Admin. 14:06:01 27-05-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
Văn-thù-sư-lợi (文殊師利) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (妙德), Diệu Cát Tường (妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo.
Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4.
Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Chúng ta thường thấy Đức Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (妙音), "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – "Người chiến thắng tử thần"…
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn Thù. Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế.
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng an cư. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: “ Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen”.
Vương Chúng Thái tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, liền chấp tay mà bạch với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.
Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo pháp môn lục độ (lục độ là: 1- bố thí, 2- trì giới, 3- nhẫn nhục, 4- tinh tấn, 5- thiền định, 6- trí huệ)….
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe các lời nguyện rồi, liền thọ ký cho Vương Chúng Thái tử rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi là người Đại Trượng phu, trí huệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi sự như vậy.
Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền Như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam. Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn.
Này Văn Thù Sư Lợi, từ nay về sau, trải hằng sa kiếp, ngươi tu Bồ Tát đạo, trồng các căn lành, và tâm trí thanh tịnh. Ngươi vì chúng sanh mà giáo hóa cho chúng đều dẹp trừ được các món tâm bịnh, vậy nên chúng đều xưng ngươi là một ông Thầy thuốc hay, có một món thuốc thần để chữa lành được bệnh phiền não.
Vương Chúng Thái tử thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu thệ nguyện của tôi đặng như lời Ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đều vang động và các Đức Phật mười phương đều thọ ký cho tôi nữa”.
Vương Chúng Thái tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữa hư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp mầu nhiệm, và có các thứ bông tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa.
Các vị Bồ Tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các Đức Phật rằng: “Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế?”
Các Đức Phật nói rằng: ”Nay Chư Phật ở mười phương đều thọ ký cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy”.
Vương Chúng Thái Tử thấy vậy, lòng rất vui mừng, liền đãnh lễ Phật, rồi ngồi nghe thuyết pháp…
Đệ tử Trí Bửu – Thành kính đảnh lễ tưởng niệm Ngày Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát- 04 tháng Tư âm lịch
Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (妙音), "Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca – "Người chiến thắng tử thần"…
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn Thù. Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế.
Đức Văn Thù Sư Lợi, khi chưa thành đạo Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm, tên là Vương Chúng Thái tử. Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng an cư. Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: “ Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen”.
Vương Chúng Thái tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, liền chấp tay mà bạch với Phật rằng: “ Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả.
Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo pháp môn lục độ (lục độ là: 1- bố thí, 2- trì giới, 3- nhẫn nhục, 4- tinh tấn, 5- thiền định, 6- trí huệ)….
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe các lời nguyện rồi, liền thọ ký cho Vương Chúng Thái tử rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi là người Đại Trượng phu, trí huệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi sự như vậy.
Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền Như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam. Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn.
Này Văn Thù Sư Lợi, từ nay về sau, trải hằng sa kiếp, ngươi tu Bồ Tát đạo, trồng các căn lành, và tâm trí thanh tịnh. Ngươi vì chúng sanh mà giáo hóa cho chúng đều dẹp trừ được các món tâm bịnh, vậy nên chúng đều xưng ngươi là một ông Thầy thuốc hay, có một món thuốc thần để chữa lành được bệnh phiền não.
Vương Chúng Thái tử thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu thệ nguyện của tôi đặng như lời Ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đều vang động và các Đức Phật mười phương đều thọ ký cho tôi nữa”.
Vương Chúng Thái tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữa hư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp mầu nhiệm, và có các thứ bông tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa.
Các vị Bồ Tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các Đức Phật rằng: “Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế?”
Các Đức Phật nói rằng: ”Nay Chư Phật ở mười phương đều thọ ký cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy”.
Vương Chúng Thái Tử thấy vậy, lòng rất vui mừng, liền đãnh lễ Phật, rồi ngồi nghe thuyết pháp…
Đệ tử Trí Bửu – Thành kính đảnh lễ tưởng niệm Ngày Vía Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát- 04 tháng Tư âm lịch
Các tin đã đăng: