310 910
Tin Tức » Phật Sự
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 13:01:59 12-08-2014 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Lễ Quy Y Tam Bảo của Phật Tử Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức

Lễ Quy Y Tam Bảo của Phật Tử Thiền Viện Trúc Lâm Vạn ĐứcNhân ngày Vu Lan Báo hiếu 15-7-2014 Giáp Ngọ, tại Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức, hàng Phật tử có duyên sự. Ngưỡng bạch chư Tôn Thiền Đức Tăng – Ni và vô vàn hạnh phúc được Thầy Trụ trì Thích Thông Trụ, chứng minh Quy - Y Tam Bảo cho hàng Phật tử quay về với ngôi Tam Bảo.

Quý Ngài là đại diện cho ba ngôi Tam Bảo, soi sáng đến chánh pháp trong thế gian! Là những vị thầy khả kính, làm chổ dựa tinh thần cho hàng Phật tử, quý Thầy đã ân cần dìu dắt trồng hoa Huệ giác, đã nuôi dưỡng và tưới tắm những hạt giống Bồ Đề trong hàng Phật tử quy về.

Đặc biệt nhân Mùa Vu Lan Báo hiếu, các Phật tử tại gia, các Thầy đã hỏi han khuyên bảo, thương tường trao truyền Ngũ giới, nhờ vậy mà Phật tử đã phấn khởi lòng tin nơi Phật pháp, muốn hết khổ được vui, chỉ có quay về với Tam Bảo là con đường duy nhất, hôm nay nguyện quay về Quy - Y Tam Bảo và thọ trì Ngũ giới, để làm điều kiện cho đời này và đời sau gặp được Phật Pháp.

Ngưỡng mong Chư Tôn Thiền Đức từ bi chứng minh Truyền Tam Bảo Qui Ngũ giới cho hàng Phật tử được Ân triêm công đức.
 
Vui thay Phật ra đời
Vui thay Pháp được giáng
Vui thay Tăng hoà hợp
Hoà hợp tu vui thay!
 
Một số hình ảnh trong buổi Lễ Quy – Y tại Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức.
 


Gia đình Phật tử Lộc Thiện – Kỷ niệm Chu niên lần thứ 40 – (1974 – 2014)

Chu niên là dịp cho hàng Phật tử quay về, hồi tưởng lại bao thăng trầm của quá khứ để ghi nhớ, niệm ân sâu xa đối với các bậc tiền nhân.
Cây có gốc mới nở cành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Gần nửa thế kỷ đã đi qua. So với thời gian vô cùng, không gian vô tận. Thì 40 năm chỉ là một con số rất khiêm tốn, ít ỏi. Nhưng so với sự vô thường sinh diệt của vạn hữu, với biết bao biến thiên thăng trầm của lịch sử mà gia đình Phật tử Lộc Thiện đã từng chứng kiến, đã đi qua và mãi vẫn thường hằng phát triển theo năm tháng của thời gian thì 40 năm là một khoảng thời gian vô cùng trân trọng.

Hồi tưởng lại quá khứ, lược trình những chặng đường đầy cam go mà các bậc tiền nhân đã không quản ngại khó khăn, đã dựng xây nền móng vững bền cho hậu thế.

            Nhằm ghi nhớ công đức, niệm ân sâu xa đến chư vị, để chắt lọc những tinh hoa, những bài học quý báu về tinh thần bất thối để trang bị thêm hành trang mà vững bước đi lên trên con đường tu thân, hành thiện, góp phần phụng sự Đạo pháp, xây dựng cuộc đời.

Trong niềm hân hoan ngập tràn đạo vị, trong niềm sung sướng được đón nhận sự thịnh tình ưu ái thân lâm chứng minh của Chư Tôn Thiền Đức, sự tham dự đông đủ của Quý Ngài là niềm khích lệ vô cùng to lớn, tác động đạo tâm bền vững cho hàng Phật tử về đức tin, về nghị lực trí tuệ.
 
Một số hình ảnh về Kỷ niệm Chu niên lần thứ 40 của gia đình Phật tử Lộc Thiện tại Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức.
 

Cô Thích Nữ Hương Nhu – Trụ trì Chùa Thiện Quang tỉnh Bình Dương, giảng viên học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, Uỷ viên Ban Hoàng Pháp Trung ương. Có buổi thuyết giảng tại Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức về Nguồn Gốc lịch sử của Lễ Hội Vu Lan.
 

Lễ hội Vu Lan hay Vu Lan Bồn là phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana, dịch sang tiếng Hán Việt là Giải Ðảo Huyền, nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược. Ðảo Huyền là hình phạt đau khổ nhất cho loài ngạ quỉ (quỉ đói). Người bị treo ngược không hề được ăn uống nên bị đói khát giày vò suốt ngày rất đau khổ. Vì thế, Ullambana hay Giải Ðảo Huyền có nghĩa cứu vớt những vong hồn đang phải chịu những hình phạt đau đớn vì nghiệp chướng do mình gây nên khi còn ở trần gian. Vì thế, lễ Vu Lan còn gọi là lễ Xá Tội Vong Nhân.

Tương truyền, lễ Vu Lan có nguồn gốc từ Ðức Phật, khi Ngài chỉ cho đệ tử của Ngài là Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) cách cứu mẹ mình khỏi hình phạt của kiếp ngạ quỉ. Về sau, các Phật tử cũng áp dụng phương cách đó để cứu những vong hồn thân nhân của mình.

Mục Kiền Liên, một trong những vị đại đệ tử của Phật, nổi tiếng nhất về lòng hiếu thảo và về thần thông, sau khi chứng quả La Hán, bèn nhớ đến công ơn cha mẹ và muốn báo đền. Nhờ có đạo nhãn, ông thấy mẹ mình đang bị đọa làm loài ngạ quỉ, thân thể ốm gầy, da bọc xương, bụng lớn đầu to, đói khát suốt năm không được ăn uống. Thương xót quá, ông bèn vận thần thông, bưng chén cơm đang ăn đến chỗ mẹ ở để dâng mẹ. Bà mẹ vì quá đói khát, nên khi được cơm, lòng tham nổi lên, sợ người cướp giật, lấy tay trái che giấu chén cơm, còn tay mặt bốc ăn. Bởi lòng tham độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên vừa đưa cơm vào miệng, thì cơm hóa thành lửa, bà chẳng ăn được chút nào.

Mục Kiền Liên hết sức đau khổ, khóc lóc thảm thiết. Ông trở về bạch Phật, thuật lại câu chuyện và cầu Phật chỉ dạy phương pháp cứu độ thân mẫu. Phật dạy rằng:

"Này Mục Kiền Liên, mẹ của ông do lòng tham lam độc ác đã tạo ra tội lỗi nặng nề trong nhiều kiếp, nay sinh trong ác đạo làm loài ngạ quỉ, nên không thể một mình ông cứu độ được. Dẫu lòng hiếu thảo của ông vô cùng lớn lao cũng không sao chuyển được hoàn cảnh, chẳng khác gì chiếc thuyền con, không thể chở được tảng đá lớn. Vậy ông phải nhờ oai thần của chúng tăng trong mười phương, "thập phương chúng hội" đức lớn như biển, mới cứu độ mẹ ông được giải thoát. Ta sẽ chỉ cho ông phương pháp cứu độ mẹ ông.

"Này Mục Kiền Liên, ngày rằm tháng bảy là ngày tự tứ của chư tăng khắp nơi, sau ba tháng an cư kiết hạ, các chư tăng tiến bộ rất nhiều trên đường tu học. Nhân ngày ấy, ông hãy làm lễ Vu Lan Bồn để báo hiếu cho mẹ ông.

"Ông hãy sắm sửa đủ các món ăn chay, năm thứ trái cây, cùng hương dầu đèn nến, giường chõng chiếu chăn, mùng mền quần áo, thau rửa mặt, khăn lau tay... Tóm lại, là đủ bốn món cúng dường quí báu trên đời. Rồi ông phải thân hành đi rước các vị đại đức trong mười phương, hoặc những vị thiền định trong núi rừng chứng được bốn quả thánh, hoặc các vị bồ tát thị hiện làm thầy tỳ kheo... Ông phải thành tâm kính lễ trai tăng cúng dường và thỉnh cầu chư tăng chú nguyện cho vong linh mẹ ông được thoát khổ. Nhờ công đức chí thành chú nguyện, vong linh mẹ ông sẽ được siêu thoát. Cũng như tảng đá dù nặng trăm cân, nhưng có nhiều người khiêng thì dời đi đâu cũng được".

Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan, sắm đủ các vật liệu, rước chư tăng đến cúng dường, nên vong mẫu của ông thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sinh về cảnh giới lành. Sau đó, Mục Kiền Liên hỏi Phật xem những Phật tử khác muốn cứu độ cha mẹ mình có thể dùng phương pháp đó không. Phật trả lời:
"Quí lắm! này Mục Kiền Liên, đời sau, nếu có ai vì lòng hiếu thảo muốn đền đáp công ơn cha mẹ hiện tại hay quá khứ, thì cứ ngày rằm tháng bảy làm lễ Vu Lan này để cúng dường trai tăng. Nhờ công đức của chư tăng chú nguyện, cha mẹ hiện tại được tăng phúc thọ, khỏi những điều tai họa khổ não, còn cha mẹ bảy đời trước thì khỏi bị khổ ngạ quỉ, được sinh trong cõi Nhân hay Thiên, hưởng phúc vui vẻ không cùng".

Từ đó về sau, cứ đến ngày rằm tháng bảy, các hàng Phật tử chí hiếu đều làm lễ Vu Lan để đền đáp công ơn cha mẹ dẫu còn sống hay đã mất. Ngoài ra, họ còn tưởng nhớ và chú nguyện cho cửu huyền thất tổ, các ân nhân, thân nhân, bạn bè, những người quen biết đã quá cố sớm được vãng sinh nơi Phật Quốc.

Phật giáo chân truyền dạy như thế. Nhưng tín ngưỡng nhân gian có pha trộn nhiều điều khác. Chẳng hạn, do ảnh hưởng của Ðạo giáo, quần chúng cho rằng ngày ấy, ở âm phủ, quỉ sứ mở cửa địa ngục cho các vong hồn bay về dương thế để tha hồ ăn hưởng, rồi sau đó lại phải bay về âm phủ. Vì thế, họ nảy sinh lòng thương xót đối với các vong hồn. Dần dà tục cúng cô hồn tháng bảy trở thành một tập tục dân gian.
 
Tìn ảnh Hồ Văn Trinh (PD Huệ Minh Nghiêm)
Ban TTTT giáo hội Phật giáo Đák Lắk
 
Chia sẻ với bạn bè qua: