510 901
Tin Tức » Phật Sự
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 16:25:45 03-07-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Hà Nội: Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng”

Hà Nội: Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng”Sáng ngày 28/05/Bính Thân (02/07/2016) tại chùa Yên Phú (Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội) Ban Văn hóa - Ban Nghi lễ T.Ư đã tổ chức Hội thảo “Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng”, thuộc Đề án “Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam qua Pháp phục, Kiến trúc, Ngôn ngữ và Di sản".

Tham dự buổi lễ có: HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhã, Phó Thường trực Ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN, cùng Chư tôn đức Giáo phẩm ban TT HĐTS, Ủy viên, các ban ngành viện T.Ư và BTS các tỉnh thành phố trong cả nước.

Chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN tham dự hội thảo
Đại diện các cơ quan Nhà nước đến dự, có Ts.Bùi Hữu Dược, Vụ trưởng Vụ Phật giáo, BTG Chính phủ; PGS.TS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn Di tích; ông Nguyễn Văn Chiến, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Giáo sư sử học Lê Văn Lan; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương, các nhà nghiên cứu, thiện tri thức đến dự.
Chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN, chính quyền và các giáo sư, các nhà nghiên cứu
Hội thảo nhằm đưa ra những đặc trưng, sắc thái của văn hóa Phật giáo Việt Nam thông qua bốn lĩnh vực chính là: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc và Di sản. Qua đây làm rõ sự phong phú, tính đa dạng nhưng thống nhất trên một nền tảng chung của Phật pháp, đồng thời xác định những vấn đề cân quan tâm và hành động để giữ gìn và phát huy giá trị của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
HT.Thích Trung Hậu phát biểu khai mạc
Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, ngày 02, 03/07/2016 bao gồm bốn chủ đề với các nội dung cụ thể như sau: 
 
Di sản
 
- Các loại hình di sản và việc nhận diện đặc trưng di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam bao gồm di sản vật thể và di sản phi vật thể.
 
- Vai trò, giá trị của di sản văn hóa Phật giáo trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống văn hóa xã hội ở Việt Nam.

- Những vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc hiện nay. 

Kiến trúc
 
- Thực trạng kiến trúc PGVN (loại hình nơi thờ tự và các công năng khác kết cấu vật liệu xây dựng…) những ưu điểm và hạn chế, bất cập.

- Những đặc trưng giá trị kiến trúc PGVN truyền thống.

- Nhu cầu thực tiễn của hoạt động thờ cúng nghi lễ sinh hoạt tôn giáo phù hợp với thực tiễn.

- Định hướng giải pháp cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam đương đại và tương lai như mô hình quy hoạch kết cấu công năng và các trang thiết bị đồng bộ bài trí thờ phụng trang trí nội ngoại tư vật liệu xây dựng … 

Pháp phục

- Thực trạng sử dụng pháp phục Phật giáo Việt Nam các loại pháp phục theo phẩm cấp đối tượng người sử dụng kiểu dáng vật liệu màu sắc và phụ kiện.
 
- Các yếu tố truyền thống đặc trưng của pháp phục Phật giáo Việt Nam (ý nghĩa cách thức sử dụng).
 
- Nhu cầu sử dụng pháp phục Việt Nam
 
- Định hướng giải pháp cho pháp phục Phật giáo Việt Nam.
 
Ngôn ngữ 
 
- Thực trạng ngôn ngữ PGVN (các loại hình ngôn ngữ, cách thức sử dụng, sự cải tiến) ưu điểm, hạn chế. 

- Yếu tố truyền thống đặc trưng PGVN (ý nghĩa nội dung hình thức thể hiện …)

- Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ Phật giáo phù hợp với hoạt động thực tiễn của PGVN (kinh tạng, tụng niệm, xưng danh, giảng đạo, thờ phụng…)

- Định hướng giải pháp cho ngôn ngữ Phật giáo nhằm truyền tải hiệu quả tới phật tử đảm bảo tính phổ quát và giáo dục cao.
 
Mỗi chủ đề đặt ra đều giữ gì và lưu truyền những giá trị truyền thống của Phật giáo, phù hợp đặc điểm của đất nước và con người Việt Nam đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển thích ứng và hội nhập quốc tế.
Tiến sĩ Bùi Hữu Dược phát biểu bài tham luận "Văn hóa Phật giáo Việt Nam"
Theo ông, Văn hóa Phật giáo được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình sinh hoạt Phật giáo và để phục vụ sinh hoạt Phật giáo . Phật giáo Việt Nam có nhiều nét riêng biệt trong sinh hoạt, khẳng định bề dày về thời gian và chiều sâu về tâm linh. 

Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, đa dạng về nhiều lĩnh vực, Phật giáo Việt Nam đang đứng trước một số vấn đề văn hóa (pháp phục, kiến trúc, ngôn ngữ) cần phải có quy chuẩn phù hợp, thống nhất.
HT.Thích Thiện Nhơn phát biểu tại buổi lễ
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh quá trình tồn tại và phát triển trong 35 năm qua được thể hiện, minh chứng trong tuần lễ triễn lãm, Hội thảo Văn hóa Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 - 2016). 

Qua các tham luận, thuộc 4 chủ đề (Pháp phục, Kiến trúc, Ngôn ngữ, Di sản) trong đề án định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam của quý học giả, các nhà nghiên cứu, các tăng, ni là những tiếng nói tâm huyết của những người có trách nhiệm và luôn luôn mong muốn cho PGVN phát triển không ngừng trong lòng dân tộc và đồng hành dân tộc trong thời kỳ hội nhập, phát triển của nhân loại và thế giới trong thế kỷ 21 và những thế kỷ tiếp theo... 
HT.Thích Gia Quang phát biểu trong buổi lễ
Tại buổi lễ HT.Thích Gia Quang đã phát biểu bài tham luận của mình và đưa ra định hướng phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam...Theo Hòa thượng Phật giáo có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa dân tộc. Do đó, bảo vệ và phát huy văn hóa Phật giáo Việt Nam tức là góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc.

Trong ngày 02/07 hội thảo đã thảo luận qua hai chủ đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, hội thảo sẽ tiếp tục vào ngày mai với hai chủ đề còn lại là Pháp phục và Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam.
 

Buổi Hội thảo đã để lại nhiều dấu ấn có giá trị nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập, thống nhất trong đa dạng.

Tâm Đạt (nguồn: http://phatgiao.org.vn/)
Chia sẻ với bạn bè qua: