310 554
Sức Khỏe » Kinh Nghiệm
Chia sẻ với bạn bè qua:
Tống Dũng. 12:17:36 13-03-2018 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Làm gì để giúp trẻ có thói quen ăn uống khỏe mạnh?

Làm gì để giúp trẻ có thói quen ăn uống khỏe mạnh?Luôn trữ sẵn các thức ăn tốt cho sức khỏe trong nhà và loại bỏ tất cả các loại có hại cho sức khỏe là cách hiệu quả giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Dưới đây là các chia sẻ để giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ:

1 - Đừng “cấm” các thức ăn vặt một cách cứng nhắc
Một khi đã nếm qua các thức ăn vặt chứa nhiều muối hoặc đường thì khó lòng mà khiến trẻ không bị nghiện, theo chuyên gia nhi đồng học Eileen Kennedy, Bệnh viện Cleveland (Ohio).
Tuy nhiên, cha mẹ nên giới hạn số lượng các thức ăn này cho trẻ mỗi ngày hơn là cấm hoàn toàn và không cho trẻ ăn. Bằng cách này, trẻ sẽ không “nỗ lực” để ăn cho bằng được loại thực phẩm chúng muốn ăn mà bị cấm ăn.
Và cũng không phải là ý tưởng hay khi mà loại thực phẩm chúng ta cấm lại có mặt khắp nơi bên ngoài nhà của mình. Điều này làm cho trẻ vẫn cứ muốn ăn các thức ăn này dù đã no và làm hình thành thói quen ăn quá mức ở trẻ.
treem.jpg
Ảnh chỉ mang tính minh họa


Các chuyên gia cũng nhấn mạnh cha mẹ không nên cấm đoán các món ăn vặt mà trẻ thích như một hình phạt dành cho trẻ vì đã có ứng xử chưa hay. Chính điều này dẫn đến mối tương quan không lành mạnh giữa trẻ và thực phẩm.
2 - Cảnh báo trẻ về nguy hại của các thức uống năng lượng
Trẻ ở tuổi thanh thiếu niên có thể nhận thức được đâu là thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe. Hãy giúp trẻ tự ý thức và xây dựng danh sách các thực phẩm không tốt cho sức khỏe để trẻ có sự lựa chọn khoa học hơn.
Để giúp trẻ có thói quen không dùng đến các loại thức uống năng lượng chứa nhiều đường, phụ huynh có thể cho trẻ uống nhiều nước hay các loại sữa. Nếu đã từng cho trẻ uống hoàn toàn 100% nước ép trái cây thì nên đưa nước vào, cách quãng với nước trái cây.
3 - Đưa trái cây vào bữa ăn
Khi nấu bữa tối, luôn chắc chắn rằng có món nào đó khỏe mạnh mà trẻ thích và sẽ ăn món đó.
Tốt nhất là nên nấu bữa tối hạn chế tinh bột như khoai tây, dành phần để bổ sung thêm và khuyến khích trẻ ăn rau củ và trái cây. Cũng là cách hay nếu bạn cho trẻ nhìn thấy, quan sát cách bạn chuẩn bị các món ăn này và để cho trẻ tự tay thêm thành phần vào khi chế biến; cha mẹ khi ấy sẽ gọi tên món hay thành phần mà trẻ cho vào món ăn - khuyến nghị của USDA.
4 - Là hình mẫu cho con
Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đa phần đều có xu hướng làm trái ngược những thói quen lành mạnh mà cha mẹ đang làm nhưng thật ra, ý kiến và hành động của cha mẹ lại cũng có tác động lớn đến cách trẻ nhìn nhận về dinh dưỡng.
Trẻ trước tuổi đi học thì bắt chước y chang những gì cha mẹ làm và sẵn sàng thử thức ăn mới của cha mẹ nấu. Hãy tận dụng đặc điểm này và “thị phạm” các thói quen ăn uống lành mạnh trước mặt trẻ.
USDA khuyên rằng: Hãy ăn cùng trẻ (bữa chính cũng như ăn vặt) bất cứ khi nào có thể để trẻ có thể nhìn thấy cách bạn thưởng thức trái cây và rau củ và tạo ra điều gì đó vui vẻ khi cùng thử món ăn mới với trẻ.
Nếu trẻ lớn hơn một chút, đừng tiếp tay cho trẻ có vẻ mặt “ủ dột” khi ăn rau củ quả hay đừng nói những điều tiêu cực về món ăn nào đó khi có trẻ nhỏ trong bữa ăn.
5 - Hãy bắt đầu từ từ
Sử dụng các đĩa hay chén chứa thức ăn nho nhỏ thôi, tập cho trẻ tự ăn và ăn một cách an toàn. Bạn có thể tiến hành tập cho trẻ khi trẻ khoảng 3 - 5 tuổi, cho trẻ ăn rau trộn và cầm chén chứa thực phẩm cho trẻ tự múc ăn với các thực phẩm không nóng.
Điều này có trẻ cảm giác “giống như đã lớn” và dạy trẻ cách ước chừng lượng thức ăn trẻ muốn ăn và hiểu về định lượng của khẩu phần ăn. Khuyến khích trẻ mỗi lần ăn một khẩu phần và chỉ tiếp tục ăn sau đó khi trẻ vẫn chưa đủ no mà thôi.
6 - Giúp trẻ nhận biết khi nào nên ngừng ăn
Hãy nhắc trẻ dừng ăn khi trẻ bắt đầu thấy no, theo USDA. Đừng thúc trẻ phải ăn “sạch” dĩa và đừng “cổ vũ” trẻ vì đã ăn “sạch” dĩa thức ăn đó.
Tốt nhất là để trẻ ăn vừa đủ no thôi và phần còn lại sẽ được hoàn tất sau đó khi trẻ đói bụng trở lại.
7 - Có thời gian biểu ăn uống cố định
Giữ đúng giờ giấc cho các bữa ăn chính và ăn vặt của trẻ trong ngày để trẻ không bị quá đói giữa các bữa ăn, tránh để trẻ ăn quá nhiều sau đó vì ăn bù cho lúc đói bụng.
Đa phần trẻ đều cần khoảng 3 bữa ăn chính, 1 - 2 bữa ăn phụ (ăn vặt) mỗi ngày. Tuy vậy, cũng không nên gây áp lực với trẻ trong các buổi ăn chính nếu trẻ không thấy đói bụng.
Nếu trẻ bỏ bữa, đừng bù đắp lại bằng kẹo hay bánh ngọt, USDA khuyên các phụ huynh. Thay vào đó, hãy nên cho trẻ một quả táo hay cà-rốt và đảm bảo rằng trẻ sẽ ăn đầy đủ vào bữa ăn tiếp theo.
8 - Kiên nhẫn cho trẻ thử các thực phẩm tốt cho sức khỏe
Đừng mất kiên nhẫn khi trẻ bướng bỉnh không chịu ăn các món tốt cho sức khỏe. Cần thời gian để trẻ nhận biết và yêu thích vị của món ăn nào đó. Với món mới, trẻ mất cả chục lần thử để thích món ăn đó.
Với các trẻ quá “chống đối”, hãy để trẻ cảm thấy trẻ có được sự kiểm soát trong lựa chọn thực phẩm của mình và vì thế trẻ có thể chọn ăn các món khỏe mạnh thông qua các câu hỏi hoặc đề nghị lựa chọn.
Ví dụ, bạn nên hỏi “Con thích gì cho bữa tối hơn, dưa leo hay khoai tây?” thay vì “Con có muốn ăn khoai tây tối nay không?”.
(nguồn : http://giacngo.vn)
Đức Hòa
 
(theo Reader’s Digest)
Chia sẻ với bạn bè qua: