Admin. 18:04:16 28-08-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Daklak tổ chức lễ Vu Lan Báo Hiếu
Sáng ngày 5-9 (nhằm ngày rằm tháng Bảy), khắp các ngôi Chùa, Tịnh thất trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột trang trọng tổ chức các hoạt động Ngày lễ Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ đến cha mẹ-đấng sinh thành.
Tâm điểm của lễ Vu Lan là nghi thức cài hoa trên ngực áo. Ai không còn mẹ sẽ cài một bông hồng trắng trên ngực áo. Những người còn mẹ sẽ cài một bông hồng đỏ.
Cùng với nghi thức này là các lễ cúng chẩn tế, lễ cầu siêu cho người đã mất và cầu an cho những người còn sống được an vui, phước lành, sức khỏe, hạnh phúc.
Tại các chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức, trong ngày này còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ…, tạo nét văn hóa Phật giáo đặc sắc trong mùa Vu lan báo hiếu.
Theo Hòa thượng Thích Châu Quang, Trụ Trì Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đắk Lăk, từ lâu lễ Vu lan trong ngày rằm tháng Bảy hàng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh, thể hiện tấm lòng báo ân, báo hiếu của người con Phật.
Theo tục lễ của các nước Châu Á Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức. Nhưng ít người biết đến ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan. Ở Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan.
Vu Lan chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục). Tích xưa kể lại rằng, khi Đức Phật còn ở Dương thế, trong những người theo hầu có ngài Mục Kiền Liên, ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Một lần, Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục thấy mẹ đang bị Diêm Vương đày làm quỷ đói. Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng mẹ, nhưng mỗi khi mẹ Mục Kiền Liên đưa tay ra để nhận cơm của con thì cơm bỗng biến thành lửa không sao ăn được, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng. Ngài bèn cầu xin Đức Phật giúp mình. Đức Phật nghe thấy dạy rằng: cứ vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạn thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng chư tăng, cầu xin uy đức của Người mới có thể cứu rỗi vong nhan khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung.
Từ đó về sau, các phật tử theo lời Đức Phật cử hành lễ Vu Lan cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Trong đời sống tinh thần của người Việt, sự tích hay nguồn gốc của Rằm tháng bảy dường như không quan trọng, điều linh thiêng là vào ngày đó, một cái cầu vô hình dường như được bắc giữa hai bờ của thế giới Dương (người sống) và thế giới Âm (người chết).
Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, đó là ngày lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha mẹ, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Nếu người Tây Phương tự hào về ngày "Mother"s Day", "Father"s Day"" truyền thống của họ thì người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu Lan của mình.
Cũng trong ngày này, nhiều ngôi chùa, nhiều Phật tử, cá nhân, tổ chức còn tổ chức phát quà cho người nghèo, tật nguyền, bất hạnh, không nơi nương tựa, để mọi người cảm thấy được ấm lòng, hạnh phúc trong mùa Vu lan báo hiếu.
Lễ Vu Lan tại Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức
Cùng với nghi thức này là các lễ cúng chẩn tế, lễ cầu siêu cho người đã mất và cầu an cho những người còn sống được an vui, phước lành, sức khỏe, hạnh phúc.
Tại các chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức, trong ngày này còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ…, tạo nét văn hóa Phật giáo đặc sắc trong mùa Vu lan báo hiếu.
Theo Hòa thượng Thích Châu Quang, Trụ Trì Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đắk Lăk, từ lâu lễ Vu lan trong ngày rằm tháng Bảy hàng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh, thể hiện tấm lòng báo ân, báo hiếu của người con Phật.
Theo tục lễ của các nước Châu Á Khoảng rằm tháng 7, một mùa lễ Phật giáo được tổ chức. Nhưng ít người biết đến ý nghĩa của ngày Lễ Vu Lan. Ở Nhật gọi là lễ Obon. Chữ Bon này tức là Urabon, do Nhật phiên âm từ tiếng Phạn Ullambana; Trung Quốc phiên âm từ Phạn ra Hán là Vu Lan Bồn hoặc Ô Lam Bà Na; Việt Nam gọi tắt là Vu Lan.
Vu Lan chính là cái chậu (hoặc bồn để đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng chư tăng nhằm cầu siêu cho những vong hồn thoát khỏi nơi địa ngục). Tích xưa kể lại rằng, khi Đức Phật còn ở Dương thế, trong những người theo hầu có ngài Mục Kiền Liên, ông là một vị tôn giả tu luyện được nhiều phép thần thông. Một lần, Mục Kiền Liên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục thấy mẹ đang bị Diêm Vương đày làm quỷ đói. Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên dùng phép thuật xuống địa ngục để mang cơm dâng mẹ, nhưng mỗi khi mẹ Mục Kiền Liên đưa tay ra để nhận cơm của con thì cơm bỗng biến thành lửa không sao ăn được, Mục Kiền Liên đau xót vô cùng. Ngài bèn cầu xin Đức Phật giúp mình. Đức Phật nghe thấy dạy rằng: cứ vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc chư tăng mãn hạn thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng chư tăng, cầu xin uy đức của Người mới có thể cứu rỗi vong nhan khỏi địa ngục tăm tối. Mục Kiền Liên thành tâm làm theo và cứu được mẹ thoát khỏi âm cung.
Từ đó về sau, các phật tử theo lời Đức Phật cử hành lễ Vu Lan cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Trong đời sống tinh thần của người Việt, sự tích hay nguồn gốc của Rằm tháng bảy dường như không quan trọng, điều linh thiêng là vào ngày đó, một cái cầu vô hình dường như được bắc giữa hai bờ của thế giới Dương (người sống) và thế giới Âm (người chết).
Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, đó là ngày lễ Vu Lan.
Lễ Vu Lan mang một ý nghĩ lớn là báo ân cha mẹ, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn, là biết ơn và báo ơn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy hiền hậu chất phác của người Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Nếu người Tây Phương tự hào về ngày "Mother"s Day", "Father"s Day"" truyền thống của họ thì người Việt Nam nói chung, cũng có niềm tự hào không kém về ngày lễ Vu Lan của mình.
Cũng trong ngày này, nhiều ngôi chùa, nhiều Phật tử, cá nhân, tổ chức còn tổ chức phát quà cho người nghèo, tật nguyền, bất hạnh, không nơi nương tựa, để mọi người cảm thấy được ấm lòng, hạnh phúc trong mùa Vu lan báo hiếu.
Minh Nghiêm
Ban TTTT Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Đak Lak
Một số hình ảnh tại Lễ Vu Lan báo hiếu tại Chùa Sắc Tứ Khải ĐoanBan TTTT Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Đak Lak
Cung đón chư tôn đức quang lâm
ĐĐ Thích Nguyên Huấn dẫn chương trình lễ
Lễ cài Bông hồng
Đại diện Phật tử dâng lời cảm niệm lễ Vu Lan Báo hiếu
nghi thức lễ Vu Lan Báo hiếu HT Thích Châu Quang dâng hương
Lễ Vu Lan tại Thiền Viện Trúc Lâm Vạn Đức
Các tin đã đăng: