Tổ sư, hậu thế khắc ghi lại vì muốn cho con cháu thấm nhuần hạnh nguyện của các Ngài mà huân thành ý chí, phát khởi nguyện lực, kiên tấn hạnh nguyện, truyền đăng tục diện, phát huy tổ đức trên bước đường tu tập và hành đạo tiếp bước tiền nhân.
Trong ý nghĩa cao đẹp ấy, hôm nay, trước Kim đài nhị vị Hòa thượng nhân Lễ kỷ niệm Húy nhật Hòa thượng đệ ngũ trụ trì và hướng vọng Húy nhận Hòa thượng Khai Sơn chúng con ghi lại đôi dòng tưởng niệm.
Trước bối cảnh tổ quốc điêu linh, đất nước rơi vào tay giặc, nhân tâm ly loạn bởi văn hóa phương Tây; đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là thanh niên dần dần quên mất truyền thống đạo đức vốn được bồi đắp từ văn hóa đạo Phật suốt hơn hai ngàn năm cùng truyền thống dân tộc. Phong trào chấn hưng Phật giáo khởi xướng từ những năm đầu thế kỷ 20, song hành cùng các phong trào yêu nước khác, nhằm vực lại tinh thần “hộ quốc an dân” của Đạo Phật Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, vv… một thời đi vào trang sử Việt.
Năm 1951, Phật giáo ba miền thống nhất, một hội nghị lịch sử diễn ta tại chùa Đàm – Huế. Phong trào chấn hưng Phật giáo lớn mạnh lan tỏa khắp khắp đất nước. Phật giáo Đăk Lăk, ân hưởng thành quả này bằng sự ra đời của tự viện Khải Đoan.
Năm ấy, Hòa thượng Đức Thiệu, thừa mạng bổn sư, đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ, đương thời là Tổng trị sự trưởng Tổng hội Phật giáo Trung phần, dấn thân vào vùng Tây Nguyên, đứng trong coi xây dựng Chùa Sắc Tứ Khải Đoan và là vị Trụ trì đầu tiên. Hòa thượng là lớp Tăng sinh đầu tiên của Phật học đường Báo Quốc, một trong những cánh chim đầu đàn của lớp Tăng sĩ xuất thân từ hệ thống Phật học viện Trung phần, vỗ cánh tung bay đến khắp các tỉnh thành truyền bá giáo lý Phật đà, nối tiếp hạnh nguyện chư Tổ và các bậc tôn túc lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo.
Dưới sự phân công điều động của lãnh đạo Phật giáo và hệ thống Phật học viện Trung phần, sau 5 năm, thời gian vừa đủ để ổn định Phật sự, Hòa thượng Khai sơn được hoán chuyển đến Gia Lai, Lâm Đồng rồi Kon Tum, Phú Bổn vv…Hành trạng nổi bật của Hòa thượng là xây dựng già lam. Đến đâu, Ngài cũng bắt tay vào việc trang nghiêm tịnh độ Phật và ngôi Chùa cuối đời của Ngài là Chùa Liên Trì, Tp. Đà Lạt.
Giữa thời kỳ bom đạn, cuộc sống vốn vô thường lại càng quá bấp bênh đối với đời sống dân sinh, Ngài sử dụng sở học thâm uyên từ chiếc nôi Phật học đường Báo Quốc, chuyển tải giáo lý thậm thâm từ Kinh Luật Luận, vận dụng một cách thần diệu thần chú Mật tông nhiếp hóa nhân dân từ trí thức, tướng lĩnh, quần chúng cho đến cả những quan chức thực dân thảy đều tín phục. Dưới bàn tay Hòa thượng, một cánh hoa vạn thọ, một nhành liễu trước sân…cũng làm nên bài thuốc an tâm cho người đang khổ não.
Với đời sống đạo hạnh kiêm cung, tác phong giản dị, tâm hồn thoát đạt, dù đến đâu và với tầng lớp nào giữa xã hội, Hòa thượng Khai sơn đều dễ dàng dung hóa. Quần chúng đến với Hòa thượng như đàn con quây quần bên người cha hiền. Việc đến thì lo chu đáo, hoàn thành công việc được giao thì lại nhẹ nhàng ra đi, không một mảy may vướng bận. Phải chăng đó là phong cách được truyền thừa từ chư Tổ:
“Việc đến ngày đêm phải nghị suy
Việc xong quảy dép nhẹ ra đi,
Ưu tư một nỗi, dân còn khổ
Đã có lớp sau bước kịp thì”
Hòa thượng Khai sơn, đệ nhất Trụ trì rời Khải Đoan, tiếp bước Ngài có các vị đệ nhị, đệ tam, đệ tứ luân chuyển nhậm trách và đến vị đệ ngũ Trụ trì, Hòa thượng Thích Quang Huy, gắn với lịch sử Chùa Sắc Tứ Khải Đoan bước sang lộ trình mới. Hòa thượng Thích Quang Huy xuất thân từ Phật học viện Hải Đức Nha Trang. Sau khi vị đệ tứ Trụ trì Khải Đoan là Trưởng giả Thích Quảng Hương, vị pháp thiêu thân thì Ngài được bổ nhiệm chính thức Trụ trì, từ vai trò phó Trụ trì Ngài đang đảm nhận từ năm 1961.
Hòa thượng vốn có chí nguyện cho pháp môn Mật tông từ ngày còn trẻ tuổi, nên thời gian theo dõi kinh điển, tu tập tại Phật học viện Hải Đức và đặc biệt từ khi ra hành đạo, Ngài đã tùy cơ vận dụng Mật tông trong sự nghiệp tiếp chúng độ Tăng. Ròng rã hơn 30 năm, Hoằng hóa tại Đăk Lăk, trẻ già nam nữ, khắp nơi trong tỉnh, đâu đâu cũng được thoa dịu bằng bàn tay mật diệu của Hòa thượng.
Trên cương vị Trụ trì hay Chánh đại diện thời Giáo hội PGVNTN đến Trưởng ban Trị sự Giáo hội PGVN kể từ sau ngày Thống nhất đất nước, Hòa thượng vẫn mẫu mực trong nếp sống đạo hạnh thiền môn, vẫn bình dị trong đối nhân tiếp vật, vẫn giữ nếp sống thanh quy theo Tổ xưa “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”. Ngoài giờ công phu tu tập, sau giờ công tác Phật sự là giờ cần lao thanh bần cùng nương rẫy, tất cả hình ảnh đó còn rất gần gủi với những ai đã từng sống, gặp gỡ và làm việc cùng Hòa thượng.
Có lẽ, bước chân hoằng hóa của hai Ngài đều trong thời kỳ đạn bom khói lửa và trong khung cảnh của một thời Tây Nguyên vốn là “rừng thiêng nước độc”, tâm lý sợ hãi, bất an trước cảnh bấp bênh của sanh lão bệnh tử. Tịnh mật hai pháp môn thiết thực vận dụng trong sự nghiệp cứu nhân độ thế.
Bên cạnh đó, cuộc sống kham khổ vốn đã quen với sinh hoạt của các Ngài, cho nên đạo lý Tứ nhiếp pháp đối với các Ngài được vận dụng rất nhuần nhuyễn trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, quy tụ nhân tâm vô cùng lợi lạc trên con đường hoằng truyền đức tin Phật pháp.
Gương sáng tiền nhân xưa còn đó, chánh pháp nhãn tạng mãi truyền lưu bất tuyệt “tượng vương ký khứ tượng tử tùy, nhất đăng diệt nhi nhất đăng tục”, người kế tục vẫn thắp sáng ngọn truyền đăng, Đôi nét hành trạng của hai Ngài như một niệm tri ân của đồng môn pháp lữ và của Tông môn pháp truyền.
Nam mô tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tứ thế, Khai kiến Sắc Tứ Khải Đoan, đệ nhất Trụ trì, húy thượng Nguyên Hạ Minh, tự Đức Thiệu hiệu Hải Âu đại lão Hòa thượng giác linh.
Nam mô tự Lâm Tế chánh tông, tứ thập tam thế, Đăk Lăk Giáo hội Trị sự trưởng, Khải Đoan tự đệ ngũ Trụ trì, húy thượng Tâm hạ Trung, tự Hưng Quang, hiệu Quang Huy Hòa thượng giác linh.
Thùy từ mẫn giám.
Minh Nghiêm
Ban TTTT Giáo hội Phật giáo Dak Lak
Một số hình ảnh tại buổi Lễ tượng niệm húy cố Hòa thượng Thích Quang HuyBan TTTT Giáo hội Phật giáo Dak Lak
Môn đồ tác bạch cung thỉnh chư tôn thiền đức BTS quang lâm chứng minh
Chư tôn đức các chùa dâng hương tưởng niệm
Ban Hoằng pháp thành kính tưởng niệm
ĐĐ Thích Huyền Thông Trụ và quý phật tử chùa Vạn Đức dâng lễ tưởng niệm
ĐĐ Thích Minh Đăng Trưởng BTSPG huyện Cư Mgar, Trưởng BHDPT tỉnh và quý Phật tử dâng hương tưởng niệm
Các tin đã đăng: