Đông Triều. 02:32:40 16-08-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Lễ Giải hạ và Tự tứ tại Chùa Sắc tứ Khải Đoan và Dược Sư dành cho Chư Tăng Ni hệ phái Bắc tông.
Người đời lấy năm sinh mà kể tuổi còn đối với người xuất gia trong đạo Phật lấy số kiết hạ làm tuổi. Một người chưa kiết hạ là xem như chưa sinh ra thì chưa có tuổi nào. Người kiết hạ 2 lần thì được hai tuổi... và ngày Rằm tháng Bảy là ngày thọ tuổi của người xuất gia.
DakLak. Hôm nay ngày 15.8.2016 ( nhằm ngày 13.7al Bính Thân) Lễ giải hạ hệ phái Bắc Tông tại chùa Sắc tứ Khải Đoan dưới sự chứng minh của TT Thích Châu Quang. Ủy viên HĐTS- Trưởng BTS GHPGVN tỉnh DakLak. ĐĐ Thích Trí Minh Phó BTS PG- Trưởng BTSPG TP Buôn Ma Thuột. ĐĐ Thích Giác Ngộ Phó BTS PG tỉnh- Trưởng BTS PG huyện Krông Pắc. Chư tôn đức Tăng thành viên BTS GHPGVN tỉnh Đăklăk, chư Tăng tại Thành phố Buôn Ma Thuột, 14 BTS GHPGVN Thị xã, huyện và chư Tăng cấm túc an cư tại chùa Sắc tứ Khải Đoan tổng cộng 151 hành giả. Tại chùa Dược Sư Về Phía Ni giới có Ni Sư Thích Nữ Chúc Tâm Trưởng Phân ban Ni giới. Quý chư Ni sư, Sư cô trụ trì, trú xứ các chùa, NPĐ, Tịnh thất trong tỉnh.
Người đời lấy năm sinh mà kể tuổi còn đối với người xuất gia trong đạo Phật lấy số kiết hạ làm tuổi. Một người chưa kiết hạ là xem như chưa sinh ra thì chưa có tuổi nào. Người kiết hạ 2 lần thì được hai tuổi... và ngày Rằm tháng Bảy là ngày thọ tuổi của người xuất gia.
Thực tế minh chứng ngay từ thời Đức Phật tại thế, các đệ tử của Phật, sau ba tháng an cư, vào ngày cuối cùng của mùa Hạ thì chư Tăng làm lễ Tự tứ. Khởi nguyên của ngày này là chúng Tăng an cư tự thân nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (rằm tháng Bảy) cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm, thì phải phát lồ sám hối”. Đây chính là cốt lõi của ngày lễ Tự tứ. Mục đích của lễ này là để mỗi vị hành giả an cư tự nêu lên các tội mình đã phạm trong ba việc thấy, nghe, nghỉ đối trước các vị đồng phạm hạnh khác mà sám hối. Nhờ sự sám hối này mà thân tâm thanh tịnh, tự sinh vui mừng, nên gọi là Tự tứ.
Thưở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa. Vì mùa mưa, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh. Tuy nhiên, nếu có chuyện khẩn cấp và cần thiết, chỉ được phép rời trú xứ trong thời hạn không quá bảy ngày, rồi phải trở lại tiếp tục an cư. Đó là nguồn gốc của việc “An cư Kiết hạ”.
Mỗi mùa an cư là thêm một tuổi đạo cùa cuộc đời một Tỳ kheo. Đây là một Phật sự vô cùng quan trọng và thiết thực của Tăng chúng, thể hiện lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh và làm nền tảng cho sự tu tập của hàng Phật tử tại gia. Đây cũng là thời gian thuận tiện cho giới cư sĩ tại gia có dịp thân cận chư Tăng học tập giáo pháp, đồng thời là cơ hội tạo phước báo nhân thiên qua việc hộ trì chúng Tăng trong suốt mùa An cư.
Ngày nay, lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăng trong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thực sự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếp sống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, giá trị của lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhân cách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân con người trong cuộc sống vốn biến động không ngừng.
.Tự tứ cũng là ngày chư Tăng được tăng thêm tuổi hạ, ngày đánh dấu sự thành tựu trong việc tu tập, cũng là ngày mọi người hướng tâm báo hiếu cha mẹ, người còn kẻ mất, ngày xá tội vong nhân, tha thứ cho những lỗi lầm, chúc mừng vì những niềm vui đạt được; vì vậy ngày này chư Phật mười phương ba đời đều hoan hỷ. Thế nên, ngày Tự tứ còn gọi là ngày Phật hoan hỷ. Vậy là không có lý do gì mà trong mỗi chúng ta lại không hân hoan, không hoan hỷ để sống, để tu, để đóng góp cho đời khi tự mình biết rằng “Chúng sanh là một vị Phật sẽ thành”.
Từ nội dung ý nghĩa của việc thực thi lễ Tự tứ nói trên, giá trị xã hội của lễ này có tác động lớn vào việc thiết lập đời sống đạo đức hạnh phúc của con người. Thời gian an cư là thời gian chư Tăng tập trung tu học, thành tựu phạm hạnh, thăng chứng đạo quả. Cũng chính thời gian này mà giới tại gia được nương tựa chư Tăng tu hành trong một môi trường tu tập lý tưởng nhất, có thiện duyên để hành trì nếp sống đạo đức, tu dưỡng bản thân, bình an nội tại. Lễ Tự tứ cũng nhằm giáo hóa thái độ sống tự ý thức hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Phật giáo thông qua lễ Tự tứ nhằm kết nối các giá trị đạo đức con người chung sống trong một môi trường, một cộng đồng lý tưởng. Sự thật con người tự nhìn nhận về lỗi lầm của chính mình là rất khó, ngay cả trước người thân như cha mẹ anh em, bà con quyến thuộc. Thế nhưng đối với người học Phật thì cái tâm lý tự giáp mặt cái tôi của chính mình sẽ tự phải tháo bỏ, thay vào đó là thái độ mong cầu được sửa chữa sai lầm, được trở nên hoàn thiện, thăng hoa. Bằng chứng các vị xuất gia, hành giả an cư là những vị thầy của quý Phật tử đã thực thi. Từ điểm nhìn này, bất cứ ai cũng tự thành thật, tự hoàn thiện nhân cách, sẽ góp phần đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi người. Cho nên kinh Tăng Chi dạy: “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.
Tự tứ cũng là ngày chư Tăng được tăng thêm tuổi hạ, ngày đánh dấu sự thành tựu trong việc tu tập, cũng là ngày mọi người hướng tâm báo hiếu cha mẹ, người còn kẻ mất, ngày xá tội vong nhân, tha thứ cho những lỗi lầm, chúc mừng vì những niềm vui đạt được; vì vậy ngày này chư Phật mười phương ba đời đều hoan hỷ. Thế nên, ngày Tự tứ còn gọi là ngày Phật hoan hỷ. Vậy là không có lý do gì mà trong mỗi chúng ta lại không hân hoan, không hoan hỷ để sống, để tu, để đóng góp cho đời khi tự mình biết rằng “Chúng sanh là một vị Phật sẽ thành”.
Từ những ý nghĩa trên hằng năm vào ngày 13-7 Âm lịch – Phân ban Ni giới tỉnh Đak Lak tổ chức ngày ra hạ và Lễ Tự tứ tại Chùa Dược Sư nhằm giáo hóa thái độ sống tự ý thức hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Tin ảnh Minh Nghiêm – Đông Triều
Ban TTTT Giáo hội Phật giáo Đak Lak.
Ban TTTT Giáo hội Phật giáo Đak Lak.
Một số hình ảnh tại buổi ra hạ và Lễ Tự tứ tại Chùa Sắc Tứ khải Đoan và Chùa Dược Sư – Tp. Buôn Ma Thuột.
Đại diện Chư Ni giới DakLak tác bạch Đại Tăng chứng minh cho Ni Giới xin giải hạ
Ni giới DakLak giải hạ tại chùa Dược Sư
Các tin đã đăng: