Dùng pháp quán này, chúng ta nương theo kinh Quán Vô lượng thọ mà quán tưởng về Cực lạc, về người tu ở đó, quán tưởng về Phật A Di Đà đang thuyết pháp. Đó chính là bước tiến phát huy được tâm linh của chúng ta, vì đã rời ngữ ngôn văn tự.
Phật tử chùa Huê Nghiêm trang nghiêm trong lễ vía Đức Phật A Di Đà hôm 31-12-2017 - Ảnh: Bảo Toàn
Vì vậy, hành giả tu pháp môn Tịnh độ có cái nhìn khác hơn người thường. Người thường thấy cảnh vật hiện hữu chung quanh, nhưng người quán tưởng niệm Phật, nhiếp tâm niệm Phật thì đi lần vào nội tâm, nên thế giới bên ngoài dần dần được đóng kín lại. Chính vì thế mà pháp môn Tịnh độ được xem là thù thắng, vượt ra ngoài Trì danh niệm Phật.
Thật vậy, từ từ đóng kín lại thế giới bên ngoài, thể nghiệm pháp niệm vô niệm là không sử dụng ngữ ngôn, sắc tướng, không niệm theo thanh trần bên ngoài; nhưng niệm này luôn có trong tâm chúng ta. Thực tu như vậy, thì thế giới Ta-bà phiền não nhiễm ô từ từ rơi rụng, không còn tác động tâm chúng ta. Các Phật tử nên suy nghĩ ý này.
Khi niệm Phật A Di Đà đến mức không còn nghe âm thanh chung quanh, không còn thấy cảnh vật chung quanh, thì đã đồng với pháp giải thoát mà Đức Phật dạy cho hàng Thanh văn tu hành để vào Niết-bàn là Không, vô tác, vô nguyện.
Chúng ta niệm Phật khởi đầu còn nghe trần duyên, kế tiếp nghe tiếng niệm Phật của mình và sau cùng, tiến đến trạng thái tâm trống không, an lạc, giải thoát; nghĩa là chúng ta niệm Phật A Di Đà cũng đã đi vào cửa giải thoát của Phật dạy cho hàng Nhị thừa.
Nếu bên trong chúng ta có hạt giống Tịnh độ, hay tịnh nhân, thì chính hạt nhân Tịnh độ ấy làm cho chúng ta phát sinh niềm tin có Phật A Di Đà, có thế giới Cực lạc của Ngài và có người vãng sanh. Cho nên khi trần duyên chấm dứt, thì hạt nhân Tịnh độ sẽ nảy mầm, trở thành cây sen ở ao thất bảo của thế giới Cực lạc. Như vậy, người niệm Phật tuy thân ở Ta-bà, nhưng tâm đã đặt vào ao thất bảo của Cực lạc. Ngài Huyền Giác diễn tả ý này là “Thê tâm An dưỡng hương”, tức thân còn ở Ta-bà, nhưng tâm chúng ta đã đem đặt ở Cực lạc của Phật A Di Đà.
Người đem tâm mình đặt ở Cực lạc, chắc chắn phải khác với người để tâm ở Ta-bà. Nếu quý vị tu, để tâm ở Ta-bà, thì những điều chướng tai gai mắt luôn xuất hiện trước mặt và tác động mình. Tu như vậy, đối với huynh đệ đồng sự, chúng ta không bằng lòng, từ cách ăn uống, cách đi đứng, cách nói năng, hay cách lễ lạy của bạn cùng tu đều làm chúng ta bực bội.
Để tâm Ta-bà mà tu Tịnh độ, chắc chắn không vãng sanh được. Hành giả tu Tịnh độ, dứt khoát phải chấm dứt tâm ở Ta-bà và đặt tâm vào Cực lạc. Tôi nghĩ Thân Loan đại sư đã thành tựu pháp niệm Phật và chúng ta cũng có thể tu được pháp này.
Nghiên cứu pháp môn Tịnh độ và trên bước đường thực tập niệm Phật, khi tôi hiện diện trong đại chúng, hoặc ở trong phòng, nhưng nhiếp tâm niệm Phật A Di Đà, tất cả cảnh vật trong phòng đều biến mất, cũng như âm thanh của đại chúng, tôi không còn nghe biết.
Phải đem tâm mình đặt vào Cực lạc và đặt tâm vào Cực lạc rồi, Ta-bà liền biến mất và Cực lạc hiện ra. Pháp môn này giúp chúng ta tu hành đốt giai đoạn, đi tắt, nên thù thắng là vậy; vì từ Ta-bà đến được thế giới Cực lạc mà không cần trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp để tu tất cả các pháp do Phật Thích Ca chỉ dạy.
Thật vậy, Đức Phật dạy rằng để đạt đến Niết-bàn, phải mất ba a-tăng-kỳ kiếp thành tựu tất cả các pháp và còn phải trải qua thêm một trăm kiếp nữa hành Bồ-tát đạo, cứu độ tất cả chúng sanh, mới thành tựu Phật quả. Nếu chúng ta theo con đường này, thì dẫu có đi trăm kiếp ngàn đời, không biết bao giờ mới đến được.
Chính vì sự khó khăn vô cùng của đường hiểm sinh tử mà chúng sanh khó vượt qua nổi, Đức Phật mới đưa ra pháp tu Tịnh độ nhằm giúp cho tất cả mọi người được giải thoát một cách nhẹ nhàng, bằng cách chỉ cần đem niềm tin sâu chắc của chúng ta đặt vào thế giới Cực lạc là cắt đứt niệm tâm ở Ta-bà ngay.
Nếu niềm tin yếu kém thì chẳng thể nào đến Cực lạc được; có thể ví niềm tin yếu ớt như chiếc hỏa tiễn không đủ sức mạnh, phóng chưa qua khỏi tầng không gian thì bị rớt xuống lại.
Thật vậy, khi chúng ta tĩnh tọa, hướng đến mục tiêu Cực lạc, dùng hết sức chánh niệm để phóng tâm qua Tịnh độ, vụt nhớ đến việc chưa làm, nhớ điều này điều nọ, là trở lại thực tế liền, giống như hỏa tiễn bị xì, rớt xuống. Bất giác này xảy ra trong đời tôi cả trăm lần. Nhưng chúng ta không nản lòng, mỗi lần rớt xuống, lại nỗ lực tìm nhiên liệu, tạo hỏa tiễn mới, tức cân nhắc, suy nghĩ xem tại sao tâm rớt trở lại Ta-bà, tại sao không về Cực lạc được. Vì vậy, tìm đọc thêm kinh điển, hay chú sớ của các bậc cao tăng; vì các ngài cũng từng trải qua những kinh nghiệm tu tập, để kiện toàn “phi thuyền Tâm” của chúng ta vượt qua được mười muôn ức thế giới mà đến Cực lạc.
Kinh Hoa nghiêm dạy rằng niềm tin là mẹ sanh ra các Đức Phật. Phải củng cố niềm tin cho thực vững chắc; vì nếu nhiên liệu không đủ, “phi thuyền Tâm” bay lên nửa chừng sẽ bị rớt xuống, nên chúng ta phải trang bị thực đầy đủ.
Xem tivi, chúng ta thấy phi thuyền đặt trên bệ phóng phải có những hỏa tiễn phụ bám chung quanh. Năm bộ kinh là Di Đà, Vô lượng thọ, Quán Vô lượng thọ, Hoa nghiêm và Lăng nghiêm ví như năm cái hỏa tiễn phụ được đặt chung vào một bệ phóng làm phương tiện tạo thành sức đẩy, để đưa “phi thuyền Tâm” chúng ta qua khỏi sức hút của Ta-bà. Lịch sử cho thấy các vị Tổ sư tu hành đều biết kết hợp nhuần nhuyễn các bộ kinh này để thăng hoa tâm linh.
Trên đường đi đến Cực lạc, cần Tịnh độ Ngũ kinh, nhưng qua khỏi không gian rồi, phải bấm nút bỏ hỏa tiễn phụ lại, tức bỏ kinh lại để tâm chúng ta nhẹ nhàng, không còn vướng bận bất cứ thứ gì, mới đến Cực lạc được. Ý này thường được diễn tả rằng qua sông rồi bỏ thuyền lại.
Ta-bà chấm dứt, chỉ có tâm thanh tịnh, tức tịnh nhân, mới vào ao thất bảo ở Cực lạc được. Còn có bất cứ khái niệm nào đều rớt trở lại trần gian này.
Và tâm ở Cực lạc rồi, chúng ta nghe được pháp âm của Phật A Di Đà; nghe kinh bằng tâm, không bằng ngôn ngữ, tâm ta thông qua tâm Phật. Tu hành đạt đến sở đắc này, lúc nào cũng nghe Phật thuyết pháp. Người về Cực lạc nghe Phật A Di Đà thuyết pháp bằng tâm và nghe rồi, liền ngộ Vô sanh nhẫn. Chỉ một lần nghe Phật thuyết pháp mà ngộ Vô sanh, trong khi bình thường A-la-hán tu phải mất ba a-tăng-kỳ kiếp mới chứng được Vô sanh.
Phải đến Cực lạc và nghe Đức Phật A Di Đà thuyết pháp bằng tâm mới chứng quả Vô sanh và từ Vô sanh lại hiện sanh, thì không rời An dưỡng quốc mà trở lại Ta-bà. Nói cách khác, tâm chúng ta vẫn an trụ Cực lạc, nhưng thân ở Ta-bà; bấy giờ, thân ở Ta-bà trở thành vệ tinh của Cực lạc, nên bắt được tín hiệu của Cực lạc, nghe được pháp âm của Phật A Di Đà.
Người có niềm tin ví như có máy vi tính nối mạng với toàn cầu, chỉ cần mở mạng là biết được thông tin trên khắp thế giới. Cũng vậy, người đắc đạo tuy ở Ta-bà, nhưng tâm an trụ Tịnh độ, nên nghe được Phật A Di Đà nói pháp và ai có nhân duyên tiếp xúc với họ, liền được an lạc giải thoát theo. Đó là sự kỳ diệu của hành giả thâm nhập Tịnh độ.
Trên bước đường tu, đòi hỏi chúng ta nhiếp tâm thì đến Cực lạc và tâm thanh tịnh được, trong lúc hành đạo ở Ta-bà, nhưng thân tâm và hoàn cảnh sống của chúng ta có sức thuyết phục, nhiếp hóa được mọi người. Đạt được thành quả như vậy, Phật mới dạy rằng mỗi người đi một phương để giáo hóa chúng sanh. Nhưng có người hiểu lầm ý này, vội đi giáo hóa, mà chưa giải thoát, thì không ai nghe theo, chỉ có phiền não phát sinh. Quan trọng là phải ngộ Vô sanh nhẫn, cuộc sống chúng ta thể hiện đạo giải thoát, người thấy thành quả tốt lành ấy mới giải thoát theo.
Thật vậy, từ từ đóng kín lại thế giới bên ngoài, thể nghiệm pháp niệm vô niệm là không sử dụng ngữ ngôn, sắc tướng, không niệm theo thanh trần bên ngoài; nhưng niệm này luôn có trong tâm chúng ta. Thực tu như vậy, thì thế giới Ta-bà phiền não nhiễm ô từ từ rơi rụng, không còn tác động tâm chúng ta. Các Phật tử nên suy nghĩ ý này.
Khi niệm Phật A Di Đà đến mức không còn nghe âm thanh chung quanh, không còn thấy cảnh vật chung quanh, thì đã đồng với pháp giải thoát mà Đức Phật dạy cho hàng Thanh văn tu hành để vào Niết-bàn là Không, vô tác, vô nguyện.
Chúng ta niệm Phật khởi đầu còn nghe trần duyên, kế tiếp nghe tiếng niệm Phật của mình và sau cùng, tiến đến trạng thái tâm trống không, an lạc, giải thoát; nghĩa là chúng ta niệm Phật A Di Đà cũng đã đi vào cửa giải thoát của Phật dạy cho hàng Nhị thừa.
Nếu bên trong chúng ta có hạt giống Tịnh độ, hay tịnh nhân, thì chính hạt nhân Tịnh độ ấy làm cho chúng ta phát sinh niềm tin có Phật A Di Đà, có thế giới Cực lạc của Ngài và có người vãng sanh. Cho nên khi trần duyên chấm dứt, thì hạt nhân Tịnh độ sẽ nảy mầm, trở thành cây sen ở ao thất bảo của thế giới Cực lạc. Như vậy, người niệm Phật tuy thân ở Ta-bà, nhưng tâm đã đặt vào ao thất bảo của Cực lạc. Ngài Huyền Giác diễn tả ý này là “Thê tâm An dưỡng hương”, tức thân còn ở Ta-bà, nhưng tâm chúng ta đã đem đặt ở Cực lạc của Phật A Di Đà.
Người đem tâm mình đặt ở Cực lạc, chắc chắn phải khác với người để tâm ở Ta-bà. Nếu quý vị tu, để tâm ở Ta-bà, thì những điều chướng tai gai mắt luôn xuất hiện trước mặt và tác động mình. Tu như vậy, đối với huynh đệ đồng sự, chúng ta không bằng lòng, từ cách ăn uống, cách đi đứng, cách nói năng, hay cách lễ lạy của bạn cùng tu đều làm chúng ta bực bội.
Để tâm Ta-bà mà tu Tịnh độ, chắc chắn không vãng sanh được. Hành giả tu Tịnh độ, dứt khoát phải chấm dứt tâm ở Ta-bà và đặt tâm vào Cực lạc. Tôi nghĩ Thân Loan đại sư đã thành tựu pháp niệm Phật và chúng ta cũng có thể tu được pháp này.
Nghiên cứu pháp môn Tịnh độ và trên bước đường thực tập niệm Phật, khi tôi hiện diện trong đại chúng, hoặc ở trong phòng, nhưng nhiếp tâm niệm Phật A Di Đà, tất cả cảnh vật trong phòng đều biến mất, cũng như âm thanh của đại chúng, tôi không còn nghe biết.
Phải đem tâm mình đặt vào Cực lạc và đặt tâm vào Cực lạc rồi, Ta-bà liền biến mất và Cực lạc hiện ra. Pháp môn này giúp chúng ta tu hành đốt giai đoạn, đi tắt, nên thù thắng là vậy; vì từ Ta-bà đến được thế giới Cực lạc mà không cần trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp để tu tất cả các pháp do Phật Thích Ca chỉ dạy.
Thật vậy, Đức Phật dạy rằng để đạt đến Niết-bàn, phải mất ba a-tăng-kỳ kiếp thành tựu tất cả các pháp và còn phải trải qua thêm một trăm kiếp nữa hành Bồ-tát đạo, cứu độ tất cả chúng sanh, mới thành tựu Phật quả. Nếu chúng ta theo con đường này, thì dẫu có đi trăm kiếp ngàn đời, không biết bao giờ mới đến được.
Chính vì sự khó khăn vô cùng của đường hiểm sinh tử mà chúng sanh khó vượt qua nổi, Đức Phật mới đưa ra pháp tu Tịnh độ nhằm giúp cho tất cả mọi người được giải thoát một cách nhẹ nhàng, bằng cách chỉ cần đem niềm tin sâu chắc của chúng ta đặt vào thế giới Cực lạc là cắt đứt niệm tâm ở Ta-bà ngay.
Nếu niềm tin yếu kém thì chẳng thể nào đến Cực lạc được; có thể ví niềm tin yếu ớt như chiếc hỏa tiễn không đủ sức mạnh, phóng chưa qua khỏi tầng không gian thì bị rớt xuống lại.
Thật vậy, khi chúng ta tĩnh tọa, hướng đến mục tiêu Cực lạc, dùng hết sức chánh niệm để phóng tâm qua Tịnh độ, vụt nhớ đến việc chưa làm, nhớ điều này điều nọ, là trở lại thực tế liền, giống như hỏa tiễn bị xì, rớt xuống. Bất giác này xảy ra trong đời tôi cả trăm lần. Nhưng chúng ta không nản lòng, mỗi lần rớt xuống, lại nỗ lực tìm nhiên liệu, tạo hỏa tiễn mới, tức cân nhắc, suy nghĩ xem tại sao tâm rớt trở lại Ta-bà, tại sao không về Cực lạc được. Vì vậy, tìm đọc thêm kinh điển, hay chú sớ của các bậc cao tăng; vì các ngài cũng từng trải qua những kinh nghiệm tu tập, để kiện toàn “phi thuyền Tâm” của chúng ta vượt qua được mười muôn ức thế giới mà đến Cực lạc.
Kinh Hoa nghiêm dạy rằng niềm tin là mẹ sanh ra các Đức Phật. Phải củng cố niềm tin cho thực vững chắc; vì nếu nhiên liệu không đủ, “phi thuyền Tâm” bay lên nửa chừng sẽ bị rớt xuống, nên chúng ta phải trang bị thực đầy đủ.
Xem tivi, chúng ta thấy phi thuyền đặt trên bệ phóng phải có những hỏa tiễn phụ bám chung quanh. Năm bộ kinh là Di Đà, Vô lượng thọ, Quán Vô lượng thọ, Hoa nghiêm và Lăng nghiêm ví như năm cái hỏa tiễn phụ được đặt chung vào một bệ phóng làm phương tiện tạo thành sức đẩy, để đưa “phi thuyền Tâm” chúng ta qua khỏi sức hút của Ta-bà. Lịch sử cho thấy các vị Tổ sư tu hành đều biết kết hợp nhuần nhuyễn các bộ kinh này để thăng hoa tâm linh.
Trên đường đi đến Cực lạc, cần Tịnh độ Ngũ kinh, nhưng qua khỏi không gian rồi, phải bấm nút bỏ hỏa tiễn phụ lại, tức bỏ kinh lại để tâm chúng ta nhẹ nhàng, không còn vướng bận bất cứ thứ gì, mới đến Cực lạc được. Ý này thường được diễn tả rằng qua sông rồi bỏ thuyền lại.
Ta-bà chấm dứt, chỉ có tâm thanh tịnh, tức tịnh nhân, mới vào ao thất bảo ở Cực lạc được. Còn có bất cứ khái niệm nào đều rớt trở lại trần gian này.
Và tâm ở Cực lạc rồi, chúng ta nghe được pháp âm của Phật A Di Đà; nghe kinh bằng tâm, không bằng ngôn ngữ, tâm ta thông qua tâm Phật. Tu hành đạt đến sở đắc này, lúc nào cũng nghe Phật thuyết pháp. Người về Cực lạc nghe Phật A Di Đà thuyết pháp bằng tâm và nghe rồi, liền ngộ Vô sanh nhẫn. Chỉ một lần nghe Phật thuyết pháp mà ngộ Vô sanh, trong khi bình thường A-la-hán tu phải mất ba a-tăng-kỳ kiếp mới chứng được Vô sanh.
Phải đến Cực lạc và nghe Đức Phật A Di Đà thuyết pháp bằng tâm mới chứng quả Vô sanh và từ Vô sanh lại hiện sanh, thì không rời An dưỡng quốc mà trở lại Ta-bà. Nói cách khác, tâm chúng ta vẫn an trụ Cực lạc, nhưng thân ở Ta-bà; bấy giờ, thân ở Ta-bà trở thành vệ tinh của Cực lạc, nên bắt được tín hiệu của Cực lạc, nghe được pháp âm của Phật A Di Đà.
Người có niềm tin ví như có máy vi tính nối mạng với toàn cầu, chỉ cần mở mạng là biết được thông tin trên khắp thế giới. Cũng vậy, người đắc đạo tuy ở Ta-bà, nhưng tâm an trụ Tịnh độ, nên nghe được Phật A Di Đà nói pháp và ai có nhân duyên tiếp xúc với họ, liền được an lạc giải thoát theo. Đó là sự kỳ diệu của hành giả thâm nhập Tịnh độ.
Trên bước đường tu, đòi hỏi chúng ta nhiếp tâm thì đến Cực lạc và tâm thanh tịnh được, trong lúc hành đạo ở Ta-bà, nhưng thân tâm và hoàn cảnh sống của chúng ta có sức thuyết phục, nhiếp hóa được mọi người. Đạt được thành quả như vậy, Phật mới dạy rằng mỗi người đi một phương để giáo hóa chúng sanh. Nhưng có người hiểu lầm ý này, vội đi giáo hóa, mà chưa giải thoát, thì không ai nghe theo, chỉ có phiền não phát sinh. Quan trọng là phải ngộ Vô sanh nhẫn, cuộc sống chúng ta thể hiện đạo giải thoát, người thấy thành quả tốt lành ấy mới giải thoát theo.
Nhân ngày vía Đức Phật A Di Đà, mong tất cả hành giả tu pháp môn Tịnh độ đặt tâm ở Cực lạc, học cách suy nghĩ, cách sống của Phật, Bồ-tát, La-hán, Thánh chúng Liên Trì hải hội, tâm hành giả được sáng tỏ theo sự giáo dưỡng của các Ngài. Sau đó, tâm hành giả quay trở về Ta-bà, làm nơi nương tựa an ổn, giải thoát cho mọi người thăng hoa đạo đức và tri thức.
HT. Thích Trí Quảng
Nguồn: Giacngo.vn
Nguồn: Giacngo.vn