Ban văn hóa Trung ương Khảo sát thực địa tại Đắk Lắk Đề án Di sản và Kiến trúc
Đón tiếp và làm việc với Đoàn công tác tại chùa Sắc tứ khải Đoan (Bắc tông) Hòa thượng Thích Châu Quang - Ủy viên HĐTS- Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk- Trụ trì chùa Sắc Tứ Khải Đoan; Tịnh xá Ngọc Quang (HPKS) Thượng tọa Thích Giác Tiến - Ủy viên HĐTS- Phó trưởng Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, Phó trụ trì Tịnh xá; Đại đức Thích Giác Phổ - Phó Ban Trị sự - Trưởng Ban Hoằng Pháp Tỉnh tri sự Tịnh xá; tại chùa Phổ Minh (HP Vĩnh Nghiêm) Đại đức Thích Trí Minh - Ủy viên Dự khuyết HĐTS - Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk, trụ trì chùa Phổ Minh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trên địa bàn tỉnh hiện có các loại hình kiến trúc: Chùa, Tịnh xá, Thiền viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường, v.v… và dấu tích của Phật giáo Lào. Với tổng số tự viện 174; trong đó: 91 chùa, 18 tịnh xá, 54 niệm Phật đường, 3 thiền viện, 3 tịnh thất, 1 chùa Nam tông, 3 điểm sinh hoạt tập trung - số liệu 2020) Các di sản Phật giáo tuy chưa được công nhận theo luật di sản, và Luật kiến trúc nhưng có một số công trình đạt các tiêu chí lịch sử – văn hóa và các tiêu chí nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan như:
- Chùa Sắc tứ Khải Đoan 1951, Tp BMT
- Chùa Phổ Minh 1955, tp BMT
- Tịnh xá Ngọc Quang (1960)
- Cây Bồ đề Cổ thụ buôn Yang Lành 99-130 tuổi – dấu tích Phật Giáo Lào.
- và một số ngôi chùa tiêu biểu.
Kiến trúc Phật giáo của tỉnh, tùy theo mỗi loại hình, bao gồm các hạng mục và công năng chính, có sự tương đồng và có sự khác biệt: Chánh điện, thiền đường, cổng tam quan, lầu chuông - trống, nhà tổ, nhà thờ cửu huyền, nhà tăng, cốc chư tăng, nhà giảng, nhà bếp, nhà ăn, nhà khách thập phương, tháp, điện Quan âm, tượng lộ thiên, sân – vườn… tháp xá lợi, tháp thờ Tổ, các di chỉ lịch sử… các cơ sở dịch vụ công cộng, sản xuất.
Kiến trúc Phật giáo của mỗi hệ phái có những điểm riêng biệt về bố cục tổng mặt bằng, thành phần các công năng, bố trí nội dung các công năng, chi tiết trang trí, tượng thờ, pháp khí…
Kiến trúc Phật giáo của các hệ phái tại Đắk Lắk, cũng như các loại hình công trình kiến trúc khác, là một chỉnh thể hữu cơ giữa các yếu tố. Vì vậy mọi công trình đều không thể thiếu. Chỉ có thể xếp theo thứ tự ưu tiên, tùy theo đặc điểm của các tự viện qua từng giai đoạn: Chánh điện, bếp – công trình phụ, nhà tăng, nhà giảng, cổng tam quan, các tượng lộ thiên, sân chính…
Biểu tượng đặc trưng trong kiến trúc của các hệ phái tại Đắk Lắk có sự tương đồng trong mỗi hệ phái và khác nhau giữa các hệ phái:
- Chùa Bắc tông: Biểu tượng Pháp luân được sử dụng phổ biến trên mái, phía trước, tại vị trí trung tâm của mặt chính ngôi chánh điện.
- Thiền viện: Biểu tượng Pháp luân được sử dụng phổ biến trên mái, phía trước, tại vị trí trung tâm của mặt chính ngôi chánh điện;
- Chùa Nam tông: Biểu tượng tháp hình chuông (stupa) được sử dụng phổ biến trên đỉnh mái, hoặc tại vị trí nhấn mạnh của chánh điện.
- Tịnh xá: Biểu tượng hoa sen với ngọn đuốc được sử dụng phổ biến trên nóc mái cao nhất của tịnh xá;
Về biểu tượng đặc trưng chung trong kiến trúc, để nhận diện được cơ sở thờ tự Phật giáo Việt Nam, hiện nay, chưa có ý kiến thống nhất chung.
Kết quả chương trình khảo sát ngày đầu tiên tại Đắk Lắk đã bước đầu gợi mở những đặc trưng kiến trúc (bố cục, không gian, cảnh quan, hệ thống tượng thờ) của các ngôi chùa của các hệ phái tại Đắk Lắk, đồng thời cũng cho thấy tính đa dạng trong kiến trúc của các hệ phái, vùng miền... Đây cũng là vấn đề mà chương trình khảo sát, tọa đàm vào ngày mai ngày 02/05/2021.
Một số hình ảnh của buổi khảo sát:
Tin &ảnh: Đông Triều - Nguyễn Phương
Ban TT-TT PG Đắk Lắk