1010 101
Tin Tức » Các Sự Kiện
Chia sẻ với bạn bè qua:
Nguyễn Phương. 12:24:55 30-04-2021 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Khai mạc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo thời đại 4.0

Khai mạc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo thời đại 4.0Sáng ngày 29/4/2021 tại chùa Từ Đàm – TP. Huế, Ban Thông tin Truyền thông Trung ương phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ Khai mạc Khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo Thời đại 4.0 với sự tham dự của trên 400 học viên là Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử hiện đang công tác trong lãnh vực Truyền thông và Báo chí Phật giáo của 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Chứng minh và tham dự Lễ khai mạc có: HT. Thích Giác Quang, PTK Ban Thường trực HĐCM/GHPGVN, HT. Thích Lưu Hòa cùng Chư tôn Hòa thượng Giáo phẩm Chứng minh BTS.GHPGVN tỉnh Thừa Thiên-Huế; HT. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban TTTT Trung ương-Trưởng BTC, TT. Thích Đức Thiện, Ophos Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký-Trưởng Ban Phật giáo Quốc Tế; HT. Thích Đức Thanh, UVTT.HĐTS-Trưởng BTS.GHPGVN tỉnh TT Huế, đồng Trưởng BTC cùng Chư tôn đức Ban Thường trực BTS.GHPGVN tỉnh TT Huế.

Về phía Chính quyền có ông Vũ Chiến Thắng, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Phúc Nguyên, Vụ Trưởng Vụ Phật giáo BTG.CP, Bà Ngô Thu Hà, Chuyên viên chính Vụ Tuyên truyền BTG Trung ương; Ông Nguyễn Thanh Bình, TUV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế và đại diện Mặt trận, Dân vận, Ban Tôn giáo, các Sở Ban ngành của tỉnh, thành phố Huế và địa phương sở tại.

Tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ lần này, tỉnh ĐăkLăk có hai đoàn:

-Đoàn Ban TTTT do ĐĐ Thích Nguyên Huấn, Trưởng Ban TT-TT làm Trưởng đoàn, gồm 6 học viên (3 Tăng, 3 Cư sĩ).

-Đoàn Tập san Vô Ưu do ĐĐ Giác Phổ, Phó BTS -Trưởng Ban Hoằng Pháp, Chủ biên dẫn đầu, gồm có 9 học viên (2 Tăng, 7 Cư sĩ).

Trong lời phát biểu Khai mạc của HT. Thích Gia Quang, PCT kiêm Trưởng Ban TT-TT. TƯ- Trưởng BTC đã nhấn mạnh tầm quan trọng việc “Bồi dưỡng kỷ năng lãnh đạo, quản lý thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0, nhằm bổ túc và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về công tác thông tin truyền thông bắt kịp với thời đại mới để hoằng truyền chánh pháp, ứng dụng Phật pháp vào những thành tựu công nghệ có hiệu quả, phù hợp với thời đại ngày nay, góp phần xiển dương Phật pháp làm lợi lạc nhân sinh…”

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ông Vũ Chiến Thắng, Thứ Trưởng Bộ Nội vụ đề nghị: “Để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được, chúng tôi thấy rằng Ban Thông tin truyền thông GHPGVN cần tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng điểm như:

-Củng cố công tác thông tin truyền thông, tôn vinh những thành tựu hoạt động Phật sự và xã hội tốt đẹp, đề ra giải pháp điều hành và liên kết của các đơn vị TT-TT thống nhất chặt chẽ trong công cuộc hoằng dương Phật pháp.

-Quản lý điều hành tổ chức chặt chẽ, nhằm kiểm soát những thông tin sai lệch trên hệ thống mạng xã hội…

-Đào tạo nhân sự làm truyền thông. Truyền thông Phật giáo là sự chuyển tải thông điệp đạo đức, tình thương và chân lý sống, mang đến sự bình an và hạnh phúc thịnh vượng cho con người…

-Phối hợp với các cơ quan Nhà nước để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những Tăng Ni vi phạm giới hạnh, có những việc làm vi phạm Hiến chương, Nội qui của GHPGVN và pháp luật Nhà nước… ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế của Phật giáo Việt Nam.

Tiếp theo là lời phát biểu của TT. Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS.GHPGVN. Thượng tọa cho biết: “Hoạt động truyền thông Phật giáo từ năm 2019 đến nay đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia, đưa giáo lý Phật giáo đi vào cuộc sống. Kịp thời xử lý những khủng hoảng truyền thông, ngăn chận những hình ảnh xấu tác động đến Phật giáo. Qua khóa tập huấn lần này, các học viên sẽ tăng khả năng nhận diện những sự việc câu view, những người giả danh tu sĩ…để kịp thời xử lý truyền thông, giữ gìn hình ảnh của Giáo hội. Phát huy những trang web, trang tin chính thống của Phật giáo, góp phần quảng bá những hình ảnh tốt đẹp của đạo Phật.”

Trong 2 ngày làm việc, có 4 chuyên đề được các diễn giảng lần lượt trình bày:

1/ “ Tăng, Ni với việc giữ gìn hình ảnh đạo Phật thông qua truyền thông”

(PGs.TS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực BTGCP)

2/ “Một số vấn đề về Thông tin Truyền thông Phật giáo dưới góc nhìn luật pháp”. (Ông Trương Quốc Hưng, Phó Chánh VP Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

3/ “Một số vấn đề về Phật giáo, Giáo hội và Tăng Ni trên mạng Internet. Góc nhìn từ công tác quản lý và truyền thông trong thời đại 4.0” (Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục Trưởng Cục Báo chí-Bộ TT&TT).

4/ “Góc nhìn về truyền thông Phật giáo và quyền tự do Tôn giáo ở Việt Nam”. (TS. Nguyễn Thúy Hà, Học viện Báo chí &Tuyên truyền).

Hầu hết các Giảng viên đã trình bày khái quát các nội dung chính một cách rõ ràng mạch lạc, kèm theo các dẫn chứng cụ thề và đề xuất các giải pháp khắc phục trong công tác quản lý thông tin truyền thông Phật giáo thời đại 4.0 trong công cuộc xiển dương đạo Phật đi vào đời sống nhân sinh.

Một số hình ảnh khóa bồi dưỡng nghiệp vụ:

























Tin&ảnh: Nam Trân – Nam Phương – Nguyễn Phương

Chia sẻ với bạn bè qua: