Đông Triều. 15:21:16 16-11-2014 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Nhận diện về văn hóa Phật giáo Việt Nam
(PGVN) - “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” - đó là đề tài do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trình bày trong buổi nói chuyện chuyên đề hàng tháng tại chùa Phật Học Xá Lợi (Q.3, TP.HCM) diễn ra vào chiều 1-11 vừa qua.
Diễn giả đã đề cập đến vấn đề “nóng” về linh vật (sư tử), đẩy dư luận đến chỗ phản ứng rất mạnh, chính quyền quan tâm, tiêu biểu là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch ngày 8-8-2014 đã có Công văn số 2662 đề nghị không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Và Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh Việt Nam ra Công văn ngày 19-8-2014, giới thiệu các mẫu tượng linh vật của nước ta.
Tìm bản sắc Việt ở đâu?
“Vậy cái gì là những linh vật, sản phẩm, biểu tượng phù hợp với thuần phong mỹ tục? Vì sao chúng không phù hợp với thuần phong mỹ tục, khi mà những mẫu sư tử đó rất uy nghi, được trang trí khắp nước, từ chùa chiền đến công sở và tư gia những năm gần đây? Thuần phong mỹ tục thể hiện ở chỗ nào? Và cái gì gọi là di sản của chúng ta; tiêu biểu như thế nào, bản sắc như thế nào mới gọi là bản sắc Việt? Tất cả đã gây ra những tranh luận và có những phản biện trái ngược nhau”, diễn giả Trần Đình Sơn đặt vấn đề.
Theo ông, “nhiều mẫu tượng Việt Nam có tạo tác nghệ thuật rất tinh tế và đẹp, không chỉ người Việt Nam mà các nhà nghiên cứu thế giới đều đánh giá cao về nghệ thuật. Thế thì không có lý gì cho đến nay, các chùa Việt Nam phải thỉnh những pho tượng của nước khác để thờ ở chùa Việt! Và hầu như người ta cứ nghĩ rằng, pho tượng phải làm bằng đồng, bằng ngọc, mạ vàng, làm bằng chất liệu quý mới là pho tượng quý…, nhưng mà, đó mới là cái quý về nguyên liệu, cái quý của tượng Phật là cái tinh thần được chuyển tải qua đường nét, hình khối, màu sắc của pho tượng. Trong lịch sử dân tộc, các thế hệ tiền nhân đã tiếp thu và có nhiều sáng tạo, lịch sử mỹ thuật tôn giáo của chúng ta cũng có những thành tựu nhất định”.
“Phật giáo trải qua hơn hai nghìn năm lịch sử khi đi đến đâu là bản địa hóa đến đó, theo phong tục tập quán và nhận thức ở đó. Ông bà chúng ta khi tiếp xúc với Phật giáo, từ phương Nam đến, từ phương Bắc qua đã tiếp biến văn hóa và đã tạo nên những thành tựu rất lớn về nghệ thuật Phật giáo.
Di sản tổ tiên chúng ta lớn như vậy, tại sao hiện nay lại có phong trào phải thờ cho được tượng Phật của Đài Loan, của Trung Quốc đem qua… không những tượng Phật mà cả tượng Bồ-tát và chư thiên, đó là những điều chúng ta tiếp biến nhưng phải cảnh giác, bởi vì xưa nay người Phật tử Việt Nam vẫn hãnh diện rằng đạo Phật đã đồng hành với dân tộc hơn hai ngàn năm, đã hòa quyện với dân tộc làm một.
Hiện nay, chúng ta thấy có tình trạng một số chùa, cơ sở tôn giáo xây cất tùy tiện trong phong cách, đôi khi mô phỏng ở đâu đó xa lạ với nét truyền thống của Phật giáo Việt Nam”, diễn giả Trần Đình Sơn nhận xét.
Tâm huyết và gửi gắm
Trở lại chủ đề linh vật Việt Nam, ông Sơn dẫn chứng ở các chùa cổ, đặc biệt là chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh) và một số chùa ở miền Bắc vẫn còn bảo lưu nhiều hình tượng sư tử đá từ thời Lý. Đó là những hình tượng sư tử đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh sư tử là những con thú rất thân thuộc như voi, tê giác, trâu, ngựa là những con vật ăn cỏ - một sự gởi gắm của ông bà ta về mặt tư tưởng.
Không những thế, nhà nghiên cứu chia sẻ, so với các nước khác trong khu vực thì hình tượng sư tử rất hung dữ nhưng khi vào Việt Nam thì tượng trở thành tươi vui, rất hiền hòa. Ông khẳng định, sự tiếp biến văn hóa của tổ tiên ta rất tinh tế.
Ông chứng minh bằng tư liệu, đến triều đại nhà Lê, con kỳ lân được quy định chỉ có vua quan mới được sử dụng, còn con nghê được sử dụng trước các đình miếu… Đến thời Nguyễn, sư tử, nghê cũng được sử dụng, tất cả đều với hình tướng rất hiền.
Nói đi là vậy, còn nói lại, nhà nghiên cứu khẳng định, không có nghĩa là chúng ta không cần những cái mới, nhưng cái mới với điều kiện trước nhất phải gởi gắm những tình cảm như thế nào, sáng tạo ra mẫu tượng sư tử phải khác hẳn của Tây, của Tàu..., chứ đánh cắp của người khác về, rồi nói là công trình văn hóa Việt Nam thì không nên.
“Đã đến lúc cộng đồng Phật tử cũng nên quan tâm những vấn đề văn hóa Phật giáo, bởi đến lúc nào đó sẽ không còn Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông”, nhà nghiên cứu trăn trở, gửi gắm từ tận đáy lòng mình.
Tìm bản sắc Việt ở đâu?
“Vậy cái gì là những linh vật, sản phẩm, biểu tượng phù hợp với thuần phong mỹ tục? Vì sao chúng không phù hợp với thuần phong mỹ tục, khi mà những mẫu sư tử đó rất uy nghi, được trang trí khắp nước, từ chùa chiền đến công sở và tư gia những năm gần đây? Thuần phong mỹ tục thể hiện ở chỗ nào? Và cái gì gọi là di sản của chúng ta; tiêu biểu như thế nào, bản sắc như thế nào mới gọi là bản sắc Việt? Tất cả đã gây ra những tranh luận và có những phản biện trái ngược nhau”, diễn giả Trần Đình Sơn đặt vấn đề.
Theo ông, “nhiều mẫu tượng Việt Nam có tạo tác nghệ thuật rất tinh tế và đẹp, không chỉ người Việt Nam mà các nhà nghiên cứu thế giới đều đánh giá cao về nghệ thuật. Thế thì không có lý gì cho đến nay, các chùa Việt Nam phải thỉnh những pho tượng của nước khác để thờ ở chùa Việt! Và hầu như người ta cứ nghĩ rằng, pho tượng phải làm bằng đồng, bằng ngọc, mạ vàng, làm bằng chất liệu quý mới là pho tượng quý…, nhưng mà, đó mới là cái quý về nguyên liệu, cái quý của tượng Phật là cái tinh thần được chuyển tải qua đường nét, hình khối, màu sắc của pho tượng. Trong lịch sử dân tộc, các thế hệ tiền nhân đã tiếp thu và có nhiều sáng tạo, lịch sử mỹ thuật tôn giáo của chúng ta cũng có những thành tựu nhất định”.
“Phật giáo trải qua hơn hai nghìn năm lịch sử khi đi đến đâu là bản địa hóa đến đó, theo phong tục tập quán và nhận thức ở đó. Ông bà chúng ta khi tiếp xúc với Phật giáo, từ phương Nam đến, từ phương Bắc qua đã tiếp biến văn hóa và đã tạo nên những thành tựu rất lớn về nghệ thuật Phật giáo.
Di sản tổ tiên chúng ta lớn như vậy, tại sao hiện nay lại có phong trào phải thờ cho được tượng Phật của Đài Loan, của Trung Quốc đem qua… không những tượng Phật mà cả tượng Bồ-tát và chư thiên, đó là những điều chúng ta tiếp biến nhưng phải cảnh giác, bởi vì xưa nay người Phật tử Việt Nam vẫn hãnh diện rằng đạo Phật đã đồng hành với dân tộc hơn hai ngàn năm, đã hòa quyện với dân tộc làm một.
Hiện nay, chúng ta thấy có tình trạng một số chùa, cơ sở tôn giáo xây cất tùy tiện trong phong cách, đôi khi mô phỏng ở đâu đó xa lạ với nét truyền thống của Phật giáo Việt Nam”, diễn giả Trần Đình Sơn nhận xét.
Tâm huyết và gửi gắm
Trở lại chủ đề linh vật Việt Nam, ông Sơn dẫn chứng ở các chùa cổ, đặc biệt là chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh) và một số chùa ở miền Bắc vẫn còn bảo lưu nhiều hình tượng sư tử đá từ thời Lý. Đó là những hình tượng sư tử đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh sư tử là những con thú rất thân thuộc như voi, tê giác, trâu, ngựa là những con vật ăn cỏ - một sự gởi gắm của ông bà ta về mặt tư tưởng.
Không những thế, nhà nghiên cứu chia sẻ, so với các nước khác trong khu vực thì hình tượng sư tử rất hung dữ nhưng khi vào Việt Nam thì tượng trở thành tươi vui, rất hiền hòa. Ông khẳng định, sự tiếp biến văn hóa của tổ tiên ta rất tinh tế.
Ông chứng minh bằng tư liệu, đến triều đại nhà Lê, con kỳ lân được quy định chỉ có vua quan mới được sử dụng, còn con nghê được sử dụng trước các đình miếu… Đến thời Nguyễn, sư tử, nghê cũng được sử dụng, tất cả đều với hình tướng rất hiền.
Ông Trần Đình Sơn tại buổi nói chuyện - Ảnh: Như Danh
“Hiện nay, hầu như người ta không còn biết giá trị nào là di sản của tổ tiên để lại, họ đánh mất cái tinh thần rất đẹp, rất hay của tổ tiên người Việt và đem vào những cái rất nhảm nhí. Họ ít quan tâm đến vấn đề di sản, cái gì của tổ tiên để lại rất “coi thường” cho rằng nó xấu, nó lỗi thời và vứt đi. Trong khi các nước họ nâng niu rất kỹ từng di tích cổ của Việt Nam… Đối với mình, khi trùng tu chùa, những chùa cổ, cũ mình đều phá đi…” - nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn bày tỏ.Nói đi là vậy, còn nói lại, nhà nghiên cứu khẳng định, không có nghĩa là chúng ta không cần những cái mới, nhưng cái mới với điều kiện trước nhất phải gởi gắm những tình cảm như thế nào, sáng tạo ra mẫu tượng sư tử phải khác hẳn của Tây, của Tàu..., chứ đánh cắp của người khác về, rồi nói là công trình văn hóa Việt Nam thì không nên.
“Đã đến lúc cộng đồng Phật tử cũng nên quan tâm những vấn đề văn hóa Phật giáo, bởi đến lúc nào đó sẽ không còn Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông”, nhà nghiên cứu trăn trở, gửi gắm từ tận đáy lòng mình.
Qua đó, ông Sơn rất mong muốn giới trẻ có những sự quan tâm, đặc biệt sẽ có những suy nghĩ sáng tạo ra những cái phù hợp với nghệ thuật văn hóa Phật giáo Việt Nam, theo định nghĩa “khi nói đến di sản văn hóa tức là người ta muốn nói đến tài sản của ông bà tổ tiên chúng ta đã để lại nhiều đời nay trên đất nước này. Và đó là di sản chung của các dân tộc Việt Nam. Còn truyền thống là những cái mà tổ tiên ta từ đời này qua đời khác tôn trọng và làm theo”.
Như Danh
Nguồn: Theo GNO
Các tin đã đăng: