Admin. 11:50:43 23-03-2015 (GMT+7).
Kích cỡ chữ:
Chùm ảnh đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Tu viện Palpung Sherablin, Ấn Độ
Hôm thứ Tư, ngày 11/03/2015, đức Đạt Lai Lạt Ma đã quang lâm đến viếng thăm Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. Bên ngoài viện Cao Đẳng Gyutö Tantric hơn 100 vị Tăng đứng hàng chào, hàng trăm thanh thiếu niên Phật tử Tây Tạng thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hơn 30 nữ tu, ni viện Dongyu Gatsal Ling cùng tháp tùng đoàn phật tử từ 300 cũng đã vân tập cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma.
Vào đến Giảng đường, đăng lâm Pháp tòa, đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ Pháp thoại với đại chúng xong, Ngài vòng quanh tham quan và buổi chiều Ngài chứng minh buổi tọa đàm chia sẻ Pháp luận.
Thượng tọa Situ Rinpoche ngỏ lời kính chào đón đức Đạt Lai Lạt Ma và tán thán công đức Bồ tát hạnh của Ngài qua trách nhiệm lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vì sự hạnh phúc của toàn dân Tây Tạng:
“Những năm gần đây mặc dù chướng duyên rất nhiều, nhưng Ngài vẫn ung dung tự tại tùy duyên vận dụng từ bi, trí tuệ để hoằng dương Chính pháp Phật đà khắp nơi trên thế giới.
Năm 1991, khi chúng tôi xây dựng Tu viện này với bức tượng Phật Di Lặc dưới sự chứng minh của đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi Tu viện Palpung Sherablin đã bị phá hủy ở Tây Tạng, chúng tôi đã tái tạo lại tại xứ Phật, Ấn Độ. Hệ thống giáo dục Phật giáo Tây Tạng lưu vong chúng tôi đã hoàn thiện từ tiểu, trung, cao cho đến Đại học, hơn 180 trung tâm liên quan và chi nhánh trên khắp thế giới”.
Cư sĩ Pema Chinjor, Bộ Trưởng Bộ Tôn giáo và Văn hóa Chính phủ Tây Tạng lưu vong phát biểu rằng: “Tôi rất ấn tượng với những lời vàng ngọc của đức Đạt Lai Lạt Ma tại cuộc họp đầu tiên tại Đại hội Thanh niên Tây Tạng về việc gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa Phật giáo Tây Tạng và kho báu quý giá ấy đã lan tỏa khắp thế giới”.
Cư sĩ Pema Chinjor nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của trình độ giáo viên và mỗi truyền thống Phật giáo Tây Tạng lưu giữ các tính năng độc đáo của riêng mình.
Về việc thành lập Tu viện này, Thượng tọa Situ Rinpoche cho biết: “Khi chúng ta nghĩ đến Đại học Nalanda, một trung tâm học tập nghiên cứu tuyệt vời, những bước thực tiễn để rộng mở kiến thức cho chúng ta biết Đại học Nalanda là Giáo dục toàn diện, bởi chương trình đào tạo Đại học này cho sinh viên trang bị kiến thức Ngũ minh:
1. Nội minh
Trước tiên, người hoằng pháp phải cần có Nội minh, nghĩa là phải có kiến thức về nột điển Phật giáo.
Cho nên người có hoằng pháp có bổn phận phải am tường nội điển. Phải tìm hiểu giáo lý hàm chứa trong ba tạng: Kinh, Luật, Luận.
Về mỗi hệ thống giáo lý, có vô số pháp môn để chúng sinh thực hành và đạt đến quả vị giác ngộ. Người hoằng pháp cần thông hiểu các hệ thống giáo lý và các pháp môn phương tiện để có thể xem ra ứng tiếp với xã hội cho hợp thời và hợp cơ.
2. Nhân minh
Am tường giáo lý chưa đủ. Muốn trình bày giáo lý ấy một cách rõ ràng, khúc chiết, muốn lập thuyết vững vàng, người hoằng pháp cần phải dựa trên một phương pháp luận lý; phương pháp luận lý ấy gọi là Nhân minh.
Nhân minh là gì? Là một môn luận lý học của Phật Giáo, chủ trương chứng minh lập thuyết bằng "Nhân", nghĩa là bằng cách suy cứu đến lý do.
Học nhân minh có mục đích là biết phán đoán chân ngụy, thuyết phục ngoại đạo và đọc được các bộ luận về pháp tướng học, bởi vì các Tổ ngày xưa theo lối lập luận này trong khi viết các bộ luận kia.
3. Thanh minh
Đây là môn học về ngữ môn văn tự, về âm thanh và về văn học. Sự truyền giáo cũng đã rất cần đến môn học này. Xưa các vị Tổ sư muốn đem giáo pháp truyền bá ở các nước, đã phải thông hiểu về các thứ sinh ngữ, đã phải có tài phiên dịch và trước tác. Nhiều bộ sách đạo lý lưu truyền đến tận nay mà cũng phải nhận là có những giọng văn sáng sủa lưu loát, chính là nhờ ở căn bản về Thanh minh rất rộng rãi vậy.
Trong Phật giáo, chỉ có Thiền tông chủ trương không chú trọng mấy về văn tự. Các tôn phái khác đều cần đến thanh minh; Người tu học cần phải có kiến thức về văn học mới có thể học hiểu giáo lý tu tập; người truyền giáo phải có kiến thức về văn học để phiên dịch, trước tác với các nước Phật Giáo trên hoàn cầu.
4. Công xảo minh
Đây là môn học về công nghệ và kỹ thuật:
Trong công cuộc hành đạo, người tín đồ của Phật Giáo nhận thấy cần có đủ điều kiện kinh tế, mới có thể lập ra những cơ quan tu học cho Tăng giới, cho cư sĩ, mới có thể thành được những tổ chức cứu tế, giúp đỡ cho người nghèo đói tật nguyền, thể hiện lòng từ bi. Công nghệ và kỹ thuật mỗi ngày mỗi thêm tiến bộ, người Phật tử cần phải học tập để có những phương tiện hành đạo rộng rãi trong phạm vi xã hôi nhân sinh.
5. Y phương minh
Đây là môn học về các phương pháp trị liệu. Các đức Phật là những nhà lương y, trị cả tâm bệnh và cả thân bệnh cho chúng sinh, đức Dược Sư Lưu Ly là một gương sáng tiêu biểu. Thế gian này đầy dẫy những bệnh nhân đau khổ về vật chất lẫn tinh thần. Những phương thuốc chữa bệnh tinh thần đã đành rằng rất cần thiết, nhưng những phương thuốc chữa bệnh về vật chất cũng không phải là không quan trọng.
Đem sự an ủi đến cho người bệnh, nâng đỡ họ trong cơn ốm đau, cử chỉ đó thực có thể tiêu biểu được một phần nào tinh thần cứu thế tích cực của đạo Phật.
Phật giáo Tây Tạng có thể không phù hợp cho tất cả mọi người như là một truyền thống tâm linh, nhưng trong văn hóa Tây Tạng là tri thức, chẳng hạn như Y học Tây Tạng, các loại thuốc được chế biến từ các chất tự nhiên, có khả năng đem lại lợi ích cho nhiều người.
Phật giáo không dạy người ta tin mù quáng, mê tín tà kiến. Phật giáo giúp người chuyển hóa tâm thức thông qua giáo dục đào tạo. Những cảm xúc quấy nhiễu tâm hồn chúng ta không thể dùng tiền để khắc phục được, chúng ta phải hiểu được tâm hoạt động và cách để đạt được sự an tâm. Đây là lý do tại sao ngày nay nhân loại rất quan tâm đến tâm lý học, khoa học về tâm thức và sự hiểu biết về Phật giáo, truyền thống Nalanda tuyệt vời và đã được Phật giáo Tây Tạng gìn giữ và phát huy tám thế kỷ qua.
Buổi chiều Tọa đàm, các cuộc thảo luận về ngôn ngữ và ngữ pháp và hệ Bát nhã tư tưởng triết học Tính Không, dưới sự chứng minh của đức Đạt Lai Lạt Ma.
Chùm ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. Trân trọng giới thiệu đến quý bạn dọc cùng chia sẻ với Phật giáo Tây Tạng lưu vong tại đất Phật, Ấn Độ:
Toàn cảnh Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Chư Tăng Tăng và phật tử cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma theo nhạc lễ truyền thống Tây Tạng, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Ban Nghi lễ thành kính cung nghinh đức Đạt Lai Lạt Ma vào Giảng đường Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Chư tăng và nam, nữ phật tử đều cầm chiếc khăn Ấn màu trắng theo truyền thống Mật tông Tây Tạng, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng trang nghiêm trước bàn thờ theo nghi thức Mật tông tây Tạng, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị trên Pháp tòa trước Thánh tượng Phật Di Lặc, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Thượng tọa Tai Situ Rinpoche cùng chư Tăng chuẩn bị Mạn Đà la, ngũ cốc theo truyền thống Tây Tạng, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa sư tử tòa, chia sẻ cùng chư Tăng tại Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Thượng Tọa Kongdrol Rinpoche và Thượng tọa Tai Situ Rinpoche cùng rà soát lại Chương trình viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa sư tử tòa chia sẻ Pháp thoại cùng đại chúng tại Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Toàn thể hội chúng thanh tịnh lắng lòng nghe Pháp thoại tại Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Pháp đường Mạn Đà la tại Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Chư tăng cùng chia sẻ Tọa đàm Pháp luận vào buổi chiều nhân chuyến viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Các thành viên của chính phủ lưu vong Tây Tạng và khách mời đặc biệt cùng chia sẻ Tọa đàm Pháp luận của Chư tăng tại Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma kiểm chứng chư Tăng thảo luận về ngôn ngữ Tây Tạng và ngữ pháp, vào buổi chiều nhân chuyến viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Cư sĩ Pema Chinjor, Bộ Trưởng Bộ Tôn giáo và Văn hóa Chính phủ Tây Tạng lưu vong phát biểu tại Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đại chúng xem màn hình rộng trong Giảng đường, Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Đức Đạt Lai Lạt Ma tham quan Thư viện Tu viện Palpung Sherablin, Upper Bhattu, HP, Ấn Độ. 11/03/2015. Ảnh: (Tenzin Choejor)
Thích Vân Phong
(Tin từ Văn phòng chính phủ Tây Tạng lưu vong)
(nguồn : http://phatgiao.org.vn)
(nguồn : http://phatgiao.org.vn)
Các tin đã đăng: