210 463
Nguyễn Phương. 14:58:07 15-03-2019 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Lễ Động thổ, Tái thiết các công trình tại chùa Phổ Minh Tp.Buôn MaThuột

Lễ Động thổ, Tái thiết các công trình tại chùa Phổ Minh Tp.Buôn MaThuộtVừa qua, ngày 13/03/2019 (08/02/Kỷ Hợi) tại chùa Phổ Minh - 68 Nguyễn Cư Trinh, phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột đã long trọng tổ chức lễ động thổ, trùng tu các công trình của bổn tự.

Về chứng minh buổi lễ có: HT. Thích Giác Chí, thành viên Hội Đồng Chứng Minh TƯ, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh  Đắk Lắk; HT. Thích Châu Quang, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; TT. Thích Giác Tiến, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; Chư tôn Giáo phẩm dòng phái Vĩnh Nghiêm cùng chư Tôn đức Tăng, Ni thường trực BTS GHPGVN tỉnh, chư Tôn đức Tăng, Ni các  BTS, các chùa trong tỉnh; Chư tôn đức là Pháp huynh, Pháp đệ ở các tỉnh xa cũng đồng về tham dự buổi lễ.

Về phía chính quyền có: ông Y Dec H’ Đok, Chủ tịch MTTQVN tỉnh; ông Nghiêm Văn Chuẩn, Trưởng ban TG tỉnh;  ông Lê Văn Mạnh, Phó phòng An Ninh Đối Nội cùng với đại diện các ban ngành chức năng, quý vị lãnh đạo chính quyền địa phương phường Tự an và hơn 2000 Phật tử các giới về tham dự.

Sau khi cử hành các nghi thức hành chánh, thay mặt BTC, ĐĐ. Thích Trí Minh, Trụ trì chùa Phổ Minh đã đọc diễn văn khai mạc buổi lễ: Năm 1954, sau hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời  phân chia thành hai miền Nam-Bắc. Do hoàn cảnh khách quan của xã hội, một số đồng bào Phật tử miền Bắc phải ngậm ngùi rời bỏ quê cha đất tổ, rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn tự  bao đời, tha phương cầu thực ở miền Nam. Cũng trong làn sóng di cư này có một số chư tôn Thiền đức của Giáo hội Phật giáo Tăng- Già Bắc Việt, tiếp nối tâm nguyện của chư Tổ, phát nguyện vân du miền Nam Hoằng dương Phật pháp.

Trong số chư tôn Thiền Đức có hạnh nguyện cao cả ấy, nhị vị Hòa thượng Thích Tâm Châu và Thích Đô Lượng là tu sĩ Phật giáo Bắc Việt tiên phong phát nguyện lên Tây Nguyên lập trại định cư Phật giáo Hưng Đạo vào năm Ất Mùi – 1955, PL 2499; đặt viên gạch đầu tiên tân tạo chùa Phổ Minh TP.Buôn Ma Thuột để hướng dẫn đồng bào Phật tử miền Bắc tu tập, và để xiển dương bản sắc truyền thống văn hóa Phật giáo, vốn được kết tinh qua các triều đại Phật giáo hưng thịnh: Đinh – Lê – Lý – Trần.

Trải qua nhiều năm tháng ngôi chùa Phổ Minh cũng thăng trầm theo biến thiên lịch sử. Qua các đời trụ trì từ lúc khai sơn đến nay nhiều hạng mục đã xuống cấp cần phải trùng tu và một số hạng mục cần phải  xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đồng bào Phật tử.

Đại Đức Thích Trí Minh nhấn mạnh:  Nhìn lại 64 năm quá trình lịch sử thành lập và Hoằng dương Chính pháp của chùa Phổ Minh Tp.Buôn Ma Thuột, chưa phải là dài và cũng chưa phải là có những đóng góp đáng kể cho nhân sinh nếu so với bề dày lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo Việt Nam. Thế nhưng, mỗi một Tự, Viện PG là một đơn vị tế bào sống cấu thành cơ thể hoàn chỉnh của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Do đó, nếu vắng bóng những đơn vị tế bào sống này thì sẽ không bao giờ có các trang sử vàng son của Phật giáo Việt hơn 2000 năm ấy. Vì mỗi đơn vị PG vừa là nơi gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của Dân tộc, vừa là nơi sinh hoạt đời sống tâm linh cộng đồng, và là trung tâm truyền bá giao lý Phật đà. Ở bất cứ nơi đâu có sự hiện hữu của mái Chùa, sân Đình thì ở nơi đó các giá trị Chân – Thiện- Mỹ vẫn còn tồn tại. Thời gian qua chùa Phổ Minh tuy cơ sở vật chất chưa được đầy đủ nhưng Bổn tự luôn ý thức và sẻ chia với những người nghèo, người không may mắn trong cuộc sống theo đúng tinh thần Hiến chương GHPGVN “Đạo pháp – Dân tộc– Chủ nghĩa  - Xã hội”  

Sau lời huấn từ của chư tôn Giáo phẩm dòng phái Vĩnh Nghiêm, phát biểu của chính quyền là đạo từ của của HT. Thích Châu Quang : “ ở bất kỳ chốn nào có ánh sáng Từ bi và Trí tuệ của Đức Thế tôn soi chiếu thì ở nơi đó các tâm sở bất thiện như tham, sân, si sẽ bị loại trừ  cho nên để gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Dân tộc và để tạo nên một xã hội an sinh, hạnh phúc là làm thế nào tạo mọi điều kiện cho hạt giống Từ bi và Trí tuệ ấy được nảy mầm phát triển ngày thêm rực rỡ, huy hoàng từ các trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của đạo Phật trên khắp mọi miền đất nước. Có như vậy chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa câu ca dao: “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của tổ tông ”. Cũng như  những lợi ích của việc trùng tu một ngôi chùa để gieo những hạt giống thiện lành, đem đến sự an lạc và có nơi hướng về của Phật tử. 

Sau nghi thức hành chánh, là nghi lễ niêm hương, sái tịnh và chính thức đặt viên đá đầu tiên cho công trình trùng tu theo tiếng chú nguyện niệm kinh của Chư Tôn đức chứng minh và Phật tử.

Hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:






































Tin: Đức Huy, Ảnh: Ngọc Dũng - Nguyễn Phương
Ban TT-TT PG DakLak
 
Chia sẻ với bạn bè qua: