910 708
Tự Viện » Huyện Krông Păk
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 00:04:16 27-05-2017 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Đăk Lăk: Lịch sử Chùa Phước An tọa lạc tại huyện Krông Păk

Đăk Lăk: Lịch sử Chùa Phước An tọa lạc tại huyện Krông PăkChùa Phước An toạ lạc tại 228 Trần Hưng Đạo, Tdp.16, Thị trấn Phước An, huyện KrongPac cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30 km trên QL 26, hướng Đông Bắc, đường đi Nha Trang
  •  Địa điểm: 228 Trần Hưng Đạo, Tdp.16, Thị trấn Phước An, huyện KrongPac
  •  Năm Khai Sơn: 1971
  •  Người Sáng Lập: Hòa thượng Thích Ngộ Nhẫn
  • Trụ trì hiện nay: Tỷ-kheo Thích Minh Hạnh
  •  Hệ Phái: Bắc Tông
  •  Các năm trùng tu: 1975, 1983, 1989, 2014.
  •  Điện Thoại: 05003.819.605

Nhân duyên thành lập:
Năm 1970, vì nhu cầu thiết yếu cho Phật sự trên một địa bàn rộng lớn, Hòa thượng Thích Ngộ Nhẫn, lúc bấy giờ đang đảm nhiệm trọng trách Cố vấn Phật giáo Liên Khuôn hội quận Phước An, đã đứng ra xin đất nhằm xây dựng trung tâm sinh hoạt Phật giáo của Quận.
Thông qua văn bản số 007/VPHC/YE của Ủy ban hành chánh xã EaYong, quận Hành chánh Phước An cấp ngày 06/1/1971, chùa bắt đầu hoạt động tôn giáo với diện tích 16 sào đất.  
Sau đó, Đại đức Thích Huệ Hương được thỉnh cử về tại trú xứ. Đại đức tiến hành vận động Phật tử địa phương kiến thiết ngôi chùa. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1971, Chùa được tạo dựng xong, với hình thức mái tôn, nền láng xi măng, vách thưng ván, mặt quay về hướng Tây nam.
Chiều ngày 7 tháng 2 1983, chùa bị hỏa hoạn thiêu trụi. Ngay trong đêm đó, toàn thể bà con Phật tử đã huy động toàn lực, thu gom những tấm tôn và cột chùa cháy loan lỗ, rồi người góp thêm tôn, kẻ đưa thêm ván, dựng tạm Chánh điện ngay trên nền cũ để kịp có nơi cử hành lễ vía Xuất gia của đức từ Phụ vào ngày 8 tháng 2 hôm sau.
Năm 1989, vào ngày 19 tháng 3, Chánh điện khởi công xây dựng lại. Lễ đặt đá đặt dưới sự chứng minh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Nghiêm – Chung minh đạo sư Phật giáo Khánh Hòa và Hòa thượng Thích Quang Huy – Trưởng ban trị sự Phật giáo Daklak.
Sau 7 năm xây dựng, ngày 26 tháng 3 năm 1996, Chùa tổ chức Lạc thành. Chánh điện được xây dựng theo hình chữ Công, một mô hình chung cho các chùa Hội từ thời Phật giáo Chấn hưng
Năm 1997, chùa tôn tạo tượng đài Quan Âm lộ thiên đứng trên mặt hồ bát giác, đường kính hồ là 7m.
Năm 1999, Đại đức Thích Tâm Ân, trụ trì lúc bấy giờ, tiến hành xây dựng cổng Tam Quan và một Hội trường, nhằm đáp ứng nhu cầu tu tập Bát Quan trai thường kỳ cho Phật tử.
Năm 2003, vì nhu cầu Phật sự nên đại đức Thích Tâm Ân về hướng dẫn Phật tử tu tập tại chùa Phổ Tịnh ở Nha Trang – Khánh Hòa
Năm 2006, ngày 14 tháng 2, đại đức Thích Minh Hạnh về đảm nhận hoạt động tôn giáo tại Chùa.
Năm 2007, Chùa xây dựng tường rào tạm thời trên diện tích gần 1ha, nhằm ổn định khuôn viên Phạm Vũ.
Ngày 31 tháng 12 năm 2011, theo thỉnh cầu của Ban Đại Diện chùa và Phật tử bổn tự, Giáo hội tỉnh Đaklak bổ nhiệm Đại đức Thích Minh Hạnh chính thúc trụ trì.
Năm 2014, Chùa đúc tôn tượng đức Bổn sư bằng đồng, theo khuôn mẫu chùa Từ Đàm - Huế, cao 2m19.
Năm 2016, Chùa trùng tu mới bảo điện Quán Thế Âm; đúc đồng Tôn tượng các ngài Quan Âm, Địa Tạng và Chuẩn Đề, theo khuôn mẫu chùa Sắc Tứ Khải Đoan – Ban mê thuột. Hoàn thiền mặt bằng tổng thể, nhằm đáp ứng cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trong tương lai.
Diện tích đất Chùa
Căn cứ theo giấy nhượng đất cất Chùa của Quận Hành Chánh Phước An cấp ngày 6 tháng 1 năm 1971, Chùa sở hữu 1 hec-ta 6 sào, gồm 1 héc ta Chùa sử dụng và 6 sào đối diên bên kia đường làm nghĩa trang Phật giáo.
Sau ngày Giải Phóng 30 tháng 4 năm 1975, nhằm đáp ứng tình hình xã hội và đất nước, Chính quyền trưng dụng 6 sào để làm việc công ích.
Trong giai đoạn thập kỷ 80, vì giúp đỡ bà con xung quanh Chùa có đường lưu thông lui tới, nên hiện tại Chùa đang sở hữu đất đai với diện tích gần 9 sào 6.

Diện tích xây dựng hiện nay bao gồm:
Chánh điện: 420m2
Nhà Tổ: 80m2
Hội trường : 175m2
Bảo đài Quan Âm lộ Thiên : 160m2
 
Các đời Trụ trì, Chánh đại diện:
1.    Hòa thượng Thích Ngộ Nhẫn : Khai sáng Chùa
2.    Đại đức Thích Huệ Hương, Trụ xứ từ năm 1970-1975
3.    Đạo hữu Đỗ Tiến, pháp danh: Nhật Hưng: Từ năm 1977 - 1984
4.    Đạo hữu Vương Sai, pháp danh Minh Chính 1984 - 1990
5.    Đạo hữu Trần Chóng, pháp danh Lệ Nhẫn 1991- 1992
6.    Đạo hữu Nguyễn Gia Đăng, pháp danh: Quảng Minh 1992 – 1996
7.    Đại đức Thích Tâm Ân, trụ trì 1999 - 2003
8.    Đạo hữu Trần An Nam, pháp danh Nguyên Hình 1997 -2000
9.    Đạo hữu Đỗ Văn Trú, pháp danh Nguyên Cao 2001 – 2003
10.  Đạo hữu Lê Văn Sửu, pháp danh Phổ Châu 2004 – 2007
11.  Đạo hữu Hồ Văn Sen, pháp danh Nguyên Liên 2007 – 2012
12.  Đại đức Thích Minh Hạnh 2013 đến nay

Ban Văn Hóa & Thông Tin Truyền Thông PG DakLak
 
Chia sẻ với bạn bè qua: