Chùa Lợi Nhơn toạ lạc tại Thôn 3 – Xã Hòa Tiến – Huyện Krông Păk – ĐắkLắk. Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 34km về hướng đi Nha Trang.
- Địa điểm: Thôn 3 – Xã Hòa Tiến – Huyện Krông Păk – Đắk Lắk
- Năm Khai Sơn: 1962
- Người Sáng Lập: Phật tử địa phương
- Trụ trì hiện nay: Sư cô Thích Nữ Khánh Khiêm
- Hệ Phái: Bắc tông
- Các năm trùng tu: 1985, 1998, 2009
- Điện Thoại: 0938.034.484
|
|
Chùa Lợi Nhơn được thành lập từ năm 1962 trong thời kì di dân chế độ Ngô Đình Diệm, lúc bấy giờ dân đến lập nghiệp là dân Dinh Điền, đa số là Phật Giáo nên mới tạo dựng nên một ngôi chùa bằng mái tranh vách ván, làm nơi qui hướng tâm linh, bảo trì truyền thống tín ngưỡng dân tộc. Chùa được đặt tên là Lợi Nhơn từ đây, lấy theo tên của Dinh Điền Lợi Nhơn.
Từ lúc thành lập đến nay (2014) đã trải qua ba lần sửa chữa tạm thời, từ mái tranh vách đất, đến tường xây lợp ngói rồi lại lợp tôn. Lần thứ nhất sửa chữa vào năm 1985, lần thứ hai sửa chữa vào ngày 01/04/1998, lần thứ ba sửa chữa vào ngày 08/05/2009 (Kỷ Sửu) và cũng đã trải qua 5 đời Chánh Đại Diện.
- Đời thứ nhất là Nhiệm kỳ 1962 – 1965: do Phật Tử Phan Thanh Cần – PD:Nguyên Mẫn.
Cuối năm 1965 chiến tranh khốc liệt, chùa phải di dời ra xã Hòa An, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. Cùng dân cư đến đó sinh hoạt chung với chùa Phước An, được một thời gian thì Đại Đức Thích Huệ Hương chia ra làm hai, Phật Tử ở xã Hòa An sinh hoạt riêng được đặt tên là đơn vị Thiện Mỹ và Lợi Nhơn cùng Phật Tử lánh nạn sinh hoạt riêng, giữ nguyên tên đơn vị Lợi Nhơn. Đến khi chiến tranh ổn định, hòa bình lập lại, người dân quy tụ về chỗ cũ lo ruộng nương. Tạm thời sinh hoạt lại tại nơi chùa cũ rách nát do chiến tranh để lại.
- Đời thứ hai là nhiệm kỳ 1981 – 1983: do Phật Tử Nguyễn Sanh – PD: Trung Lưu.
- Đời thứ ba là nhiệm kỳ 1983 – 1997: do Phật Tử Trần Ngọc Hớn – PD: Nhuận Hảo.
Qua thời gian quay về chốn cũ để sinh hoạt tôn giáo. Vì ngôi chùa quá dột nát, gần như xuống cấp hoàn toàn. Đến năm 1985 Ban Đại Diện đã động viên, khuyến tấn đồng bào Phật Tử sở tại, tu sửa lại ngôi chùa bằng vách tường lợp ngói với chu vi là 48m
2. Từ đó mỗi ngày Phật Tử về chùa nhiều hơn, lúc bấy giờ thống kê hộ Phật Giáo hơn 100 hộ. Đến năm Canh Ngọ (1990) hình thành được Gia Đình Phật Tử, con cháu của Phật Tử đi chùa, nhưng không có Huynh trưởng để hướng dẫn các em, chỉ có quý bác đạo hữu trẻ biết chút ít Phật Pháp chia sẻ cho các em. Đến năm 1991 – 1992, Giáo hội mở lớp đào tạo Huynh Trưởng. Gia đình Phật Tử cử người đi học để về dạy dỗ các em. Từ đây gia đình Phật Tử bắt đầu vững mạnh, có những năm mùa Phật Đản cả Đoàn sinh và Huynh Trưởng lên đến 100 người. Đến năm 2004, các anh chị vì tạo lập gia đình riêng, cộng thêm nền kinh tế khó khăn, một số Huynh Trưởng phải tha phương cầu thực. Từ đó gia đình áo lam chỉ còn lại các em đoàn sinh. Tháng ngày trôi qua không người dẫn dắt, đến năm 2008 gia đình áo lam hoàn toàn tan rã.
- Đời thứ tư là nhiệm kỳ 1997 – 2002: do Phật Tử Nguyễn Minh Cảnh – PD: Nhuận Trí/
- Đời thứ năm là nhiệm kỳ 2002 – 2010: do Phật Tử Nguyễn Xuân Quế - Nguyên Nhỉ.
Nét văn hóa đặc trưng của chùa:
Tôn trí, thờ phượng theo truyền thống Bắc Tông.
Trong Chánh điện: Chính giữa tôn tượng Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, hai bên tả hữu là tượng Quan Thế Âm và Địa Tạng Bồ Tát.
Mặt tiền Chánh Điện, hai bên tả hữu tôn tượng ngài Hộ Pháp và Tiêu Diện Đại Sĩ. Một Đại Hồng Chung và một trống Bát Nhã.
Nhà Tổ chính giữa tôn tượng Tổ Sư Đạt Ma.
Ngoài sân, tôn trí tượng đài Quan Thế Âm lộ thiên.
Ban Văn Hóa & TTTT Phật Giáo Tỉnh Dak Lak